Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Từ nhà may mắn đến làng may mắn: chắp cánh cho trẻ đường phố và người tàn tật

Từ nhà may mắn đến làng may mắn: chắp cánh cho trẻ đường phố và người tàn tật

2010-12-23
Một nữ họa sĩ người Thụy Sĩ, đến Việt Nam năm 1992, rồi chạnh lòng trước cảnh bơ vơ đói khổ trẻ đường phố mà tự nguyện trở thành người mẹ người chị của những thiếu nhi bất hạnh và những anh chị em tàn tật cần sự giúp đỡ.

Hình do Cô Tim gởi RFA
Cô Tim tổ chức Lễ Giáng Sinh cho các em ở Nhà May Mắn.

Aline Rebeaud còn được gọi là Tim

Đó là Aline Rebeaud, là Tim, tên Việt Nam mà người thăm nuôi bệnh nhân đã đặt cho cô ây khi Tim nuôi em bé đầu tiên trong bệnh viện tim mạch. 3 tháng trời Tim chăm nuôi một em mồ côi  đã gặp ở nhà tâm thần. Như vậy từ khi xuất viện Tim đã có tên vn là Tim!, bên cạnh những trẻ em tàn tật, thất học, bịnh hoạn và nghèo khó mà cô đem về cưu mang trong tổ ấm Maison Chance,  Nhà May Mắn, ở thành phố Saigon. Mấy năm sau đó, cơ sở giáo dục và đào tạo Take Wings Center, Trung Tâm Chắp Cánh, thành hình dưới  đôi tay tháo vát và tình thương bao la mà Aline Rebeaud dành cho những trẻ kém may mắn không cùng màu da nước tóc với cô.

Từ Nhà May Mắn năm 1993, Trung Tâm Chắp Cánh  năm 2005, Làng May Mắn sẽ hoàn  tất năm 2011. Người phụ nữ trẻ có tên Việt Nam là Tim, có tấm lòng chan chứa tình cảm đối với người nghèo Việt Nam,  có giọng nói đặc chất Nam Bộ, có lòng tin vào ngày lành tháng tốt như người mình, cho biết ngày 20 tháng Giêng năm 2011 sẽ là ngày khánh thành Làng May Mắn:

Ngày 20 tháng Giêng là ngày tốt lành nhất. Theo phong tục Việt Nam là từ 6giờ 31 phút đến 8giờ 31 phút là giờ tốt để cúng, sao cho Làng May Mắn luôn luôn may mắn. Vì đang làm việc với nhà thầu, cũng là công ty xây dựng Việt Nam, họ làm việc rất tốt rất chuyên nghiệp, nhưng mà thấy là cũng phải coi ngày tháng cho nên phải làm. Rồi năm giờ rưỡi chiều mình sẽ tổ chức buổi khánh thành và mời khách, để mọi người đến nhà mình làm cái grand opening cho  Làng May Mắn.

Từ bước thứ nhất Nhà May  Mắn,  mà thoạt  đầu  những trẻ mồ côi và trẻ đường phố cùng trẻ  tàn tật  được đưa về,  thì Trung Tâm Chắp  Cánh, bước thứ nhì, là chỗ mà  mỗi ngày các em đến học tập và được đào tạo  một nghề chuyên môn để có thể làm việc nuôi thân 
Từ bước thứ nhất Nhà May  Mắn,  mà thoạt  đầu  những trẻ mồ côi và trẻ đường phố cùng trẻ  tàn tật  được đưa về,  thì Trung Tâm Chắp  Cánh, bước thứ nhì, là chỗ mà  mỗi ngày các em đến học tập và được đào tạo  một nghề chuyên môn để có thể làm việc nuôi thân:
Thực ra   mục đích chính của mình là làm sao giúp cho những người ngồi xe lăn, tức là tàn mà chưa phế, có được cuộc sống tương  đối tự lập, nói chung là có thể làm được gì với khả năng của họ thì họ mới cảm thấy vui vẻ, thấy không bị lệ thuộc người khác, họ thấy hạnh phúc và cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn.

Noel1-250.jpg
Cô Tim tổ chức Lễ Giáng Sinh cho các em ở Nhà May Mắn. Hình do Cô Tim gởi RFA.
Thì  trong mấy năm nay  rất nhiều người ngồi xe lăn được học văn hóa, học chữ. Đến giờ cũng có nhiều người,  mấy chục người luôn, ngồi xe lăn mà cũng kiếm được người yêu rồi lập gia đình.
Khi đã lập gia đình, cô Tim kể tiếp, những người đó xin ra ngoài  và thuê nhà trọ để ở. Thế nhưng:
Họ tiếp tục làm việc để kiếm sống nhưng không dễ, đưa họ về Trung Tâm Chắp Cánh là cái nơi của mình để họ có việc làm ổn định, cuối tháng có đầu lương thì họ có thể trả tiền nhà ở ngoài. Nhưng mà nhà họ thuê ở ngoài  thì chẳng có thiết kế cho sinh họat của người  ngồi xe lăn, nhà thì ở trên cao, phòng tắm cũng chẳng phù hợp vì có bậc  thang to, vòi nước thì rất là thấp rồi toa lét chỉ là một cái lỗ.

Thì  trong mấy năm nay  rất nhiều người ngồi xe lăn được học văn hóa, học chữ. Đến giờ cũng có nhiều người,  mấy chục người luôn, ngồi xe lăn mà cũng kiếm được người yêu rồi lập gia đình.
Đó là lý do thôi thúc cô Tim nghĩ đến việc xây dựng Làng May Mắn với bốn chục căn hộ thiết  kế cho người tàn tật mà sẽ khánh thành tháng Giêng năm tới.

Dự án chi phí cho Làng May Mắn

Theo sáng kiến của Tim,  chỉ ba mươi bốn căn hộ là đủ tiêu chuẩn cho một gia đình tàn tật.  Sáu căn còn lại,  cũng được  thiết kế cho người khuyết tật nhưng  không có nhà bếp,  sẽ được dành làm phòng vãng lai cho những  khách đi xe lăn trong nước hoặc nước ngoài khi ghé thăm Nhà May Mắn, Trung Tâm Chắp Cánh hoặc Làng May Mắn.
Như vậy, từ đầu năm tới, những ai ngồi xe lăn mà về Việt Nam thăm và cũng quan tâm công việc của Nhà May Mắn thì có thể thuê phòng trong Làng May Mắn. Đây là kế họach và cũng là thử thách mà Tim thổ lộ cô phải  đối diện:
Đúng ra là ngay bây giờ Tim vận động làm sao bảo đảm kinh phí của mình hàng tháng và hàng năm. Nếu một ngày nào đó

Cô Tim và một cháu bé ở Làng May Mắn
Cô Tim và một cháu bé ở Làng May Mắn. Courtesy Aline Rebeaud
Tim bịnh hay một ngày nào đó xảy  ra là không còn Tim thì ai sẽ làm chuyện này? Tim nghĩ  về lâu về dài mình cần cái thu nhập từ Việt Nam. Đúng là mấy cái phòng này cũng tạo thu nhập tại địa phương .
Như vậy, từ đầu năm tới, những ai ngồi xe lăn mà về Việt Nam thăm và cũng quan tâm công việc của Nhà May Mắn thì có thể thuê phòng trong Làng May Mắn. Đây là kế họach và cũng là thử thách mà Tim thổ lộ
Có phải quí vị sẽ hỏi không lẽ  chi phí của cà một Làng May Mắn chỉ trông chờ vào sáu căn phòng cho thuê hay sao? Thưa không, vì theo tính toán của Tim, còn phải bảo đảm công ăn việc làm cho những hộ tàn tật để đến lượt họ có khả năng đóng góp một số tiền nhà khả dĩ cho Làng May Măn, điều mà cô coi như một thử thách.
Bên cạnh đó, một cách khác để kiếm thêm tài chánh cho Làng May Mắn là :
Và trong Làng May Mắn thì mình cũng có xây một quán ăn. Trong năm vừa rồi có gởi một số em mồ côi và một số em đường phố đi học về khách sạn và nhà hàng. Sau này họ chính là những người  quản lý nhà hàng đó.

Trong Làng May Mắn thì mình cũng có xây một quán ăn. Trong năm vừa rồi có gởi một số em mồ côi và một số em đường phố đi học về khách sạn và nhà hàng. Sau này họ chính là những người  quản lý nhà hàng đó.
Ngôi nhà ngay  mặt tiền của Làng May Mắn   không chỉ là nhà hàng mà nhà đó có ba lầu. Lầu trệt là nhà hàng, trên lầu một là căng tin và buổi trưa mấy em sẽ ăn ở đó. Rồi trên lầu ba sẽ có một quán cà phê và cũng sẽ có một số trò chơi giải trí chẳng hạn như bi da . Người ta cũng có thể sử dụng Internet .
Hy vọng với mấy dịch vụ đó mình cũng có thêm thu nhập. Trước mắt là sao cho dự án mới của mình không phát sinh chi phí thêm  mà lại có thể lo chi phí cho cái làng này.
Bây giờ mình đang tính lại coi tiền nhà làm sao phải phù  hợp với túi tiền của họ. Trước mắt những người  trong làng đó là đang làm việc cho mình. Họ không  phải là ở miễn phí mà phải trả một phần nào đó thì mình phải làm sao cho phù hợp với lương bổng của họ. Mình cũng muốn mở rộng và giúp cho người  khuyết tật làm ăn được thì mình mới yên tâm. Cho nên cũng là một thử thách đó.

Con đường đi của Làng May Mắn sẽ không dừng ở đây

Câu chuyện về Làng May  Mắn của cô Tim, tức Aline Rebeaud, đến với quí vị ngày vào ngày Christmas Eve, tức ngày vọng Giáng Sinh. Từ một tuần trứơc, dù bận rôn công việc vì mới trở về từ chuyến công tác Châu Âu, cô Tim đã nghĩ ngay tới chương trình Noel cho các thành viên lớn nhỏ trong  Nhà May Mắn và Trung  Tâm Chắp Cánh:
Đến giờ mình đã có danh sách tặng  quà cho anh em trong nhà, anh em đã từng ở nhà mình, tập trung lại cũng đông mà thường mỗi năm là một trăm rưỡi người đón Noel .
Ngoài  ra thì mình cũng giúp cho trẻ nghèo tại địa phương. Năm nay cũng may mắn là có công ty này rồi sinh viên của

Căn Nhà May Mắn đang chuyển thành Làng May Mắn.
Căn Nhà May Mắn đang chuyển thành Làng May Mắn.
trường đại học kia, họ cũng đến với nhà mình để tổ chức Noel. Họ cũng giúp vui rồi tổ chức văn nghệ. Có một nhóm từ  thiện cũng đến chia sẻ và tặng quà cho mấy em.
Ngoài  ra thì mình cũng giúp cho trẻ nghèo tại địa phương. Năm nay cũng may mắn là có công ty này rồi sinh viên của trường đại học kia, họ cũng đến với nhà mình để tổ chức Noel. Họ cũng giúp vui rồi tổ chức văn nghệ.
Được hỏi  cô có vui, có hài lòng với những việc mình đã làm được không, người phụ nữ  trẻ, vốn là một họa sĩ Tây Phương,  nhưng ẩn chứa bên trong một tâm hồn Việt Nam, chia sẻ:
Vui thì thấy cũng vui vì có người chia sẻ với mình việc này. Còn nói là hài lòng thì sao mà hài lòng cho được khi mà  ngoài  đường còn có nhiều người không có nơi nương tựa mình cũng chưa giúp đỡ gì, chưa có đủ đâu. Tim thấy càng làm càng nhiều việc thì càng phải  tiếp tục đeo đuổi cái mục đích đó.
Và khi được gợi ý là Giáng Sinh có làm cô nhớ nhà, nhớ những phút sum vầy đầm ấm bên gia đình, Tim nói bây giờ trái tim của cô đang ở Việt Nam chứ không phải ở Thụy Sĩ:
Cũng có người mới hỏi thì Tim trả lời là Tim nhớ Việt Nam, nhớ Nhà May Mắn chứ không phải nhớ Thụy Sĩ đâu. Sau hai tháng  đi nước ngoài mà về thì  cũng lu bu với chương trình Làng May Mắn. Quan trọng  nhất là về thì gặp lại mấy đứa con  mấy anh em cũng là gia đình của mình rồi.  Về nhà thì vui chứ.

Vui thì thấy cũng vui vì có người chia sẻ với mình việc này. Còn nói là hài lòng thì sao mà hài lòng cho được khi mà  ngoài  đường còn có nhiều người không có nơi nương tựa mình cũng chưa giúp đỡ gì, chưa có đủ đâu. Tim thấy càng làm càng nhiều việc thì càng phải  tiếp tục đeo đuổi cái mục đích đó.
Thực ra Tim không phải là người theo  đạo. Noel là ngày ra đời của Giêsu Kitô phải không? Tim không rành lắm,  chỉ hiểu một việc là ông  dạy mọi người phải biết chia sẻ phải biết nghĩ đến người  khác.Hy vọng cuối năm người  ta cũng nhớ đến cái thông điệp đó. 
Tim nghĩ nếu  mọi người  chia bớt một chút những gì họ có thì họ sẽ làm nhiều người  khác hạnh phúc, thứ hai họ có thể hiểu thêm rằng mình cho cũng là nhận đó.
Vừa rồi là những lời tâm sự của Tim, người sáng lập  Maison Chance, Nhà May Mắn, cho trẻ mồ côi, trẻ đường phố cũng như trẻ   tàn tật , rồi  cố gắng chắp cho các  em đôi cánh vào đời bằng Trung Tâm Chắp Cánh, Take Wings Center, tiếp nối là Làng May Mắn  Village Chance sẽ khánh thành tháng Giêng năm tới.
Thanh Trúc xin phép tạm ngưng câu chuyện Đời Sống Người  Việt Khắp Nơi ở phút này.  Giáng Sinh đang về gần, thật gần, rồi sẽ tới  giây phút vô cùng thinh lặng nửa đêm trên địa cầu,  chân thành kính chúc quí vị  một mùa  lễ  Noel lành thánh  bình an .
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi  sẽ trở lại thứ Năm tuần tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét