Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Hình Thư: Sửa đổi Hiến Pháp và lời cảnh báo


LCST: Chúng tôi nhận được bài biết của bạn Hình Thư, với mối quan tâm vấn đề thời sự lớn nhất là Việc nhà nước kêu gọi nhân dân trong và ngoài nước đóng góp sửa đổi Hiến Pháp 1992 cho phù hợp với thời gian, giống như sơn phết lại bề ngoài một chiếc bình cho mới, nhưng chất men rượu bên trong thì cũng như cũ. Nhà nước muốn giữ điều 4 và muốn Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam. Bạn Hình Thư có lời cảnh báo cho "đảng ta"....

Chiều 29.12.2012, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức Họp báo để triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo. Đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm: Lời nói đầu, chế độ chính trị; quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ tổ quốc; bộ máy Nhà nước, hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Thời gian lấy ý kiến sẽ được bắt đầu từ ngày 2.1 đến hết ngày 31.3.2013.

Mục tiêu của Đảng Cộng Sản lần này là thực hiện một thương vụ lừa đảo cuối cùng trước khi chế độ độc tài sụp đổ. Hòng kéo dài thêm chuỗi ngày tồn tại của một chế độ phi nhân và bịp bợm, làm gia tăng sự đau khổ và mòn mỏi của người dân trên con đường “quá độ” đi lên chủ nghĩa Cộng Sản.

Theo đó, họ cho rằng “Điều 4” Hiến pháp năm 1992 đã quy định về vai trò của Đảng nên giữ nguyên. Lần này, dự thảo sửa đổi có bổ sung cho phù hợp với Cương lĩnh, đó là quy định về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, xã hội; chịu sự giám sát của nhân dân và xã hội về sự lãnh đạo của mình. Vậy là điều mọi người quan tâm nhất đã chẳng có thay đổi gì cả: ấy là vẫn giữ nguyên chế độ độc tài, tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng Sản.

Ban đầu nhà nước quy định thời gian lấy ý kiến kiến sửa đổi Hiến Pháp là ba tháng. Họ dự tính rằng thời gian này người dân bận bịu đón tết nguyên đán, sau đó là lễ hội tháng giêng, vì vậy mà chẳng ai quan tâm tới việc đóng góp ý kiến cả. Nhân đó, đảng sẽ tổ chức tuyên truyền một cách hình thức thông qua hệ thống chính trị, và kết thúc là một bản Hiến Pháp mới như một chiếc còng số 8 được sơn phết lại cho đẹp.

Nhưng họ đã nhầm, lần này thì khác những lần trước. Các nhân sĩ trí thức và mọi tầng lớp nhân dân đã không còn để nhà nước muốn làm gì thì làm. Nhiều bản kiến nghị đòi thay đổi chế độ chính trị, đòi quyền tự do dân chủ đã được gửi đến Ủy ban dự thảo Hiến Pháp. Trước tình hình đó, đảng Cộng Sản đã vội vã gia hạn thêm thời gian đóng góp ý kiến là 6 tháng (đến tháng 9/2013). Khi làm như vậy họ cũng không có thực tâm gì, chỉ là muốn mị dân mà thôi. Vì dao đã nắm đằng chuôi, kết quả cuối cùng vẫn là do họ quyết định. Việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến Pháp đến từng hộ gia đình theo cách mà họ làm cũng chẳng khác gì việc họ đi thu tiền phân bón, điện nước, hay thu tiền đóng góp quỹ người nghèo cả. Xưa nay đều như vậy, lần nào cũng thắng lợi rực rỡ, chưa có trật bao giờ.


Vì vậy cho nên, chúng tôi gửi tới Đảng Cộng Sản lời cảnh báo rằng: Lần này hãy thực tâm thay đổi, chớ tiếp tục lừa dối và ép buộc nhân dân. Hãy để người dân tự quyết định vận mệnh của mình, quyết định tương lai lịch sử. Hậu quả sẽ khôn lường nếu họ tiếp tục duy trì chế độ độc tài, đưa đất nước đi theo con đường vô định là “Cộng Sản chủ nghĩa”. Sự chịu đựng của người dân cũng có giới hạn, không ai có thể chấp nhận sự lừa dối vô hạn định của một chế độ cầm quyền.
Đảng Cộng Sản hãy tự lột xác, nếu không họ sẽ bị người dân lột xác.

 

Hình Thư
17/3/2013

Tân Giáo Hoàng thản nhiên trước cơn thịnh nộ của Bắc Kinh

Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 19/03/2013
Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 19/03/2013
REUTERS/Stefano Rellandini

Tú Anh
Tổng thống Đài Loan đến Roma tham dự lễ đăng quang tân Giáo Hoàng làm Bắc Kinh tức giận và tẩy chay Thánh lễ. Trong cuộc trắc nghiệm ngoại giao đầu tiên này, Trung Quốc đụng phải thái độ khoan hòa, nhưng cứng rắn của tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ, một tu sĩ Achentina giàu kinh nghiệm sống trong chế độ áp bức.

Trong số hơn 130 quốc khách dự lễ đăng quang của tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ không có đại diện của Bắc Kinh.
Tuần trước, khi được tin tổng thống Mã Anh Cửu chuẩn bị sang Ý tham dự thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh kêu gọi : « Trung Quốc hy vọng Vatican sẽ có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện quan hệ song phương ». Bắc Kinh muốn qua thông điệp này thúc giục Tòa thánh hủy bỏ lời mời lãnh đạo Đài Loan. Trước đó vài hôm, ngay khi Giám mục điạ phận Buenos Aires Jorge Bergoglio được Cơ Mật viện bầu làm Giáo Hoàng, Trung Quốc đã lập tức gửi thông điệp : « Hy vọng dưới sự lãnh đạo của tân Giáo Hoàng, Vatican sẽ chọn thái độ mềm dẻo và thực dụng » đối với Trung Quốc.
Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ với Vatican từ năm 1957 sau khi Tòa Thánh công nhận Đài Loan, trong bối cảnh tại Hoa Lục, chế độ Mao Trạch Đông đàn áp tín đồ Thiên chúa và thành lập giáo hội Nhà nước độc lập với Vatican.
Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã gửi một thông điệp « lịch sử » đến giáo dân Trung Quốc và đề nghị một giải pháp dung hòa « chung sống hòa bình » : Giám mục phải do Vatican bổ nhiệm đổi lại Tòa Thánh tôn trọng các quyết định chính trị của chính quyền. Tổng giám mục Hồng Kông, Đức cha Trần Nhật Quân, sau khi về hưu, xác nhận Tòa Thánh sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Đài Loan, với điều kiện Trung Quốc tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong phương án thỏa hiệp này.
Trong 8 năm vừa qua, có lẽ để tỏ thiện chí với Bắc Kinh, Tòa Thánh không đón tiếp một lãnh đạo Đài Loan nào, mặc dù hai bên có quan hệ ngoại giao. Chuyến viếng thăm sau cùng diễn ra vào năm 2005, khi tổng thống Trần Thủy Biển sang dự tang lễ cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị.
Tuy nhiên, thay vì đón nhận bàn tay của Tòa Thánh, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hoạt động của Giáo hội thầm lặng và tìm cách xây dựng một giáo hội Nhà nước , bổ nhiệm Giám mục trung thành với đảng Cộng sản. Quan hệ đôi bên, do vậy, đã căng thẳng thêm khi Bắc Kinh không cho Vatican bổ nhiệm Giám mục.
Giờ đây, để tỏ thái độ bất bình về sự kiện Tổng thống Đài Loan sang thăm Vatican, Trung Quốc, một mặt, tẩy chay Thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, mặt khác, phản đối chính phủ Ý đã cấp visa cho ông Mã Anh Cửu.
Tuy nhiên, cơn thịnh nộ của Bắc Kinh chạm phải phản ứng vừa nhẹ nhàng, vừa mô phạm của tân giáo triều. Phát ngôn viên Vatican, cha Federico Lombardi, nhấn mạnh là Nhà Thờ « không bao giờ mời ai dự thánh lễ, không lựa chọn khách thăm viếng, cũng như không xem ai có đặc quyền ». Thái độ bất lực của Bắc Kinh được cha Bernado Cervellera, Giám đốc hãng tin Công giáo Asia News chuyên về thông tin châu Á phân tích như sau : « Phản ứng của Trung Quốc giống như một đĩa hát rè, nó che dấu thực tế là họ không biết phải làm gì, bản thân họ cũng lúng túng trong chuyện bầu bán » lãnh đạo trong suốt tuần vừa qua.
Theo Giám đốc Asia News thì tân Giáo Hoàng Phanxicô có đủ « bản lãnh và kinh nghiệm để xử lý các hồ sơ liên quan đến bang giao giữa Vatican và châu Á ». Là tu sĩ trải qua nhiều thập niên trong chế độ quân phiệt và chăm lo cho dân nghèo, tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo được « người Á châu cảm nhận là một người gần gũi với mình ».


BỆNH VÔ CẢM

 

     Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn, làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân, mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

    Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

    Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ, mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?

    Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện.

     Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người "không dại gì", và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

    Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác? Người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải ? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa… Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

    Chúng ta biết, bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc, mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

    Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

    "Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng, căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biệt vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta! Hãy đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội! ./.

Tường thuật trực tiếp Buổi trao giải thưởng Báo Chí 2013 của Tổ Chức Index of Censorship tại Luân Đôn. 
 
Friends of Viettan sẻ tiến hành tường thuật trực tiếp Buổi trao Giải Thưởng Báo Chí 2013 tại Luân Đôn trong đó có ứng cử viên Blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam. Ngày thứ Năm 21/03/2013 vào lúc 01:30 AM đến 04:00 AM (theo giờ Việt Nam) hay 18:30 PM đến 21:00 PM (theo giờ London).  
 
Giải thưởng Báo Chí 2013 của Index of Censorship (có trụ sở chính tại London - Anh Quốc). Giải thưởng này được bảo trợ chính bởi Báo The Guardian & Google... Danh sách cuối cùng gồm 4 người Kostas Vaxevanis (Hy Lạp), Mosireen (Ai Cập), Blogger Tạ Phong Tần (Việt Nam) & Sadiye Eser (Thổ Nhĩ Kỳ). Ngày 21/03/2013 tại London, Index of Censorship sẻ tổ chức buổi lễ công bố người thắng giải của năm nay. Rất có thể Blogger Tạ Phong Tần một lần nữa sẻ được các Tổ chức Quốc Tế vinh danh. 
 
Mọi người có thể theo dõi diễn tiến của buổi trao Giải Thưởng trên trang FoVT. Chúng tôi sẻ cố gắng cập nhật hình ảnh & diễn biến của buổi trao giải nhanh nhất có thể

Kostas Vaxevanis, Greek journalist

The arrest of Greek investigative journalist Kostas Vaxevanis on 28 October 2012, just days after he published a list of more than 2,000 suspected tax evaders, drew international condemnation.
He was found not guilty of breaking data privacy laws in November 2012, but the Athens public prosecutor subsequently ordered a retrial. If he is sentenced, he faces up to two years’ imprisonment or a fine.
Vaxevanis published the so-called “Lagarde List” of wealthy Greeks with Swiss bank accounts in his weekly magazine Hot Doc in October 2012. The list is named after IMF head Christine Lagarde, who handed it over to her Greek counterpart in 2010 when she was French finance minister.
Successive Greek governments have failed to prosecute a single person on the list or any other high-profile individual for tax evasion. Vaxevanis argues that publication of the list was in the public interest. He told the Guardian: “The country is governed by a poisonous combination of politicians, businessmen and journalists who cover one another’s backs … Had it not been for the foreign media taking such an interest in my own story, it would have been buried.”
Dimitris Trimis, head of the Athens Newspaper Editors Union, told the BBC that the pressure on press freedom in Greece was the most intense of his career. Before Vaxevanis’ arrest two state TV presenters were taken off air after discussing a minister’s response to claims by anti-fascist demonstrators that they had been tortured by the police.
Soon after Vaxevanis’ arrest, journalist Spiros Karatzaferis was detained after announcing he would leak damaging documents about the country’s faltering economy. “The government feels insecure,” Trimis said. The only way it feels it can convince society of its policies is to try to manipulate the media through coercion.
Photo: Demotix / Kostas Pikoulas

Mosireen, Egyptian citizen media collective

Founded in Egypt in early 2011, the Mosireen Collective sought to support and promote the growing wave of citizen journalism that had emerged in the lead-up to the ousting of Hosni Mubarak, when members of the public captured the protests and police brutality on their mobile phones.
Working as facilitators, producers and archivists, Mosireen provide both online and offline space to share this wave of citizen news and people’s perspectives with the wider world.
Whilst none of the Mosireen founders were journalists by profession – they come from a variety of other disciplines, from urban planning to graphic design and mechanics – they recognised the importance of the independent media voices emerging from the revolution.
Mosireen’s media centre in Cairo is a community-supported space, and although professionals also use the centre, the focus is on providing ordinary people with skills, equipment, and know-how. The collective has since trained several hundred people with the output of their work available to download, stream, screen and distribute for free on a non-commercial basis. Footage from the archive is also regularly screened at Tahrir Cinema, a free open-air cinema off Tahrir Square (pictured). It continues to film the on-going discontent to this day.
Mosireen – a play on the Arabic words for “Egypt” and “determined” – also holds regular public events and talks in its workspace in downtown Cairo. The opportunity for the public to get involved in all aspects of production allows for an unprecedented level of interactivity in the creation of Egyptian history. All of which is in line with another of Mosireen’s objectives: to counter the narratives put forward by state-owned media through the presentation of multiple viewpoints.

Ta Phong Tan, imprisoned Vietnamese blogger

Ta Phong Tan is one of three Vietnamese bloggers, collectively calling themselves the ‘Club for Free Journalists’, at the centre of a draconian clampdown by the country’s authorities. Vietnam is one of the world’s most restrictive countries for freedom of speech and the press. Only China, Eritrea and North Korea come lower on RSF’s press-freedom index.
Tan (pictured) and her fellow bloggers were arrested in September 2012 and charged with ‘conducting propaganda against the state’ in articles that allegedly ‘distorted and opposed’ the Vietnamese government.
In fact in over 700 articles on Tan’s blog Cong Ly va Su That (‘Justice and Truth’) she exposed the extent of corruption in the country. She covered a broad range of social issues, including the maltreatment of children, corruption, unfair taxation and illegal land confiscations by local party officials.
Before becoming a journalist, Tan worked as a police woman in Hanoi, giving her an insight into the workings of the system. On 4 October 2012, after a trial lasting just one day, Tan was sentenced to spend the next ten years in jail, with an additional five years of house arrest upon release. She refused to plead guilty.
This month a court in Vinh in Nghe An province, northern Vietnam, sentenced 14 activists, many of them bloggers, to up to 13 years in jail followed by several years of house arrest. The BBC reported that their convictions relied on loosely worded national security laws — in this instance article 79 of the penal code, which vaguely prohibits activities aimed at overthrowing the government. The Committee to Protect Journalists reported that state officials had beaten and stripped online reporter Nguyen Hoang Vi while detained by Ho Chi Minh City police.
“These shocking prison sentences confirm our worst fears — that the Vietnamese authorities have chosen to make an example of these bloggers, in an attempt to silence others,” Rupert Abbott, Amnesty’s researcher on Vietnam, told the New York Times, adding that freedom of expression in the country was “dire and worsening.”
Before the trial began, Tan’s mother killed herself in a self-immolation protest against the treatment of her daughter, and the violence, harassment and threats of deportation levelled against the family.

Sadiye Eser and Turkey’s imprisoned journalists

Sadiye Eser (pictured) who writes for the leftist daily Evrensel (Universal) Newspaper, was arrested on 10 December and is still being held. The most recent reports claimed she is now likely to be being held at Bakirkoy Women’s prison.
Police asked Eser about political rallies she had covered as a journalist, as well as the notes she had kept on them, according to a statement by the Journalists’ Union of Turkey.
Broadly worded anti-terror and penal code statutes allow the authorities to conflate coverage of banned groups and special investigations with outright terrorism or other anti-state activity.
These statutes ” make no distinction between journalists exercising freedom of expression and [individuals] aiding terrorism,” said Mehmet Ali Birand, an editor with the Istanbul-based station, Kanal D, speaking to Committee to Protect Journalists (CPJ).
Censorship in Turkey remains endemic. CPJ estimated that Eser’s detention brought to 50 the number of people in jail for journalistic activity in the country. Other organisations suggest the number is even higher. Turkey currently is ahead of even Iran and China in the number of journalists it is known to have in prison.
There is also more widely a chilling atmosphere for free expression and press freedom in Turkey leading to sackings of journalists and self-censorship: as the European Commission said in its 2012 progress report on Turkey: “On a number of occasions journalists have been fired after signing articles openly critical of the government. All of this, combined with a high concentration of the media in industrial conglomerates with interests going far beyond the free circulation of information and ideas, has a chilling effect and limits freedom of expression in practice, while making self-censorship a common phenomenon in the Turkish media.” They also point out that 16641 cases in total were pending against Turkey at the European Court of Human Rights in September 2012. In March 2012, Orhan Pamuk, a Turkish writer and Nobel laureate, was charged and fined for a statement in a Swiss newspaper that “we have killed 30,000 Kurds and one million Armenians.”

Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3


Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3, Radio CTM trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn bất đồng chính kiến
đang bị cầm tù Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng) và được bà cho biết cảm nghĩ về người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện tại.

 

Radio CTM cũng nhân dịp nầy lần lượt vinh danh các phụ nữ Việt Nam khắp mọi miền đất nước đã và đang xả mình dấn thân
vì một tương lai tốt đẹp hơn cho Dân Tộc, trong đó có bản thân và gia đình mình.

http://youtu.be/8zs__09FSOg

TRUNG QUỐC KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI CHUẨN BỊ CÔNG BỐ:

 
Trong lúc cả nước đang thờ ơ chủ quan rằng Cộng sản Việt Nam còn gìn giữ độc lập cho đất nước…?
VIỆT PRESS INTERNATIONAL Thứ Ba, 05/03/2013, 12:05 (GMT+7)
Thực chất, việc đưa ra chiêu bài sửa đổi hiến pháp là do Trung Cộng chỉ đạo trong kế họach chuẩn bị tổ chức lại hoàn toàn guồng máy chính trị CSVN để biến Việt Nam thành “Đặc Khu Hành Chính” (Special Administrative Region – SAR) của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, như qui chế “Một Quốc Gia Hai Chế Độ” đã thực hiện tại Hồng Kông và Macau.
Trong kế họach này có những việc nhất thiết phải xảy ra:
1-Qua cuộc họp Quốc Hội kỳ này, Trung Cộng sẽ công bố tập đoàn lãnh đạo mới của họ.
2-Trung Quốc sẽ tái phối trí các thành phần lãnh đạo cho Việt Nam, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội sẽ thay thế Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc bầu cử phi-dân-chủ.
3-Việt Nam sẽ ngưng tất cả các hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và giới hạn quan hệ quốc tế.
4-Sự đặt mua vũ khí từ Nga và trở lại của Nga ở Vịnh Cam Ranh là để ngăn chặn Hoa Kỳ.
5-Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã mất khả năng chiến đấu và hoàn toàn lệ thuộc Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.
6-Những thành phần thân Mỹ sẽ bị lọai khỏi chính quyền CSVN, Nguyễn Tấn Dũng và lâu la sẽ ra nước ngoài xin tị nạn, những số tiền tham nhũng kếch sù lên hàng trăm tỉ đô la bị các ngân hàng do Trung Cộng kiểm soát đóng băng và giam giữ không cho xuất ngân.
7-Chế độ công an trị sẽ ngự trị trên nhân dân Việt Nam, tất cả các dân quyền, nhân quyền đều bị chà đạp.
8-Trung Cộng tiếp tục chính sách bành trướng ở Biển Đông, cấp visa di dân tự do cho người Trung Hoa đến Việt Nam chiếm đóng, lập nghiệp, và cấm ngư dân Việt Nam ra khơi đánh cá để nắm bao tử của cả nước Việt Nam.
9-Hoa Kỳ mặc cả với Trung Quốc, không trở lại chiến trường Việt Nam, nếu cần thiết sẽ có biện pháp chia đôi Việt Nam, Hoa Kỳ thành lập một quốc gia mới từ Đà Nẳng trở vô.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013


The week in Tech: 5 must-know things

This week we previewed new changes to Facebook, celebrated the return of beloved video game franchises and talked to one of the stars of Oz: The Great and Powerful. Here's what you need to know about the week in Tech.
1) Facebook changes News Feed to get more visual
Facebook introduced yet another update to the News Feed on Thursday. The revamped News Feed has bigger photos, richer videos and a "switcher" tool bar that lets users flip between different sections such as music and games.
Facebook members can also expect to see more ads on their News Feed. Facebook CEO Mark Zuckerberg said he hopes this update will attract more businesses to advertise on the site.
Expect to see the updated News Feed on the Web, smartphone app and tablet app sometime in the next few weeks.
2) "SimCity" returns
The hugely popular computer game series SimCity is back, but not without several glitches.
SimCity, which first made its debut 25 years ago, lets users create cities with roads, buildings and residents. As "mayor," you are also tasked with handling each city's issues, including taxes, pollution, crime and natural disasters.
Marc Saltzman gave the game a test run earlier this week and said the game "will no doubt satisfy longtime fans of the series and new players alike." Notable upgrades include a multiplayer mode and better graphics, but users need an Internet connection to play, even in single-player mode.
SimCity launched on Tuesday, but has been plagued by connectivity issues that prevented users from creating and managing their cities. Game developer Maxis told users later in the day that they are working to address the issues.
Our take: We're glad SimCity is back, but we hope players can soon start enjoying the game without constant interruption.
3) Video game roundup
SimCity wasn't the only video game to get a reboot this week. Lara Croft has made a "triumphant return" with Tomb Raider, a game that USA TODAY's Brett Molina calls "a fantastic adventure and arguably one of the year's best games thus far."
This installment of Tomb Raider resets the timeline on the franchise. Lara Croft is a 21-year-old tackling her first major archaeology expedition and fighting to escape a mysterious island.
Video gamers also expect the return of another popular franchise later this year. Ubisoft confirmed that Assassin's Creed IV: Black Flag will launch on Oct. 29 for Xbox 360, Wii U, PlayStation 3 and the upcoming PlayStation 4. The new game will center on "the golden age of piracy" and the adventures of Edward Kenway, the grandfather of Assassin's Creed III hero Connor.
4) Desktop PCs less popular than ever
The traditional desktop PC may be on its way out. According to a new study from Gartner, consumer desktop PC sales have dropped 40% in the past 10 years.
Laptop PC sales have quadrupled in the same time frame, but that might not be enough to save the PC. Experts predict that tablet sales will soon outpace desktop and laptop sales in the near future.
Other highlights from the study:
• Sales of PC desktops and laptops showed a decline of 10% in the last quarter of 2012 from the same time in 2011.
• Experts say the tablet market will grow 37% on average each year from 2012 to 2016.
• Cloud services are booming, making desktop software less important.
5) Talking Your Tech: Zach Braff
What do you do to pass the time in Oz? If you're Zach Braff, you surf Reddit.
The actor sat down with USA TODAY's Jefferson Graham to talk about his role in the new movie Oz: The Great and Powerful and the ways he uses social media to connect with his fans.
Braff said he likes to check Reddit for interesting articles and videos during his breaks on the set of Oz. He participated in the site's popular "AMA" (Ask Me Anything) chat on Thursday, a follow-up to his AMA chat in 2011.
So where can you find Braff? Twitter. The actor says he sometimes runs contests on his Facebook page, but he likes Twitter better because it's more fast-paced and "we're all making jokes that fly by." You can find Braff on Twitter at @zachbraff.

Q&A: can Facebook steal your password?

You've got tech questions, here are the answers. Kim Komando helps you make the most of your technology by answering your thorniest tech questions. So if you're wondering what to buy, how to plug it in, or how to fix it, Kim can help.
Facebook steals your password?
Q. I signed up for Facebook and it asked for my email password so it could invite my friends. Is this some sort of scam?
A. Not a scam, but definitely not a good idea. Most social media sites - Facebook, Twitter, Pinterest, etc. - will do this. Essentially, you log into your email address and the site scans your contacts for people with profiles. If it finds any, you can add them automatically. You can invite the people it doesn't find to the site, too. It sounds like a nice idea and most sites claim that they won't store your email. However, hackers are working around the clock to hack popular sites like this every day. You definitely don't want them finding the password to your email in some long-lost bit of code.
Turn your computer into a video recorder
Q. I'm going to cancel my cable subscription, but I don't want to lose my DVR. Is there any way to turn my computer into a DVR?
A. It's actually easy. You just need a TV tuner card. It's about $60 for one that plugs into USB and $30 for one you install internally. Make sure it supports ATSC for over-the-air broadcasts and ClearQAM for cable. Many TV tuner cards come with their own software. You can also use Next PVR, MythTV or XBMC. Then just plug your computer into your TV. Make sure the computer you use works with DVI or HDMI, and that your TV supports one of those. The computer should have about 2 or 4 GB of RAM and 500 GB of hard drive space to record everything. A portable drive is a good investment if you plan on keeping a lot of HD movies.
Back up your email
Q. I'm worried about losing any emails if I go over my email's storage limit. Is there any way to back up email?
A. Most email services have big storage limits, so you shouldn't worry about that too much. You're probably better off just organizing your email into new folders to keep it from clogging up your inbox. If you're really set on backing it up to your computer, it's possible. Outlook and the free alternative Thunderbird both have a built-in backup feature. KLS Mail Backup is a great third-party option, too. If you want a service to do it for you, they exist. Just expect to pay a few bucks a month or year.
Is filing taxes online safe?
Q. I've never filed taxes online, but my friends tell me it's quicker. Is it safe?
A. As long as you practice normal online security habits - anti-virus software, watching out for scam sites - it's very safe. Just go to the IRS' Free File site. Here, you can choose "Use Free File Fillable Forms" to do things yourself. If you want some help, choose "Pick a Free File Company" to fill it out on sites like TurboTax, H&R Block and more. These sites will try to upgrade you to non-free versions, but you shouldn't have to bother. If you want to file your state for free, check this list on the IRS's site for states that allow it. Once you've filed, track your return with the IRS' official app.
Who owns your digital movies?
Q. I read in Amazon's terms of use that I don't really own the movies I pay for there. So, what happens if I cancel my Amazon Prime subscription? Do I lose access to those movies?
A. If you've bought the movies from Amazon, you don't technically own them - Amazon grants you a license to watch them. However, Amazon doesn't revoke that license if you cancel your Prime subscription. Plus, movie purchases aren't technically a part of Prime. You will lose access to any movies or TV shows you stream from Amazon Prime, though. Those are exclusive to Prime membership. You will lose any movies you've stored in Amazon's Cloud Drive, too. You can use store them in another cloud storage service to keep them off of your hard drive, if you want.
Kim Komando hosts the nation's largest talk radio show about consumer electronics, computers and the Internet. To get the podcast, watch the show or find the station nearest you

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013


Nóng: THƯ KHẨN CỦA 144 NHÂN SĨ TRÍ THỨC kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Ngày 30 tháng 10 năm 2012

Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

Tiếp theo thư của các cháu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây.
Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, bị công an bắt. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10, công an chỉ nói lý do là “để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc” mà không hề có bất kỳ một lệnh bắt hay một văn bản nào. Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, gia đình Phương Uyên mới chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Hầu hết bạn bè đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là “một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi, rất năng động trong những hoạt động của trường lớp, hòa đồng với bạn bè...”. Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Bà nói: “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.
Những bạn cùng lớp của Nguyễn Phương Uyên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã viết một đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chủ tịch Nước để xin can thiệp giúp cho Nguyễn Phương Uyên sớm trở về với gia đình, với trường lớp và thầy cô. Bức thư viết: “Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến chúng cháu nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.
Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ. Có những người từng là tù Côn Đảo trước 1975, vốn từng trải qua tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt không cho gia đình biết theo kiểu cách như công an ta vừa bắt cô sinh viên 20 tuổi Phương Uyên cũng trạc tuổi chúng tôi dạo ấy, nhằm lung lạc tinh thần tuổi trẻ và gây hoang mang cho gia đình. Tâm trạng của chúng tôi khi ấy là chỉ thầm mong sao cha mẹ mình biết tin, chứ bản thân mình vốn đã xác định “dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”, vì vậy Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu” như những dòng thơ mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ “hiền ngoan” để trở thành phường “giá áo túi cơm”, khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công.
Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố, đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn” đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.
Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược, không chịu “hiền lành, ngoan ngoãn” như bản tính vốn có của cháu, mà dám dấn thân vào chuyện “mạo hiểm”, thì những người làm cha chú như chúng ta, trong đó có Chủ tịch Nước, cần phải ứng xử như thế nào với cháu, người cùng trang lứa với Võ Thị Sáu, Quách Thị Trang trước đây? Phải chăng cháu Phương Uyên đã thực hiện mơ ước mà nhiều người trong số chúng tôi, khi đứng trên bục giảng, đã từng giải thích cho sinh viên “Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?”.
Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt của đất nước trước thế giới không?
Chẳng phải Chủ tịch Nước, trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi cũng đã nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng “chủ quyền đất nước là thiêng liêng, chúng tôi không bao giờ lơi lỏng vấn đề này”, đó sao? Khi cháu Phương Uyên cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa với cháu thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những lời nói suông, thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho họ hành động, nếu cần thì đối thoại với họ chứ sao lại dung dưỡng cho sự trấn áp thô bạo nhằm khủng bố và triệt tiêu những tư tưởng và hành vi yêu nước của tuổi trẻ?
Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra để rồi đất nước sẽ lại phải chứng kiến những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới với những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội?
Kính thưa Chủ tịch Nước,
Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự. Cũng trên tinh thần đó, một số trong chúng tôi đã ký vào Đề nghị ngày 27.7.2012 của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị có chủ trương tổ chức biểu tình để biểu thị tình cảm, ý chí của người dân thành phố trước hành động gây hấn mưu toan độc chiếm Biển Đông của thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Thế nhưng, cho đến nay, ngoài việc một vị Phó Chủ tịch UBNDTPHCM tiếp ba trong số 42 nhân sĩ, trí thức ký tên vào văn bản đề nghị nói trên với những lời giải thích loanh quanh không cho thấy một hướng giải quyết nào, thì hiện chưa có thêm bất cứ hồi âm cụ thể nào.
Chúng tôi nhắc lại ý kiến này nhằm biểu tỏ ý chí của chúng tôi trước họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rằng, bất cứ mưu ma chước quỷ quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với tuổi trẻ yêu nước với bản lĩnh kiên cường không nao núng trước cường quyền và bạo lực của con cháu chúng ta, mà cháu Phương Uyên là một ví dụ, nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chính vì thế, chúng tôi nhắc lại một lần nữa những điều đã nêu trong các Thư ngỏ ngày 6.8.2012 và Đề nghị ngày 27.7.2012: “chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước”, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ.
Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước đòi cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào.
Thực hiện điều đó chính là một biểu hiện cụ thể khiến cho bất cứ người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường đều hiểu được rằng: đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh mới của thế giới với những biến động khó lường trong khi họa ngoại xâm lại đang rình rập đất nước ta từng phút, từng giờ.
Vì những lý do đã trình bày ở trên, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập như mong muốn của các bạn cháu trong thư gửi Chủ tịch Nước để cháu “tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi” mà Chủ tịch đã phát biểu.
Chúng tôi cũng đề nghị Chủ tịch xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp.
Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất nước hiện nay thay vì thực hiện một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc bậc nhất của nước ta: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc lộ tính phi nhân nghĩa và không thể nào an dân khi mà lòng dân đang hết sức bất an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang nhung nhúc đục khoét cơ thể đất nước, khi một “bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái hóa biến chất” chưa bị xử lý để lấy lại lòng tin của dân. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót đó để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, chứ không thể bằng biện pháp "phát xít hóa" đã từng là giải pháp bế tắc mà lịch sử đã cho thấy đó là cách giải khát bằng thuốc độc!
Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa qua.


Sao kính gửi:
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
Văn phòng Trung ương Đảng



DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN

1.
Hoàng Tụy
GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
Hà Nội
2.
Ngô Bảo Châu
GS TS, Đại học Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của Việt Nam (VIASM)
Hoa Kỳ
3.
Ngô Huy Cẩn
GS TSKH, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hà Nội
4.
Trần Lưu Vân Hiền
PGS TS
Hà Nội
5.
Trần Việt Phương
Nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
6.
Trần Đức Nguyên
Nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội
7.
Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Giám mục Giáo phận Vinh
Nghệ An
8.
Nguyễn Đình Đầu
Nhà nghiên cứu
TP HCM
9.
Bùi Ngọc Tấn
Nhà văn
Hải Phòng
10.
Hồ Ngọc Nhuận
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
TP HCM
11.
Huỳnh Tấn Mẫm
Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
TP HCM
12.
Lê Hiếu Đằng
Nguyên Phó Tổng thư ký UBTƯ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa IV, V
TP HCM
13.
Lê Công Giàu
Nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)
TP HCM
14.
Nguyễn Quang A
TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS
Hà Nội
15.
Phùng Liên Đoàn
TS, chuyên viên an toàn điện hạt nhân, Oak Ridge, Tennessee
Hoa Kỳ
16.
Nguyễn Huệ Chi
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam
Hà Nội
17.
Phạm Toàn
Nhà giáo
Hà Nội
18.
Nguyễn Thế Hùng
GT TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
Đà Nẵng
19.
Trần Văn Thọ
GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
Nhật Bản
20.
Trần Quốc Thuận
Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TP HCM
21.
Nguyên Ngọc
Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
22.
Nguyễn Trung
Nguyên thành viên Viện IDS, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan
Hà Nội
23.
Tương Lai
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, nguyên thành viên Tổ Tư vấn và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
TP HCM
24.
Chu Hảo
Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức
Hà Nội
25.
Lê Đăng Doanh
TS, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Hà Nội
26.
Phạm Duy Hiển
GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
27.
Hoàng Dũng
PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
TP HCM
28.
Tống Văn Công
Nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động
TP HCM
29.
Đào Hùng
Phó Tổng biên tập Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Hà Nội
30.
Huỳnh Công Minh
Linh mục
TP HCM
31.
Huỳnh Kim Báu
Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
TP HCM
32.
Phạm Xuân Phương
Đại tá, Cựu chiến binh
Hà Nội
33.
Nguyễn Thị Ngọc Toản
Đại tá, Giáo sư bác sĩ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản, Quân y Viện 108
Hà Nội
34.
Tô Văn Trường
TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
TP HCM
35.
Nguyễn Xuân Diện
TS, Viện Hán Nôm
Hà Nội
36.
Kha Lương Ngãi
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng
TP HCM
37.
Trần Văn Long
Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Du lịch TP HCM (Saigontourist)
TP HCM
38.
Trịnh Đình Ban
Luật sư, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
TP HCM
39.
Hồ Ngọc Cứ
Luật gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP HCM
40.
Hạ Đình Nguyên
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng Hội Sinh viên Học sinh trước 1975
TP HCM
41.
Cao Lập
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới
TP HCM
42.
Tạ Duy Anh
Nhà văn
Hà Nội
43.
Hoàng Hưng
Nhà thơ
TP HCM
44.
Thanh Thảo
Nhà thơ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
Quảng Ngãi
45.
Lưu Trọng Văn
Nhà báo
TP HCM
46.
Lê Hiền Đức
Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
Hà Nội
47.
Trần Thanh Vân
Kiến trúc sư
Hà Nội
48.
Trần Thị Băng Thanh
PGS TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
49.
Phạm Khiêm Ích
GS TS, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Thông Tin thuộc UBKHXHVN trước đây
Hà Nội
50.
Lê Văn Tâm
Cựu Chủ tịch “Tổ chức người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa bình và Thống Nhất đất nước”, nguyên Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
Nhật Bản
51.
Đặng Đình Cung
ME, DS, DBA
Pháp
52.
Vo Van Giap
Kỹ sư, Toronto, Ontario
Canada
53.
Khương Quang Đính
Chuyên gia công nghệ thông tin, Paris
Pháp
54.
Đoàn Viết Hiệp

Pháp
55.
Trần Minh Khôi
Kỹ sư điện toán, Berlin
Đức
56.
Hà Sĩ Phu
TS
Đà Lạt
57.
Nguyễn Thanh Giang
TS
Hà Nội
58.
Nguyễn Đăng Hưng
GS TS, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại Học Liège, Bỉ
TP HCM
59.
Vũ Quang Việt
Nguyên chuyên viên cấp cao về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc
Hoa Kỳ
60.
Trần Hải Hạc
Nguyên PGS Đại học Paris 13
Pháp
61.
Lê Phú Khải
Nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam
TP HCM
62.
Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo
TP HCM
63.
Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo
TP HCM
64.
Phạm Đình Trọng
Nhà văn
TP HCM
65.
Tô Lê Sơn
Kỹ sư
TP HCM
66.
Nguyễn Lê Thu Mỹ
Nguyên chiến sĩ biệt động, quân báo khu Sài Gòn - Gia Định, cựu tù Côn Đảo
TP HCM
67.
Lê Thân
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng thư ký Lực lượng nhân dân tranh thủ dân chủ Đà Lạt
Nha Trang
68.
Tuấn Khanh
Nhạc sĩ
TP HCM
69.
Vũ Hồng Ánh
Nghệ sĩ cello
TP HCM
70.
Phạm Xuân Yêm
Nguyên Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học, làm việc tại Đại học Pierre & Marie Curie, Paris
Pháp
71.
Nguyễn Trường Tiến
GS TS, Chủ tịch Hội Cơ học Địa chất Việt Nam
Hà Nội
72.
Tran Van Binh
TS, Kỹ sư, Maintal / Frankfurt
Đức
73.
Ton That Hung
Kỹ sư Lâm nghiệp
Hoa Kỳ
74.
Trần Văn Cung
Kỹ sư luyện kim, Sulzbach-Rosenberg
Đức
75.
Trần Thu Thủy
Nội trợ, Sulzbach-Rosenberg
Đức
76.
Nguyễn Đức Hiệp
Chuyên gia khoa học khí quyển, Office of Environment & Heritage, NSW
Australia
77.
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhà văn tự do
Đà Lạt
78.
Bùi Minh Quốc
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt
79.
Trần Minh Thảo
Viết văn
Lâm Đồng
80.
Hà Dương Tường
Nguyên Giáo sư Đại học Compiègne
Pháp
81.
Ly Hoàng Ly
MFA Candidate 2013, Art in Studio - Sculpture Department School of the Art Institute of Chicago
Hoa Kỳ
82.
Hoàng Ngọc Biên
Nguyên Giáo sư thỉnh giảng, Phân khoa Giáo dục, Đại học Bách khoa Sài Gòn (73-75)
Hoa Kỳ
83.
Nguyễn Thế Quang
Nhà giáo, San Jose
Hoa Kỳ
84.
Phan Quốc Tuyên
Kỹ sư tin học, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Geneva
Thụy Sĩ
85.
Hà Thúc Huy
PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
TP HCM
86.
Nguyễn Viện
Nhà văn
TP HCM
87.
Nguyễn Hòa
Trang mạng Văn chương Việt
TP HCM
88.
Vũ Thế Khôi
Nhà giáo ưu tú
Hà Nội
89.
Vũ Thế Cường
TS, Kỹ sư Cơ khí, Munich
Đức
90.
Lê Mạnh Đức
Kỹ sư
TP HCM
91.
Đặng Thị Hảo
TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
92.
Nguyễn Tiến Dũng
TS, nguyên giảng viên Đại học Kỹ thuật Quân sự. Hiện là Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt Nam
Hà Nội
93.
Nguyễn Hồng Khoái
Chuyên viên Tư vấn Tài chính, Hội viên CLB Kế toán trưởng toàn quốc, Hội viên hội Tư vấn Thuế Việt Nam
Hà Nội
94.
Nguyễn Thị Khánh Trâm
Nghiên cứu viên Viện VHNT Việt Nam - Phân viện TP HCM
TP HCM
95.
Nguyễn Đức Tường
GS TS, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada, Quebec
Canada
96.
Đào Xuân Dũng
Bác sĩ
Hà Nội
97.
Triệu Xuân
Nhà văn
TP HCM
98.
Vũ Trọng Khải
PGS TS, Chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
TP HCM
99.
Xà Quế Châu
Đầu bếp
TP HCM
100.
Song Chi
Đạo diễn
Đan Mạch
101.
Nguyễn Đăng Nghĩa
TS, nguyên Đại biểu HĐNDTP/HCM Khóa VII, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường phía Nam
TP HCM
102.
Nguyễn Thiện Công
Kỹ sư Cơ khí
Đức
103.
Nguyễn Lân Thắng

Hà Nội
104.
Lê Dũng

Hà Nội
105.
Nguyễn Chí Tuyến

Hà Nội
106.
Nguyễn Hồng Kiên

Hà Nội
107.
Lê Gia Khánh

Hà Nội
108.
Ngô Quỳnh

Hà Nội
109.
Phan Văn Phong

Hà Nội
110.
Lê Hồng Phong

Hà Nội
111.
Trương Minh Tam

Ninh Bình
112.
Nguyễn Hữu Khiêm

Bắc Ninh
113.
Bùi Tiến Hưng

Hà Nội
114.
Nguyễn Thế Anh

Hà Nội
115.
Hoàng Anh

Hà Nội
116.
Vũ Quốc Ngữ

Hà Nội
117.
Nguyễn Tường Thụy

Hà Nội
118.
Lê Hùng

Hà Nội
119.
Lê Anh Hùng

Hà Nội
120.
Từ Anh Tú

Bắc Giang
121.
Nguyễn Chí Đức

Hà Nội
122.
Ngô Thùy Trang

Hà Nội
123.
Đinh Trần Nhật Minh

Hà Nội
124.
Lê Thị Hồng Hạnh

Hà Nội
125.
Ngô Nhật Đăng

Hà Nội
126.
Vũ Triệu Bảo Ngọc

Hà Nội
127.
Bùi Thị Huệ

Hưng Yên
128.
Hà Thị Vân

Bắc Ninh
129.
Phạm Thanh Nghiên

Hải Phòng
130.
Hoàng Thị Hà

Hà Nội
131.
Bùi Thanh Hiếu

Hà Nội
132.
Bùi Việt Hà
Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
Hà Nội
133.
Nguyễn Mậu Cường
Nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1966 đến 1995), PGS Đại học Agostinho - Luanda
Angola
134.
Nguyễn Văn Tạc
Nhà giáo, đã nghỉ hưu
Hà Nội
135.
Đặng Thị Hải Ninh

Hưng Yên
136.
Nguyễn Hữu Tùng

Hà Nội
137.
Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hà Nội
138.
Nguyễn Thúy Hà

Hà Nội
139.
Phạm Vương Anh
Cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Kỹ sư kinh tế, đã nghỉ hưu
Nghệ An
140.
Hà Văn Thùy
Nhà văn
TP HCM
141.
Lê Mạnh Chiến
Hưu trí
Hà Nội
142.
Hà Dương Tuấn
Cố vấn công nghệ thông tin
Pháp
143.
Vũ Cao Đàm
PGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Hà Nội
144.
André Menras – Hồ Cương Quyết
Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP)