Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Mặt trăng sẽ tiến gần hơn tới Trái đất và gây nên những thảm họa thiên nhiên tàn khốc

Mặt trăng sẽ tiến gần hơn tới Trái đất và gây nên những thảm họa thiên nhiên tàn khốc

"Siêu mặt trăng" - Thảm họa mới
Hiện tượng "siêu mặt trăng" gây chấn động toàn cầu



Cộng đồng mạng khắp toàn cầu đang xôn xao về mối liên quan giữa hiện tượng “siêu mặt trăng” sẽ xảy ra vào ngày 19/3 tới đây với trận siêu động đất 8,9 độ richter tại Nhật Bản chiều 11/3.
Ngày 19/3, Mặt trăng sẽ xoay quanh Trái đất gần hơn trong 18 năm qua, với khoảng cách 356.577km. Các nhà khoa học cho rằng, khi trở nên “siêu cực lớn”, Mặt trăng có thể gây nên nhiều biến động cho Trái đất như bão lớn, động đất, núi lửa và những thảm họa thiên nhiên tàn khốc.
"Siêu mặt trăng" - Thảm họa mới, Phi thường - kỳ quặc, dong dat nhat ban, song than nhat ban, chuyen la, chuyen la the gioi, sieu mat trang, tham hoa
Thế giới xôn xao về hiện tượng 'siêu mặt trăng'
Dựa trên những dự đoán này, cư dân trên toàn cầu đang đồn rằng, trận siêu động đất vừa xảy ra ở miền bắc Nhật Bản chiều 11/3 là hậu quả của việc Mặt trăng đang tiến gần đến Trái đất.
Nhà chiêm tinh học Richard Nolle, người điều hành trang web astropro.com, cho biết, vào thời điểm đó, Mặt trăng sẽ tròn hơn, to hơn và chiếu sáng hơn bất kỳ lúc nào và hiện tượng này được gọi là “siêu mặt trăng”.
Trong khi đó, Blogger có tên là Daniel Vogler đã viết trên trang web thời tiết AccuWeather cho biết, trong lần xuất hiện “siêu mặt trăng” vào ngày 10/1/2005, đó cũng là thời điểm xảy ra trận động đất mạnh 9.0 độ richter ở Indonesia.
Tuy nhiên, giáo sư George Helffrich, nhà địa chấn học tại Đại học Bristol, Anh cho rằng, Mặt trăng không liên quan đến trận động đất ở NHật Bản.
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov cho rằng trận động đất tàn phá nhất trong lịch sử Nhật Bản cường độ 8,9 độ ríchte ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt trời gây ra.
Ông Tishkov nói: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt trời. Mặt trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái đất. Vấn đề thứ hai là hiện Mặt trăng đang ở giai đoạn gần Trái đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương”.
Theo nhà khoa học này, Mặt trăng hiện nằm ở vị trí cách Trái đất khoảng 350.000km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt trăng đang ở gần như vậy nhất định tác động mạnh lên thạch quyển của Trái đất. Còn Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái đất đều nhận thấy.
Ông Tishkov nói tiếp: “Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất".

Tôi có những Kẻ Thù

Tôi có những Kẻ Thù
Lê Minh Lương
Khác với Lưu Hiểu Ba, tôi có những kẻ thù!
Kẻ thù của tôi KHÔNG là những người cán bộ nhà nước, bộ đội, công an hay đảng viên Cộng sản bình thường. Kẻ Thù của tôi là những người lãnh đạo đảng và Nhà Nước CSVN, những kẻ lén lút dâng nhượng lãnh thổ nước nhà cho ngoại bang, những tên cán bộ ác ôn hiếp đáp thô bạo người dân lành, và những tên tham quan ăn cắp của công, ăn cướp của dân một cách đê tiện.
Tôi chỉ mặt những tên bán nước là Kẻ Thù vì họ đã thẳng tay đàn áp những người yêu nước dám lên tiếng nói đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm của quốc gia. Họ phản bội lại công lao dựng nước của bao thế hệ Cha Ông, và sự đóng góp xương máu của bao nhiêu người Việt trong suốt quá trình bảo vệ tổ quốc. Tôi khinh bọn nội thù này hơn cả những tên xâm lăng.
Tôi gọi những tên độc tài bất nhân là Kẻ Thù, bởi vì tự họ đã dùng quyền lực cai trị để giết đồng bào tôi trong thời chiến tranh, và sau khi đất nước đã được gọi là thống nhất,hoà bình. Trước năm 1975, họ giết người bằng súng đạn. Sau năm 1975, họ giết người bằng sự thống trị dã man, bằng những bản án tù phi lý, bằng những hành động gây phẩn uất, và bằng những chính sách cướp bóc tài sản, ruộng đất của người dân một cách công khai.
Tôi không sợ bị kẻ thù Cộng sản ám hại vì dù gọi họ như thế nào, họ cũng sẽ không dung tha cho bất cứ ai quyết tâm giành lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân. Một khi những tên lãnh đạo độc ác này xem bất cứ người nào muốn thay đổi đất nước cho dân chủ hơn thì là kẻ thù của họ, họ xá gì những người dấn thân đấu tranh quyết liệt để giải thể chế độ độc tài?!!
Nhưng tôi không ghét và phân biệt đối xử đối với những người đã hoặc đang là đảng viên Cộng sản. Vì nếu họ theo đảng CS vì lý tưởng, thì họ là nạn nhân của một hoàn cảnh lịch sử; và nếu theo CS chỉ vì nhu cầu thực tế, thì họ chỉ là nạn nhân của một hoàn cảnh xã hội.
Tôi không có thành kiến với các sĩ quan, bộ đội Quân đội Nhân dân, vì họ chỉ là những người lính mà chế độ nào cũng cần có. Vấn đề chỉ là hàng ngũ quân đội này cần phải được độc lập để làm tròn bổn phận bảo vệ Tổ Quốc, chứ không phải là công cụ để bảo vệ đảng cầm quyền.
Tôi không xem cán bộ nhà nước hay công an là Kẻ Thù, vì họ chỉ là những người thừa hành của một bộ máy. Những điều sai lầm họ gây ra là do mệnh lệnh cấp trên. Họ không có tội lỗi gì đáng kể, vì chế độ đã làm thay đổi bản chất bình thường thực sự của họ. Người Việt Nam sinh ra không phải để trở thành Cộng sản. Thành phần đáng bị nguyền rủa là những tên lãnh đạo độc tài, tham ô ở cấp cao đã biến những người cán bộ nhà nước thành những người đồng phạm xấu xa.
Tôi có thể là "kẻ thù" của chế độ nhưng điều đó không khiến tôi xem tất cả những người đã hoặc đang ở trong bộ máy cầm quyền đó là kẻ thù. Tôi phân biệt rõ ràng những ai là thành phần thừa hành -- kể cả thừa hành một cách thiếu ý thức hoặc lạm dụng quyền lực vì thiếu tri thức, và những ai là thành phần ác ôn lúc nào cũng muốn trù dập người dân thế cô để bảo vệ quyền lực thống trị.
Những tên lãnh đạo độc tài, tham ô và bất nhân cần được loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước. Nhưng tôi không chủ trương sẽ đối xử tàn nhẫn với những kẻ thù xấu xí này. Luật pháp trong tương lai sẽ xử định thân phận họ một cách công minh.
Tôi không thù hận tất cả người Cộng sản như họ đã hận thù và đối xử với những người từng phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Tôi không chủ trương khai thác lòng thù hận để làm động lực đấu tranh, dù tôi biết rằng chế độ Cộng sản đã gây oán thù chồng chất trong lòng bao nhiêu triệu người dân Việt trong quá trình mấy mươi năm cai trị. Tôi muốn chứng tỏ cho những người Cộng sản thấy rằng họ có thể đàn áp, thậm chí giết chết những người đối kháng;  nhưng họ sẽ không giết được tinh thần nhân bản của những người đấu tranh cho dân chủ ngày nay.
Tôi biết hậu quả của chiến tranh thù hận  đến ngày nay vẫn còn hoành hành dân tộc ta nên vẫn luôn chủ trương "Lấy tình thương xoá bỏ hận thù". Nhưng tình thương đó chỉ dành cho những người Cộng sản đã thức tỉnh và sẵn sàng trở về với dân tộc. Đối với những kẻ bán nước, hại dân, lúc nào cũng muốn dùng bạo lực để duy trì quyền lực lãnh đạo độc tài, thì thành phần này không đáng để được tha thứ. Không những thế, họ cần phải được trừng trị để làm gương cho các thế hệ mai sau.
Tôi ghét chiến tranh và ghê tởm bạo lực, vì nó đã tàn phá đất nước tôi, gây cảnh tang thương cho đồng bào tôi. Nhưng tôi sẽ không vì vậy mà chủ trương dân chủ hoá đất nước bằng cách van xin đảng cầm quyền hiện nay ban cho người Việt Nam thêm chút tự do. Quyền dân chủ, tự do là của người dân và phải được trao trả lại cho người dân. Tôi sẽ đấu tranh đến cùng để giành lại quyền sống và sự sống cho những người dân cô thế không có được điều kiện để giải phóng chính họ.
Tôi không xem tất cả người dân ở đất nước phía Bắc là kẻ thù. Với tôi, họ cũng là nạn nhân của chế độ Cộng sản, cũng cùng hoàn cảnh bị thống trị như đồng bào Việt Nam của ta. Nhưng đối với những người Trung Hoa muốn đô hộ nước Việt Nam, tôi xem họ là kẻ thù như Cha Ông tôi đã ứng xử.
Đất nước Trung Hoa là xứ sở láng giềng của nước tôi. Tôi tin rằng tình hữu nghị với dân tộc Trung Hoa cần thiết để hai dân tộc có thể sống hài hoà với nhau trong lâu dài, một khi cả hai quốc gia không còn dưới ách thống trị của Cộng sản. Nhưng tôi yêu đất nước tôi và sẽ chống lại bất cứ hành động hay âm mưu nào nhằm lấn chiếm quê hương tôi.
Tôi quý đất nước Hoa Kỳ vì tính nhân đạo bao dung của người dân Hiệp Chủng Quốc. Tôi tôn trọng quyền lợi của đất nước Hoa Kỳ, vì đây là đất tạm dung cho tôi. Tuy nhiên, tôi không tin rằng Hoa Kỳ sẽ là một đồng minh tốt trong công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN. Chính phủ Hoa Kỳ rất tốt nhưng khi cần phải thay đổi chính sách cho một nhu cầu chiến lược quan trọng hơn, đồng minh có thể sẽ bị phản bội. Nhưng tôi tin một cách mãnh liệt rằng Hoa Kỳ sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam, một khi đảng CSVN không còn khả năng tồn tại nữa.
Tôi quý trọng tư cách và lòng bao dung của ông Lưu Hiểu Ba. Tôi nghĩ, ông rộng lượng được là nhờ ông có tên tuổi lớn, có địa vị xã hội cao và có uy tín lớn với quốc tế. Ít nhất, ông không bị ngược đãi một cách tàn bạo như những người tù chính trị không tên tuổi khác ở Trung Hoa. Ông cũng không bị phẩn uất vì đảng Cộng sản Trung Hoa đem lãnh thổ nước Tàu dâng nhượng cho ngoại bang và mỗi ngày phải phập phồng trong nỗi lo mất nước. Ông cũng không phải đau đớn khi thấy hàng chục ngàn phụ nữ nước ông phải đem danh dự và chính thân thể mình để đổi lấy miếng cơm cho gia đình, trong khi bọn cầm quyền giàu sang cực độ bằng tiền bạc bất chính. Có lẽ nhờ vậy mà ông có cái nhìn bao dung, thanh thản với đảng cầm quyền ở nước ông.
Ở nước tôi, những người từ hải ngoại về hoạt động chính trị cũng không bị tra tấn, ngược đãi khi bị bắt. Những nhà dân chủ có bằng cấp cao hay nổi tiếng ở trong nước cũng vậy. Nhưng những người đấu tranh không tên tuổi thường bị hành hạ, tra tấn rất dã man. Trong nhà tù Cộng sản hiện nay, những nhân chứng đó vẫn còn bị giam cầm. Nhưng những người dấn thân chống chế độ độc tài đều đủ trưởng thành để không oán trách hay van xin chế độ. Chỉ tội nghiệp cho mấy mươi triệu dân lành, chờ đợi độc lập, tự do, hạnh phúc từ gần nửa thế kỷ qua, nay  vẫn còn tiếp tục sống trong nghèo đói, bất công.
Như ông Lưu Hiểu Ba, tôi mong người tù chính trị vừa bị kêu án những ngày qua sẽ là nạn nhân sau cùng bị giam cầm vì nỗ lực đấu tranh nhằm đòi lại những gì của chính mình đã bị chế độ độc tài cướp mất.. Đó là quyền dân chủ, tự do tất nhiên của con người. Nhưng tôi đủ cảnh giác để tin rằng: chỉ khi nào chế độ Cộng sản này không còn nữa, thì ngày đó những người tù lương tâm đang ở tù mới được tự do. Và lúc đó, những người đối lập với chính phủ mới sau này sẽ không phải bị giam cầm vì sự bất đồng chính kiến.
Ông Lưu Hiểu Ba ơi! Ngày nào chế độ Cộng sản không còn thì ngày đó hai tiếng "kẻ thù" mới không còn hiện hữu trong ngôn ngữ chính trị của nước tôi. Và có lẽ của nước Trung Hoa của ông cũng vậy! Mong ông và thế giới cảm thông rằng: Trong hoàn cảnh nước tôi bị xâm lăng và dân tôi bị thống trị, tôi không có sự chọn lựa nào khác hơn: Tôi có những kẻ thù!

Chính phủ Việt Nam có nguy cơ bị phá sản

Chính phủ Việt Nam có nguy cơ bị phá sản David Koh


Số liệu trong bài dựa trên giá trị đồng đô la Mỹ, tổng hợp từ BBC. Nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam ở thời điểm đầu 03/ 2011 là 29 tỉ, hơn 42% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm. Quốc gia này đang rơi vào tình trạng thâm thủng kép cả về thương mại và ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy chính phủ Việt Nam có thể đi tới tình trạng phá sản, nếu diễn dịch theo các số liệu dưới đây.
Dự trữ của chính phủ, tức khoản tiết kiệm, hiện có không tới 50% so với công nợ. Nếu phải trả nợ 29 tỉ đô la ngay vào ngày mai, chính phủ Việt Nam sẽ không thể có đủ tiền để trả một lần. Nếu có chuyện các chủ nợ kêu đòi ngay một lúc thì nguồn tài chính của chính phủ sẽ không đủ để thanh khoản. Điều này có thể không xảy ra nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng đó, nói tỉ như nếu có một sự cố khủng hoảng chính trị kiểu Ai Cập 2011 hay một thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng như trận động đất trong tháng này ở Nhật, hay xuất hiện một mối hoang mang bất thần trong số các nhà đầu tư và các chủ nợ nước ngoài.
Tình hình này có vẻ không khả quan hơn trong thời gian ngắn. Tình trạng thâm hụt ngân sách vẫn tiếp diễn và chính phủ cũng dự tính 5% thâm hụt nữa cho năm tài khóa này. Thâm hụt mậu dịch cũng cho thấy không có dấu hiệu cải thiện nhanh, trong tháng Hai là gần 1 tỉ. Chính phủ lập kê hoạch hạn chế tình trạng thâm hụt mậu dịch của năm 2011 là khoảng chừng 18% kim ngạch xuất khẩu, tức khoảng 14,2 tỉ. Nhưng số này vẫn là tăng nhẹ so với năm 2010.
Do vậy, trong tình thế thâm hụt kép vẫn tiếp diễn, thì việc tiếp tục vay nợ là điều cần thiết, sau khi đã cân đối với nguồn thu từ đầu tư trực tiếp ngoại tệ và kiều hối của người Việt hải ngoại. Tuy nhiên, nguồn kiều hối này sẽ đi thẳng vào túi người dân hơn là vào hầu bao của chính phủ. Người dân Việt Nam có khoảng vài tỉ đô la giữ làm của bằng các cách tiết kiệm khác nhau, chủ yếu là đô la Mỹ và vàng. Lý do chính là do họ thiếu tin tưởng vào giá trị của đồng tiền Việt Nam, và vào khả năng chống lạm phát của chính phủ.
Năm 2011, chính phủ cần 4 tỉ để trả lãi suất cho phần nợ nước ngoài. Khoản này chiếm chừng 12% ngân sách của chính phủ. Càng ngày càng có nhiều chủ nợ của chính phủ Việt Nam sẽ phải xem chuyện gom nợ dài hạn và khả năng thu thuế của chính phủ là yếu tố quan trọng để cân nhắc chuyện cho vay trong tương lai. Trong bối cảnh đó thì các con nợ đặc quyền [nhà nước] có xu hướng có lợi thế hơn các bộ phận vay mượn tư nhân, và như thế điều phân vân là liệu xảy ra nguy cơ tráo trở (moral hazard) trong hệ thống tài chính quốc tế hay không?
Nếu dự trữ ngoại tệ của chính phủ Việt Nam rớt xuống dưới mức 4 tỉ, là số tiền cần phải trả lãi suất hàng năm, thì điều gì sẽ xảy ra? Nguồn dự trữ ngoại tệ của chính phủ đã và đang có xu hướng đi xuống từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2008, xảy ra trước cả khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Phản ứng của khu vực sẽ như thế nào nếu Việt Nam trở thành một Iceland hoặc một Hy Lạp của Đông Nam Á?

Hiện đang có một động lực để giảm thiếu hụt ngân sách bằng cách cắt giảm chi tiêu. Việc cắt giảm đã được lên kế hoạch nhưng chỉ giảm chừng được 0,5% so với năm 2010. Còn nhiều việc khác nữa cần phải làm và chính phủ và các nhà lãnh đạo đảng cần phải tự làm gương cũng như các lãnh đạo các cơ quan của họ phải đi đầu trong việc này. Vài năm trước, người dân Việt Nam rất lấy làm ấn tượng, khi có một nhà lãnh đạo chính phủ ngoại quốc rời khỏi Hà Nội bằng một hãng hàng không giá rẻ. Ngược lại, trong các chuyến thăm cấp quốc gia, các nhà lãnh đạo Việt Nam lại đem theo cả tùy tùng của mình trên một chuyên cơ đặc biệt của hãng hàng không quốc gia. Đi lại theo kiểu ít phô trương có lẽ là hữu ích hơn. Các thí dụ khác về tình trạng lãng phí thì đầy rẫy.
Điều mà chính phủ cần là kiện toàn các phương thức kiểm soát vĩ mô và ngăn ngừa việc chi tiêu quá mức. Tựu trung là, cần phải ấn định một giới hạn mức độ thâm hụt mà không một chính phủ nào có quyền thay đổi hoặc chi tiêu nếu không được 80% đại biểu Quốc hội đồng ý, và Chủ tịch nước cũng phải được cho phép rà soát ngân sách của chính phủ một cách kỹ càng hơn và được quyền yêu cầu chính phủ phải có những điều chỉnh bắt buộc theo đúng luật. Chủ tịch nước cũng cần phải được quyền phủ quyết tình trạng thiếu hụt ngân sách ngay cả khi 80% đại biếu Quốc hội đồng ý – nếu không đem lại lợi ích gì cho quốc gia. Tiết kiệm có tính bắt buộc ngân sách hàng năm của chính phủ cần phải trở thành một việc làm thường quy.
Có lẽ cũng nên thể chế hóa việc kiểm soát các bộ phận có tính cụ thể. Chẳng hạn như, trong khi các đơn vị như quốc phòng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục không phải là đối tượng để siết chặt, thì ngân sách cho các bộ ngành khác và các doanh nghiệp nhà nước cần phải được giám sát chặt chẽ và cần phải đặt trong lộ trình giảm dần ngân sách chi trong vòng 5 năm tới, cho tới khi tình hình tài chính được cải thiện rõ rệt. Nếu là các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ, trừ khi có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia, thì có lẽ không nên để sống bằng tiền nhà nước bơm vào, mà cần phải giải thể.
Một điều nghịch lý, lúc này cũng chính là thời điểm cho các quốc gia tài trợ cần phải cân nhắc việc cắt giảm viện trợ, dù là dần dần, để gây áp lực buộc chính phủ này phải đương đầu với những lựa chọn quyết liệt trong vấn đề dự chi ngân sách để đảm bảo cho Việt Nam sống một cách tự lực. Với tình trạng tài chính hiện nay, thì câu chuyện phát triển của Việt Nam là không bền vững và có thể bị sụp đổ.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

BẢN LÃNH DÂN TỘC NHẬT

BẢN LÃNH DÂN TỘC NHẬT

 
Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật? Ngay cả chen lấn cũng không có ?
TTO - Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.
Tài sản cá nhân được tôn trọng ngay khi thảm họa đang thảm khốc - Ảnh: Telegraph

Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của - một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây. Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nước uống cứu trợ.
Tại New Orleans năm 2005, Chính phủ Mỹ đã phải đưa quân đội tới để giải quyết cảnh hỗn loạn trong thành phố - các vụ đọ súng, cướp của diễn ra thường xuyên đến độ người ta đã không cho những người tình nguyện đến hỗ trợ vì quá nguy hiểm.
Còn ở Haiti, cho đến bây giờ người ta vẫn còn ghi nhận các vụ hãm hiếp và cướp bóc tại những khu vực đổ nát mà chính phủ chưa thể dọn dẹp, một năm sau khi động đất xảy ra.
Thế nhưng tại Nhật Bản, không có ai bất chợt “để mắt” đến những đống đổ nát dù tình hình thật sự tuyệt vọng.
Tại tỉnh Miyagi - một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất, người dân đang trải qua cảnh thiếu thốn lương thực và nước uống.
“Đường ống gas và nước đã ngừng hoạt động ở Miyagi và thành phố Sendai. Ở vài nơi thì điện cũng không có - một nhân viên cứu hộ nói với RIA Novosti - nhưng không có cảnh hoảng loạn trên đường phố và cửa hàng”.
CNN ghi lại cảnh người dân đứng xếp hàng trật tự bên ngoài những cửa hàng không còn cửa chính cũng như cửa sổ do bị trận động đất tàn phá.
Người Nhật xếp hàng mua dầu hỏa - Ảnh: AP

Tại một cửa hàng khác đã tan hoang vì động đất, người ta thấy một máy ATM và nhiều thùng lương thực bên trong vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù xung quanh không có ai bảo vệ.
Không hề có tình trạng đầu cơ - các siêu thị giảm giá và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người - tất cả cùng đoàn kết để tồn tại, tờ Telegraph ghi nhận.
“Hiện tượng” này đang gây ngạc nhiên khắp thế giới. Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: “Tại sao không có hôi của ở Nhật Bản?”. Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.
“Tinh thần đoàn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng còn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ” - ông Ed West viết trên tờ Telegraph.
Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi đã phải thốt lên: "Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?".
Tinh thần tập thể cao độ
“Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có một từ để mô tả chính xác hành động này” - Gregory Pflugfelder, giáo sư nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia (Mỹ), nhận định.
Giáo sư Pflugfelder, người có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm xảy ra thảm họa, kể với CNN về những dòng người xếp hàng trật tự tại các ga tàu điện đã đóng cửa trong nhiều giờ do thảm họa. Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản, theo ông Pflugfelder, bởi mỗi người Nhật Bản đều cảm thấy mình có trách nhiệm trước hết là đối với xã hội. Nền tảng văn hóa Nhật, theo ông, được xoay quanh một tinh thần cộng đồng cao độ, “có vẻ như được phát huy còn tốt hơn ngay cả khi có thảm họa”.
“Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của cộng đồng và nhóm, bởi họ coi đó là cách duy nhất để cân bằng nhu cầu của cá nhân” - ông Pflugfelder phân tích.
Mặt khác, CNN dẫn lời ông Pflugfelder, “Trật tự xã hội và kỷ luật đã được tập thành thói quen ngay trong cuộc sống bình thường, nên người Nhật Bản không thấy trở ngại tiếp tục thói quen này khi có thảm họa xảy ra”.
Xếp hàng ngay ngắn bên ngoài một cửa hàng ở Sendai - Ảnh: CNN

Merry White, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Boston (Mỹ), nói hôi của xuất phát từ sự phân hóa xã hội và khoảng cách giàu nghèo. Xã hội Nhật Bản không phải là không có hiện tượng đó, tuy nhiên “bạo lực và giành giật từ tay người khác đơn giản là không được chấp nhận trong văn hóa Nhật”.
Tôn giáo
Đa số người Nhật theo Thần đạo và Phật giáo, và theo như giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco, người Nhật sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
“Khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo”, theo ông Nelson.
Người dân đứng chờ tàu điện ngầm trong trật tự - Ảnh: CNN

Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa.
“Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tôn giáo của họ” - giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork nói với CNN.

KHÔNG THÍCH CHUYỆN CHÍNH TRỊ

Cám ơn cô Hồng Hà đã gửi cho bài của tác giả Nguyễn Sang, bài viết thật hay và ý nghĩa. Cám ơn tác giả đã nói hộ chúng tôi những cảm nghĩ mà một số người đã có ý tưởng phản bội lại quê hương. Nói họ phản bội vì những người như thế mới làm cho nước nhà bây giờ đang chìm đắm trong nghèo đói và nạn mất nước . Không thể thỏa hiệp với Cộng Sản được vì chủ trương của chúng không phải là dân là nước mà là theo chủ thuyết không tưởng ngoại lai , làm tay sai cho đảng cộng sảng quốc tế nay đã lỗi thời  vì không dựa trên nhân bản và công tâm, đạo đức .
Thân ái MD





buôn bán phå nï nô lÇ
     ChoDongBaoToi.... 


KHÔNG THÍCH CHUYỆN CHÍNH TRỊ

----- Nguyên Sang -----
 
   Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nẫy lên mà rằng: "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bỉu môi:
 
   "Tôi không thích những người làm chuyện chính trị".
 
   Thưa bạn!
Nếu tôi bảo: "Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS , mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn". Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không chữ nghĩa tìm thấy trong từ điển.

  
Nầy  Ban nhé!
Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh "ý thức hệ". 

   Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, "ý thức Quốc gia", chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nỗi với lý thuyết "CS". Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết "nhân vị", tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.

   Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế vô sản. Miền Nam , Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước "Tư bản", chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có "Tâm lý chiến", mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ đem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yễm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.

    Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền.  Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn  nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đấp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công… Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ  chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải  phóng miền Nam , chứ không hề thấy  hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam … Thưa  bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?

      Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc  một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là  khẳng định đường lối chính trị  đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là  tổ chức chính trị thì là gì, hở  bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ,  bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn  một câu : Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải  bạn chấp nhận những điều nêu  trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS  có khẩu hiệu: "Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa". Họ gài bạn đấy!

    Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ  dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái  lập trường chính trị, Bạn không  muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cải chầy  cải cối , là Bạn chỉ đem tài năng  và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng  chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ  câu: "Hồng hơn Chuyên". Cộng sản đặt  nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ!

     Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ phạm tội hình sự đi,  Bạn sẽ được xét xử tại Toà án,  và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến  chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị "cải  tạo" trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu  Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn  biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm  nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động  chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào  thua "phục vụ chính trị".

    Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ,  bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước  các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả  và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình,  làm theo "feeling" của mình. Bạn  lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác  trong công cuộc chống Cộng. Cái đó  gọi là "thiếu ý thức chính trị", là  "vô tình hại bạn", là "đâm sau lưng  chiến sĩ".

    Có hai sự kiện " nhạy cảm" mà cộng  đồng người Việt hải ngoại vô cùng "bức  xúc" (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự  kiện thứ nhất là "các nghệ sĩ VN qua".  Sự kiện thứ hai là "các nhà từ thiện về". Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống  đối..  Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện nầy,  ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh  chính trị.

    Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh  lưu niệm. Bạn nghỉ sao, nếu bức  ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng  lồ của Cộng Sản minh họa trong  chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là  :"Việt kiều niềm nở đón tiếp các  nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà  Hợp Hoà Giải Dân Tộc"?. Bạn  vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối  kháng rồi bạn biết không? Một  hành động nhỏ và "mua vui trong chốc  lát" của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu  dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ  cần Buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải  được mọi âm mưu thâm độc của CS,  tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm  mà không bị ai lợi dụng và cũng  không hại ai cả.

  
Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN,  tôi không chống đối, dù thâm tâm  tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp nhà nước  CS, lo chuyện an sinh xã hội,  để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ  củng cố phương tiện tuyên truyền thò  tay đánh phá cộng đồng (như các chưong trình  Duyên Dáng VN tiêu pha hàng  triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình  VTV4…). Tôi cũng suy nghĩ,  thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người  được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu  như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh  và cần được giúp đỡ. Nhưng thôi,  tôi nhìn sự kiện trên dây, qua gốc độ ý  thức chính trị. Giả dụ mà các cơ  quan từ thiện nầy treo được tấm bảng :

"Tổ chức nầy của Việt kiều… tặng",  cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt kiều chứ không phải Việt  Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.

     Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền lếu láo: "Đảng đã vận động được khúc  ruột xa nghìn dặm về gíup Đảng, giúp dân".  Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn  chịu khó lật lại trang sử của Đảng,  Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc  cướp công kháng chiến, cướp chính  quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam. "Cứu cánh biện minh cho phương tiện"  là kim chỉ nam cho họ, Từ lời nói đến việc  làm, họ dùng mọi phương cách dù  tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến  đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt  được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì  của Cựu Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe  những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS  làm", chỉ phản ánh một khía cạnh  dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác  độc và tàn nhẫn.

    Thưa Bạn.

Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế,  tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của  Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ.  Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện.

   Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi  quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy  của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là  người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng  đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh  về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.

    Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. "Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì  cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng,  không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng". Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị  của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là "giữ im lặng" trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó!  Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay chính trị, gắn liền vào cuộc đời của  người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn  nhận hay không muốn nhận. Lại nữa, nếu bạn là một "con người" đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn  không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm  trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với  dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.
     Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn  có quyền tự do "không thích  chính trị". Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không  thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại  với CS. Tôi nghỉ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự toại, thụ hưởng  thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.


     Tôi cũng chẳng có ý nghỉ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng  đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa  lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng  , chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên  hệ với CS mà không mang chất chính trị trong  đó.

  Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có  dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng "ảo" ông công an thật dễ thương dễ  mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn !

  Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu  thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới  "fair" với tôn chỉ "không thích chính trị" của bạn
. Chắc là việc nầy  không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn? Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầy.
 
Chào Bạn..

Nguyen Sang

Người dân ồ ạt “xin” xuất ngoại

Người dân ồ ạt “xin” xuất ngoại

TP Vinh, Nghệ An:Thứ tư, 02/03/2011GiadinhNet- Phòng Xuất nhập cảnh Nghệ An những ngày này luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng do người dân thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ùn ùn đến làm thủ tục "xin" xuất ngoại.

Các dịch vụ giữ xe, photo, ăn uống... vì thế cũng được dịp bùng phát.

Description: http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/02/xuatngoai1.jpg
Người dân đến làm thủ tục xuất ngoại tăng đột biến. Ảnh: T.G

Quá tải người dân đến làm thủ tục
Mới 7 giờ sáng, nhưng tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh Nghệ An ở đường An Dương Vương phường Trường Thi (TP Vinh) đã chật kín người dân đến làm thủ tục giấy thông hành và hộ chiếu.

Trao đổi với chúng tôi, Đại úy việt gian Thúc Văn Đức, Đội trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Nghệ An cho biết, lượng người dân đến làm hồ sơ xin cấp hộ chiếu và giấy thông hành tăng đột biến so với ngày thường. Trung bình mỗi ngày, Phòng nhận và giải quyết cho hơn 1.000 hồ sơ xin cấp hộ chiếu và hơn 200 hồ sơ xin cấp giấy thông hành, tăng gấp 5 lần so với những ngày thường.

Description: http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/02/xuatngoai2.jpg
Phải đứng tràn ra cả bên ngoài.
Để bà con được làm thủ tục nhanh, không phải chờ, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã huy động lực lượng tối đa 100%. Không những tăng quân số còn tăng cả thời lượng làm việc. Buổi sáng làm việc từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 1 giờ 30 đến 5 giờ 30 nhưng vẫn không giải quyết hết được hàng nghìn bộ hồ sơ trong ngày. Công an tỉnh Nghệ An đã phải điều động thêm người đến hỗ trợ công việc để giúp bà con làm thủ tục nhanh gọn.

Đội trưởng Đức cho biết thêm: Tính đến ngày 26/2, phòng đã cấp hơn 8.000 hộ chiếu và hơn 2.000 giấy thông hành. Từ đầu năm tới nay người nước ngoài đến Nghệ An gồm 172 đoàn, 1.399 lượt người, trong đó có 22 đoàn, 53 lượt người có chương trình làm việc.

Description: http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/02/xuatngoai3.jpg
Nhiều dịch vụ có dịp ăn theo vì sự “quá tải”
Các dịch vụ ăn theo bùng phát
Theo quan sát của chúng tôi, do nhu cầu làm hồ sơ hộ chiếu và giấy thông hành tăng cao, nhiều dịch vụ ăn theo được dịp “bùng nổ”. Nhiều người dân mới dừng xe đã bị nhiều đối tượng vây kín, đưa ra nhiều "lời mời gọi" như: Giữ xe, cân đo, chụp ảnh, viết hộ tờ khai...

Xung quanh Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các nhà dân được trưng dụng làm nơi gửi xe, giá gửi xe máy mỗi lần là 3.000- 5.000 ngàn đồng. Nếu ai thuê chụp ảnh hoặc viết tờ khai thì được miễn phí giá gửi xe. Nhiều dịch vụ ăn theo như cân đo, ép dẻo, ăn uống "mọc" ra gây mất trật tự, tạo nên cảnh nhốn nháo.
Chị Nguyễn Thị Tâm, quê ở Thanh Chương cho biết: Do các thủ tục chị nắm chưa rõ lắm nên chị đã phải nhờ dịch vụ. Theo chị Tâm thì giá cả cũng không đắt đỏ lắm vì chỉ mất 50.000 đồng nhưng người ta làm cho mình từ A - Z.

Quá tải ở trụ sở của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, bên ngoài các dịch vụ lại tự phát nở rộ tạo nên cảnh lôn xộn, ồn ào, chen lấn. Vì thế, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã phải yêu cầu chính quyền địa phương, đội trật tự đô thị hỗ trợ nhằm hạn chế tối đa việc các đối tượng bên ngoài lợi dụng "móc túi' người dân.

Dấu hiệu của một sự sụp đổ rất gần

Dấu hiệu của một sự sụp đổ rất gần


Nếu theo dõi thì chúng ta sẽ thấy các sự kiện dưới đây sẽ báo hiệu cho sự sụp đổ của bọn Việt Gian Cộng sản trong ngày rất gần đây thôi .


1) Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa ra thông báo truy lùng các tên tội phạm về di trú (chúng ta phải hiểu là Trung Cộng và Việt Nam Cộng sản là nhiều nhất).

2) Văn phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ đóng cửa vĩnh viễn vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.

3) Thụy Điển đã đóng cửa Tòa Đại Sứ của họ ở Việt Nam.

4) Anh Quốc đã chấm dứt chương trình viện trợ cho Việt Nam .

5) Hiện nay người dân Việt Nam rút tiền khỏi ngân hàng của nhà nước để mua vàng và đô la dự trữ, vì có tin đồn là chế độ Việt Gian Cộng sản sẽ xụp đổ trong nay mai (bọn Việt Gian Cộng sản đang ra lệnh cấm, nhưng đã muộn).

6) Giá cả nhu yếu phẩm ở Việt Nam gia tăng một cách phi mã, (xăng, điện, gạo, thịt ..v.v..) và sẽ còn tăng nửa . Riêng Trung Cộng thì dầu dự trữ của họ cũng chỉ được 1 tháng là hết .

7) Thị trường chứng khoán Việt Nam đang sụp đổ, nền kinh tế khánh tận, không còn tiền trả nợ, và Việt Nam không thể xuất và nhập cảng được nửa.

8) Các cuộc cách mạng đang nổi lên khắp nơi để lật đổ các chế độ thối nát, độc tài, tham lam, tham nhũng tại các quốc gia như: Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, Bahrain, Algeria, Jordan, Iran, Albania, Bắc Hàn, Trung Cộng ... Cuộc cách mạng này đã và đang tiến đến Việt Nam trong thời gian tới đây .

9) Hiện nay tại Việt Nam giá vé máy bay xuất ngoại (khứ hồi - round trip) được bán với giá rẻ mạt gần như cho không, chỉ trên dưới $50 dollars. (Như vậy Hà Nội đã có chiến dịch mở cửa cho tất cả các đảng viên của chúng rời khỏi VN, khi tình hình Việt Nam nổ ra biến động - lời của Van Tran).

Văn phòng USCIS ở TP hcm (VN) đã có lệnh đóng cửa

Trong thông cáo đưa ra ngày hôm 8 tháng 3, 2011, Sở Di Trú Hoa Kỳ cho hay sẽ đóng cửa vĩnh viễn văn phòng xét duyệt hồ sơ di trú tại Sài Gòn (TP hcm) kể từ ngày 31/3/2011. Tất cả các hồ sơ duyệt xét về di trú được chuyển sang văn phòng di trú tại Bangkok, Thái Lan.

Văn phòng liên lạc tại Thái Lan là: 84-8-3520-4200,
hoặc qua địa chỉ:

American Consulate General
4 Le Duan Street, District 1
Ho Chi Minh City

Vietnam

The Consular Section will send other applications and petitions to the USCIS Field Office in Bangkok, Thailand.
Individuals may contact the USCIS Bangkok Field Office by telephone, 02-205-5352 (within Thailand) or 011-662-205-5352(from the United States); fax, 02-255-2917;

Regular Mail
Express Mail
DHS/USCIS Bangkok
c/o American Embassy
Box 12
APO AP 96546
DHS/USCIS
Sindhorn, Tower 2, 15th Floor
130-133 Wireless Rd.
Lumpini Pathumwan

Bangkok Thailand
10330

Phương Pháp "trị thủy" kìm kẹp các quốc gia hạ nguồn của Trung Cộng

Phương Pháp "trị thủy" kìm kẹp các quốc gia hạ nguồn của Trung Cộng

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China1.jpg
Dương Tử – con sông dài thứ 3 trên thế giới là tuyến đường thủy huyết mạch của Trung Quốc. Dương Tử xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông và đổ ra Thái Bình Dương ở Thượng Hải.

Khu vực phụ cận sông Dương Tử chịu ngập lụt, ô nhiễm và thay đổi qui luật sống. Trong ảnh, một quan chức Trung Quốc đang bơi thuyền trên sông gần đập Tam Hiệp. Mặt hồ chứa đầy vữa và rác thải có nguồn gốc từ trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên.

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China2.jpg
Sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi đã gây ra lũ lụt và ô nhiễm. Một vài giải pháp đã được đưa ra để cải thiện tình hình. Trong ảnh, là một thuyền thu gom rác thải gần Wuxi tại tỉnh Giang Tô.

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China3.jpg

“Kênh dẫn nước vĩ đại” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là trung tâm thu hút du lịch. Vì vậy, dòng kênh được đầu tư và chú ý nhiều hơn so với nhiều nơi khác tại Trung Quốc.

Năm 2007, thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải thiện chất lượng nước cho con sông. Đây là một dự án trọng điểm của quốc gia.

Theo OECD, mỗi năm có hơn 300 triệu người phải uống nước nhiễm độc, và 190 triệu người bị bệnh do nguồn nước bị bẩn. Trong ảnh, một công nhân dọn dẹp rác thải trên “Kênh dẫn nước vĩ đại”  tại Bắc Kinh vào tháng 7/2007.

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China4.jpg
Một trong những kênh đào nằm ở dự án dẫn nước Bắc - Nam của Trung Quốc nhằm dẫn nước từ sông Dương Tử sang Hoàng Hà. Mục đích chính là cấp nước nuôi những vựa lúa lớn tại phía bắc và ngăn chặn lũ lụt.

Dự án này có giá trị lên tới 60 tỷ USD và là ước mơ của Mao Trạch Đông. Ông đã từng nói: “Nam nhiều nước, Bắc ít nước. Bằng mọi giá, dẫn nước từ phía nam lên phía bắc sẽ mang lại lợi ích lớn”.

Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối của nhiều nhà hoạt động môi trường vì sẽ mang nguồn nước ô nhiễm từ miền nam lên miền bắc.

Trong ảnh, một kênh dẫn nước tại phía bắc tỉnh Hồ Bắc. Những nông dân tại khu vực này đang phải đối mặt với hạn hán nặng nề.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China5.jpg
Trung Quốc có khoảng số dân chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% lượng nước dự trữ của thế giới. 4/5 trong nguồn nước đó nằm ở miền nam.

Lưu vực sông Dương Tử là khu vực chứa nguồn nước chính dành. Trong ảnh, các công nhân xây dựng đang bảo dưỡng đập của hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China6.jpg
Đập Tam Hiệp là một biểu tượng của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử tại tỉnh Hồ Bắc. Công trình trị thủy vĩ đại này thiết lập 10 kỷ lục thế giới, bao gồm: tổ hợp thủy điện chống lũ hiệu năng cao nhất, nhà máy thủy điện lớn nhất, tiêu tốn nhiều tài nguyên đất, đá nhất, sử dụng nhiều xi măng nhất, lượng trữ nước lớn nhất, khả năng giải lũ lớn nhất, số người phải di cư lớn nhất (1,13 triệu người). Trong ảnh, lần xả nước lớn nhất vào năm 2010, và đã gây ra ngập lụt lớn vào tháng 7.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China7.jpg
Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành sau hơn 1 thập kỷ. Bên cạnh con đập lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng phải lo liệu cho biển người di tản và tác động môi trường rất lớn.

Tam Hiệp có mục đích trị thủy tại miền nam, tạo ra năng lượng sạch cho hệ thống siêu thành phố ở miền đông Trung Quốc. Các thành phố này đang phụ thuộc vào năng lượng sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tác động khủng khiếp đến môi trường đã làm nhạt nhòa mọi ích lợi của Tam Hiệp.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China8.jpg
Vùng Tam Hiệp là khu vực có giá trị quốc gia và lịch sử rất lớn, đã được Ủy ban Di sản văn hóa thế giới UNESCO bầu chọn vào năm 2001 và là tụ điểm du lịch lớn nhất của Trung Quốc. Khách du lịch có thể đi thuyền dọc theo dòng Dương Tử. Trong ảnh, một du khách đứng ngắm đập Tam Hiệp trước khi khánh thành vào năm 2006.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China9.jpg
Vùng hồ trữ nước của đập Tam Hiệp đã đạt tới độ cao đỉnh vào năm 2008, và nhấn chìm 400 dặm vuông đất đai – ước tính vào khoảng 13% khu bảo tồn Tam Hiệp.

Xây dựng đập phụ là một hạng mục lớn của công trình đập Tam Hiệp. Đập phụ có tác dụng tạm thời giữ nước không gây ngập công trình chính. Đập phụ được phá hủy vào tháng 6/2006, trong vòng 12 giây. Lực phá hủy của khối thuốc nổ đủ phá sập 400 toàn nhà 10 tầng.

Trước khi tiến hành phá hủy đập phụ, tổng công trình sư Tam Hiệp đã phải trấn an dân chúng rằng vụ nổ sẽ không gây ra động đất. Trong ảnh, một công nhân tiến hành thu gom rác khi các chuyên gia phá hủy đang tính toán công việc. Tổng cộng 192 tấn thuốc nổ đã được sử dụng tại 1.700 vị trí khác nhau.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China10.jpg
Trong hàng triệu người dân mất nhà cửa, có 22.000 người tới từ thị trấn Gongtan. Trước khi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động, thị trấn 1.700 năm tuổi này đã được bảo tồn rất tốt. Trong ảnh, công nhân đang xây dựng khu vực tái định cư cho người dân vào tháng 7/2008. Kiến trúc (quy hoạch, nhà cửa) của thị trấn mới giống hệt như thị trấn cũ.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China11.jpg
Ngày 12/5/2008, trận động đất 7,9 độ Richter tại tỉnh Tứ Xuyên, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và 18.000 người khác vẫn đang mất tích. Sau trận động đất, nhiều nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cho rằng động đất có thể gây ra bởi hồ chứa Tử Bình Bạc, cách dải biến động địa chất chưa tới 1,5 km. Trong ảnh, người dân sống sót đang lật tìm người thân dưới đống đổ nát ở các căn nhà ở quận Vấn Xuyên, sau trận động đất.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China12.jpg
Với 320 triệu tấn nước nằm tại hồ chứa Tử Bình Bạc, hồ chứa này có thể là nguyên nhân gây ra động đất. Bản thân đập Tử Bình Bạc cũng bị nứt vỡ do động đất. Theo tính toán, áp lực của hồ chứa gấp 25 lần so với áp lực tự nhiên mà các chuyển động địa tầng gây ra.

Dương Tử là ngọn nguồn của nhiều cơn lũ lụt. Và đây là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc dùng mọi khả năng có thể để thuần phục dòng sông. Đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu cơn lũ cực lớn diễn ra với tần suất 1 lần/10.000 năm.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China13.jpg
Năm 2010, lưu vực Dương Tử có lượng mưa cao hơn khoảng 15% so với các năm khác. Đập Tam Hiệp chịu “bài thử nghiệm” lớn nhất kể từ khi được hoàn thành vào ngày 20/7/2010, khi lưu lượng nước tại đập lên tới 70.000 m3/giây.

Chính quyền đã rất vất vả sơ tán những người sinh sống tại đường đi của lũ. Hàng vạn bao cát đã được đặt hai bên bờ sông Dương Tử. Trong ảnh là quang cảnh nước sông Dương Tử tràn bờ 25 m tại thành phố Vũ Hán vào tháng 9/2008. Vùng Vũ Hán luôn phải hứng chịu những cơn mưa lớn vào mùa hè.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China14.jpg
Một công nhân Trung Quốc dọn dẹp đống đổ nát từ các tòa nhà bị lũ phá hủy tại thành phố Vũ Hán.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China15.jpg
Mặc dù đập Tam Hiệp đã được thiết kế dựa trên những số liệu của trạng thái thời tiết “cực đoan” nhất nhưng trận lũ vào năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.200 người, chủ yếu là do lở đất. Dòng nước chảy qua đập Tam Hiệp bị tắc do những đống đổ nát trôi nổi lớn. Lớp rác dày tới mức người có thể đi lại phía trên.

Trong ảnh, một công nhân đang dọn dẹp đống đổ nát tại Vũ Hán. Trận lũ gây thiệt hại 22 tỷ USD đã làm dấy lên câu hỏi không mấy dễ chịu về “chiến dịch xây đập của Trung Quốc” – một nền tảng hướng tới sự phát triển kinh tế trong tương lai hay cái hố đưa cả đất nước vào thảm họa.

Hiện Mêkông được xếp vào danh sách 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt trên thế giới. Mực nước sông Mêkông, con sông dài nhất Đông Nam Á – đã xuống thấp nhất trong vòng 50 năm, Vào thời điểm này, ĐBSCL đang vào mùa nước nổi, thế nhưng thực tế, miền Tây Nam Bộ của ta đói lũ… Nhiều người cho rằng tình trạng này có phần trách nhiệm lớn của các đập thủy điện Trung Quốc. Quan điểm của ông?
Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam: Dư luận chung thường gắn thủy điện với tai họa. Thủy năng bản thân là năng lượng sạch, có nước sử dụng đến 100% điện năng là thủy năng. Trên thế giới, không có nước nào có nguồn thủy năng mà lại bỏ không cả.
Tuy nhiên, phát triển thủy điện cũng có mặt trái của nó và ta phải tìm mọi cách để hạn chế. Cũng giống như dùng lửa vậy, không phải vì sợ cháy nhà mà chúng ta tuyệt đối không dùng.
Nếu vận hành tốt, các hồ thủy điện còn giúp điều tiết lũ, hạn chế hạn cho vùng hạ du. Tuy nhiên, giữa yêu cầu dùng điện và các yêu cầu khác có nhiều lúc xung đột.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/MTaydoilu1.jpg
Lũ không về, nước chỉ lấp xấp trên các cánh đồng đầy cỏ. Ảnh: Trung Thanh

Việc hạn hán, lũ lụt xảy ra, tội không phải do thủy điện mà do người vận hành thủy điện đã quên cân nhắc các lợi ích khác trong quá trình vận hành nhà máy. Thay vì điều tiết cắt lũ, các khi lũ về, các hồ lại xả thêm nước tích trước đó, gây lũ lớn hơn ở vùng hạ du. Ngược lại, trong mùa khô, các đập muốn sản xuất điện phải tích nước, gây cạn nguồn, tạo hạn hán ở khu vực hạ du.
Trong trường hợp sông Mêkông, Trung Quốc không phải là nước duy nhất phát triển thủy điện trên dòng Mêkông. Các nước ven sông đều phát triển thủy điện trên lưu vực, cả trên dòng chính và dòng nhánh.
Sông Lan Thương (tên phần sông Mêkông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chạy từ nơi có độ cao 4000-5000 m so với mực nước biển về tới Vân Nam để sang vùng hạ du chỉ có độ cao 300-400 m, tiềm năng thủy năng rất lớn, Trung Quốc phải tận dụng. Trong kế hoạch, Trung Quốc sẽ phát triển 14 đập trên dòng chính, trong đó 4 đập đã hoàn thành và đang thi công 4 đập khác. Các đập còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế.
Với việc đói lũ ở ĐBSCL, các đập của Trung Quốc có ảnh hưởng nhưng không nhiều, vì khoảng cách khá xa. Phát triển đập ở khu vực 3 nước hạ du khác là Thái Lan, Lào, Campuchia sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ĐBSCL.
Đương nhiên, tình trạng hạn trên dòng Mêkông có tác động từ việc tích nước của các hồ chứa ở Trung Quốc, nhất là hai hồ chứa lớn mới xây xong, lại bắt đầu tích nước vào đúng mùa khô.
Tuy nhiên, nếu đổ lỗi hạn lớn ở ĐBSCL cho thủy điện Trung Quốc là chưa công bằng. Năm nay tình hình khô hạn hơn, do biến đổi khí hậu.
Lo chuyển nước ra khỏi Mêkông
Như ông nói, việc đói lũ ở miền Tây Nam Bộ không chịu tác động nhiều từ việc Trung Quốc xây dựng các đập lớn, nghĩa là Việt Nam không phải quan ngại về việc Trung Quốc phát triển các đập này, thưa ông?
Việc xây dựng các đập sẽ ảnh hưởng đến môi trường, dòng chảy và thủy sản. Ở nhiều nước, cùng với việc xây dựng hệ thống đập thủy điện, người ta đầu tư làm đường riêng cho cá đi. Việc này tốn kém nhưng bảo vệ sinh thái. Đáng tiếc, với các đập trên sông Mêkông, không ai tính tới điều này.
Hơn nữa, vấn đề sông Mêkông còn là nguy cơ chuyển nước từ sông Mêkông sang lưu vực khác. Hiện Thái Lan muốn làm, Trung Quốc cũng đang tính.
Trung Quốc đã thực hiện chuyển nước từ miền Trung, Nam Trung Quốc sang miền Bắc, phục vụ nhu cầu của Bắc Kinh, Thiên Tân. Đó là một dạng “vạn lý trường thành” mới, đưa nước vượt sông Hoàng Hà lên phía Bắc.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/MTaydoilu0.jpg
Năm nay, người mua xuồng đánh cá cũng chẳng thấy đâu. Ảnh: An Bang

Nước ở sông Dương Tử, miền Trung Trung Quốc đang dồi dào, đủ đáp ứng yêu cầu hiện tại, nhưng sẽ đến lúc, nhu cầu tăng lên, nước sông Dương Tử không đủ đáp ứng. Trong khi đó, có đoạn ở Vân Nam, sông Dương Tử và sông Lan Thương (tên đoạn sông Mêkông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chỉ cách nhau 60-70 km. Với kĩ thuật hiện nay, việc tạo đường hầm thông hai sông không quá khó với Trung Quốc.
Với Thái Lan, nước này có hai yêu cầu sử dụng nước: để tưới cho vùng Đông Bắc Thái Lan và chuyển nước sang sông Chao Phraya đáp ứng nhu cầu nước ở Băng Cốc và hạn chế lún sụt bằng các tiếp nước cho nước ngầm ở đây. Việc lấy nước đương nhiên phải diễn ra vào mùa khô, sẽ là mối nguy lớn với khu vực hạ nguồn Mêkông, nhất là ĐBSCL của Việt Nam.
Mặc dù từ xưa các nước đã cam kết không có chuyện chuyển nước ra khỏi dòng Mêkông nhưng đó cũng là vấn đề đáng lo về lâu dài.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Chuyện gì sẽ xẩy ra?




Chuyện gì sẽ xẩy ra?

Lữ Giang

Nước Mỹ đang trải qua giai đoạn bối rối về cả đối nội lẫn đối ngoại.
Bên trong, Đảng Cộng Hoà và Đảng Dân Chủ đang tìm cách hạ nhau qua đạo luật ngân sách. Ngày 19.2.2011, Hạ viện với sự kiểm soát của Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu cắt giảm 61 tỷ USD chi tiêu của liên bang đến cuối tháng 9/2011 trong tổng số ngân sách 3 ngàn 7 tỷ USD mà Tổng thống Obama đề nghị. Lập tức, Thượng viện do Đảng Dân Chủ nắm đa số đã bác bỏ việc cắt giảm này, còn Tổng Thống Obama dọa phủ quyết. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell thuộc Đảng Dân Chủ cho rằng thà làm sụp đổ chính phủ hơn là nhượng bộ việc cắt giảm ngân sách. Thượng Nghị Sĩ John Boehner thuộc Đảng Cộng Hòa phản pháo rằng đảng này đang “giải phóng nền kinh tế Mỹ khỏi mức chi tiêu quá tầm kiểm soát”.
Trong khi đó bên ngoài, Toà Bạch Ốc đang bấn xúc xích về các cuộc “cách mạng hoa lài” đang nổi lên ở Trung Đông và Bắc Phi, vì nó đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Hoa Kỳ. Nếu không được lèo lái một khéo léo, các cuộc “cách mạng” này, dù ở Ai Cập, Yemen, Libya hay Bahrain..., bị nhóm Hồi Giáo quá khích chiếm đoạt, đưa giáo quyền ra lãnh đạo thế quyền, thì đó là một thảm hoạ.
VƯỚT RA KHỎI TẦM KIỂM SOÁT?
Với Ai Cập, Hoa Kỳ đã chuẩn bị thay thế Tổng Thống Mubarak từ năm 2008, vì Mubarak đã quá già và bệnh hoạn, không còn điều khiển đất nước được. Trong những năm cuối, gần như Mubarak không còn quan tâm gì đến các khuyến cáo của Mỹ.
Tài liệu được Wikileaks tiết lộ cho thấy một số giới trẻ đã được huấn luyện tại chỗ hay đưa qua Mỹ huấn luyện để khởi động một chiến dịch nỗi dậy chống Tổng Thống Mubarak. Có nhiều dầu hiệu cho thấy một số tướng lãnh trong quân đội Ai Cập cũng đã được tuyển chọn để thay thế Mubarak và lãnh đạo chính quyền mới gióng như Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu của VNCH.
Khi cuộc “cách mạng hoa lài” được phát động tại Ai Cập, ngày 1.2.2011 Tổng Thống Obama đã công khai khuyến khích. Ông nói với những người biểu tình: "Nhân dân Ai Cập và các bạn thanh niên Ai Cập, chúng tôi đã nghe được tiếng nói của các bạn, nguyện vọng của các bạn."
Nhưng việc tiến hành một cuộc bầu cử để đưa những người của Mỹ lên không phải là chuyện dễ dàng. Ông Barry Rubin, giám đốc về Nghiên Cứu Toàn Cầu, cho biết một cuộc thăm dò cho thấy có 59% người Ai Cập muốn thiết lập một chế độ Hồi Giáo, chỉ có 27% muốn canh tân đất nước. Còn Hội Huynh Đệ Hồi Giáo, một hội có thế lực nhất hiện nay trong khối A Rập, nói rõ họ không chấp nhận những người có dính líu đến Mubarak, tức các tướng lãnh của chế độ Mubarak mà Mỹ chuẩn bị để đưa lên. Chưa biết Mỹ sẽ xào bài như thế nào.
Ở đảo quốc Bahrain, nơi đặt căn cứ Đệ Ngũ Hạm Đội của Mỹ, chính quyền nước này đã lưu ý Hoa Kỳ từ lâu rằng nhóm Shiite được Iran yểm trợ sẽ nổi dậy để đòi hỏi các quyền lợi của họ. Một giáo sĩ cao cấp Iran đã từng coi Bahrain như tỉnh thứ 14 của Iran. Nhưng Hoa Kỳ nói không có dấu hiệu nào cho thấy có sự can thiệp của Iran. Nay thì nhóm Shiite đa số đang đứng lên đòi các quyền của họ. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đã không tiên liệu đầy đủ những gì sẽ xẩy ra ở Bahrain.
Khi “cách mạng” qua tới Yemen hay Libya, Mỹ đành bó tay.
NHÌN VỀ ĐẤT NƯỚC LIBYA
Libya là một quốc gia tại Bắc Phi, có biên giới phía bắc giáp Địa Trung Hải, đông giáp Ai Cập, đông nam giáp Sudan, nam giáp Tchad và Niger, tây giáp Algérie và Tunisia.
Libya có diện tích 1.759.540 kilômét vuông, là nước rộng thứ tư ở Phi Châu và thứ 17 trên thế giới, nhưng sa mạc bao phủ hầu gần như toàn bộ vùng đông và nam Libya. Đây là một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới.
Dân số Libya chỉ khoảng 5,6 triệu dân, 90% dân số sống trên một vùng chưa tới 10% lãnh thổ, đa số dọc theo bờ biển. 97% là các tín đồ Hồi giáo và hầu hết đều theo giáo phái Sunni.
NHÂN VẬT GADDAFI
Muammar Abu Minyar al-Gaddafi sinh ngày 7.6.1942 tại Bedouin. Ông lớn lên tại vùng sa mạc Sirte và học tiểu học ở trường dạy kinh Koran rồi vào trường dự bị Sebha ở Fezzan từ năm 1956 đến năm 1961. Ông có tám con, bảy người là con trai. Con trai lớn nhất là Muhammad al-Gaddafi.
Gamal Abdel Nasser, tổng thống nước Ai Cập, được Gaddafi coi như thần tượng. Ông và một số bạn hữu đã quyết định thành lập nhóm “chiến binh cách mạng” để đấu tranh và tiến tới nắm chính quyền. Năm 1961, Gaddafi bị trục xuất khỏi Sebha vì các hoạt động chính trị. Năm 1963, ông vào Học Viện Hàn Lâm Quân Sự (Military Academy) ở Benghazi và tốt nghiệp với cấp bậc trung úy rồi phục vụ tại căn cứ của Cục Truyền Tin (Signal Corps) ở Gariunis. Ông cũng đã học ở University of Benghazi và tốt nghiệp với bằng sử học. Năm 1965, ông được gởi đi thụ huấn tại Staff College của Quân đội Anh, trở về năm 1966 và được thăng lên đại úy.
Ngày 1.9.1969, một nhóm sĩ quan quân đội nhỏ do Gaddafi lãnh đạo đã tổ chức một cuộc đảo chính không đổ máu lật đổ Vua Idris I lúc đó đang trị bệnh ở Hy Lạp. Nhóm này tuyên bố huỷ bỏ chế độ quân chủ và thành lập Cộng Hoà Libya Ả Rập (Libyan Arab Republic) được lãnh đạo bởi “Hội Đồng Lãnh Đạo Cách Mạng” do Gaddafi làm Tổng Bí Thư. Tuy nhiên, Gaddafi không muốn nhận cấp tướng mà chỉ thăng cho ông từ cấp đại úy lên đại tá. Từ đó, cái tên Đại Tá Gaddafi dính liền với cuộc đời ông.
Ông trục xuất hết người ngoại quốc, quốc hữu hóa tất cả tài sản của họ và tuyên bố thành lập "Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo". Nhưng ông không theo chủ nghĩa xã hội của Liên Sô mà sáng chế một chế độ xã hội chủ nghĩa riêng của Libya. Chủ nghĩa này dựa trên thế quyền hơn là giáo quyền và được mô tả trong một tập sách gọi là “Sách Xanh”.
Năm 1977, ông đổi từ chế độ cộng hoà qua một chế độ mới mà ông gọi là "JAMAHIRIYA". Đây là một thành ngữ của tiếng A Rập, được dịch ra tiếng Anh là "state of the masses", tức “nhà nước của đại chúng”. Đứng đầu “nhà nước đại chúng” là Đại hội Nhân dân do Gaddafi làm Tổng Thư Ký.
Gaddafi quyết định dùng bạo lực để loại bỏ tất cả những thành phần chống đối ở trong cũng như ngoài nước. Tháng 4 năm 1980, Ủy Ban Lãnh Đạo Cách Mạng đã gởi các đội ám sát của Libya ra ngoại quốc để giết những người đối lập. Được biết đã có 8 người bị ám sát, trong đó có 5 người ở Ý.
CON CHÓ ĐIÊN CỦA TRUNG ĐÔNG
Gióng như Nasser, ông chủ trương thống nhất tất cả các nước A Rập lại và thành lập một quốc gia A Rập. Năm 1972, ông đề nghị thành lập một "Liên bang các nước Cộng hoà A Rập" gồm ba nước Libya, Ai Cập và Syria, nhưng bất thành. Năm 1974, ông ký với Tunisia một hiệp ước sát nhập hai nước lại thành một nước, nhưng không thi hành được.
Cũng như Cộng Sản trước đây, ông chống lại các quốc gia Tây phương và cổ vỏ “phong trào giải phóng” tại các nước Hồi Giáo, đặc biệt là tại Tây Phi, nhất là ở Sierra Leone và Liberia. Ông ủng hộ các lực lượng chống chính phủ tại Châu Phi hạ Sahara và kêu gọi các nước Hồi Giáo thành lập “một nhà nước Hồi Giáo Saharan”, tức một nước Hồi Giáo thuộc vùng sa mạc Sahara.
Năm 1973, ông tranh cãi với nước Chad ở phía nam và đem quân chiếm Dải Aouzou. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1987 mới ngưng bắn. Cuối cùng, Libya phải trả lại Dải Aouzou cho Chad theo phán quyết ngày 13.2.1994 của Tòa Án Quốc Tế.
Gaddafi đã liên kết với Ai Cập để ủng hộ phong trào Palestine và chống lại Israel, nhưng khi Ai Cập ký hiệp ước hoà bình với Israel, ông đi theo Liên Sô và nhận máy bay siêu âm Mig-25 của Liên Sô.
Đặc biệt, Gaddafi chủ trương đưa khủng bố đến các nước Tây phương, chẳng hạn như cung cấp tài chính cho "Phong trào Tháng 9 Đen" gây ra vụ thảm sát tại Olympics ở Munich vào mùa hè năm 1972, vụ đánh bom vũ trường Berlin năm 1986 làm thiệt mạng 3 người và làm bị thương hơn 200 người, vụ bắt cóc một số bộ trưởng dầu mỏ A Rập Saudi và Iran sau đó thả ra, v.v. Tổng Thống Reagan đã gọi Gaddafi là "Con chó điên của Trung Đông". Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã thi hành lệnh cấm vận đối Libya kể từ năm 1982 và Hoa Kỳ đã có các biện pháp mạnh đối với Libya.
Thế nhưng, ngày 21.12.1988 hai người Libya đã đặt bom trên  chiếc Boeing 747 trong chuyến bay 103 của Pan Am khiến chiếc máy bay này nổ tung trên bầu trời Lockerbie, Scotland. Toàn thể 259 hành khách cùng phi hành đoàn và 11 người dưới đất đã thiệt mạng khi phi cơ đâm xuống thị trấn Lockerbie, trong đó có đến 189 người là công dân Mỹ. Với sự trung gian của tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm 1997 và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, năm 1999 Gaddafi đã đồng ý giao nghi can của vụ đặt chất  nổ này cho Hà Lan để xét xử theo luật Scotland. Sau khi Abdelbaset Ali Mohmed Al Megrahi bị kết án, Libya đồng ý trả cho các nạn nhân một khoản bồi thường lên tới 2.7 tỷ USD.
QUAY TRỞ LẠI 180 ĐỘ
Kinh nghiệm cho Gaddafi thấy rằng chống lại Mỹ và các quốc gia Tây phương chỉ đưa Libya đi vào ngỏ cụt, nên ông đã quay 180 về phía Tây phương. Russell Shortt, một cố vấn về phát triển kinh tế, cho rằng các biện pháp chế tài đã làm tê liệt Libya và giá dầu bị hạ xuống liên tiếp đã thúc buộc Gaddafi phải thiết lập quan hệ mới với Tây phương. Tháng 9 năm 2003, Liên Hiệp Quốc đã huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Libya và tháng 12 năm 2003 Libya thông báo sẽ từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí giết người hàng loạt, bình thường hóa quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ.
Bước đi đầu tiên của Libya là xin gia nhập WTO và tư nhân hoá công việc kinh doanh để  tạo nền tảng cho một quá trình chuyển tiếp tới một nền kinh tế thị trường. Thời thủ tướng Shukri Ghanem được coi là giai đoạn bùng nổ thương mại. Nhiều ngành công nghiệp do chính phủ quản lý thời trước đã được tư nhân hoá. Nhiều hoạt động kinh doanh đã được mở rộng, trong đó có việc biến chế các sản phẩm của dầu lửa, sản xuất sắt thép và nhôm thay vì chỉ chế biến nông sản như trước. Một số công ty dầu lửa quốc tế như Shell và Exxon Mobil đã quay lại Libya.
Kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu từ dầu khí, số thu này chiếm gần 1/4 GDP và toàn bộ ngành xuất khẩu. Libya có thể sản xuất 1.600.000 barrels mỗi ngày. Với dân số nhỏ bé nhưng lại có nguồn thu lớn khiến GDP tính theo đầu người của Libya lên đến 12.500 USD, cao nhất Châu Phi, và cho phép nước này cung cấp cho người dân một hệ thống an sinh xã hội cao và rộng rãi đáng kinh ngạc, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục. Mức nghèo ở Libya được coi là thấp.
Libya có 1,7 triệu học sinh và sinh viên, trong đó có hơn 270.000 sinh viên đang theo học tại các trường đại học. Giáo dục ở Libya được miễn phí và mọi người bị bắt buộc học cho đến cấp hai. Tỷ lệ dân số biết đọc và biết viết đạt tới 82,6%, cao nhất vùng Bắc Phi.
Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Libya hiện nay được coi là đã chín muồi để hiện đại hóa và thu hút đầu tư ngoại quốc. Lối phát triển này thường được gọi là “Libya Style” (Kiểu Libya).
CHUYỆN PHẢI ĐẾN ĐÃ ĐẾN
Nhiều phân tích gia tin rằng Libya khó thoát khỏi cơn biến loạn vì nằm trong vùng địa chấn của Tunisia và Ai Cập và có nhiều yếu tố làm mồi cho những cuộc nổi dậy. Chuyện đó đang xẩy đến.
Tên “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” (Jasmine Revolution) là do Zied El Hani, một blogger và là ký giả của tờ Essahafa ở Tunisia đặt cho cuộc nổi dậy lật đổ Tổng Thống Ben Ali ở Tunisia vì hoa lài là quốc hoa của Tunisia (Tunisia's national flower).
Trong hơn thập kỷ vừa qua, kể từ khi cuộc cách mạng ở Czech năm 1989, một cuộc cách mạng bất bạo động, không đổ máu, được các nhà tranh đấu đặt cho cái tên là “Cuộc Cách Mạng Nhung” (Velvet Revolution), các cuộc cách mạng bất bạo đông tiếp theo thường được đặt bằng tên một loài hoa hay những màu sắc như “Cuộc Cách Mạng Hồng” (Rose Revolution) ở Georgia, “Cuộc Cách Mạng Cam” (Orange Revolution) ở Ukraine, “Cuộc Cách Mạng Xanh” (Green Revolution) ở Iran. v.v. Cuộc cách mạng ở Tunisia khi đến Libya không còn là “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” nữa!
Ngày 16.2.2011, hàng trăm người biểu tình tại thành phố Benghazi của Libya đã đụng độ với cảnh sát và các ủng hộ viên chính phủ. Đây là thành phố lớn thứ hai ở Libya với dân số khoảng 670.000 người. Các cuộc biểu tình đã nổi lên sau khi Luật sư Fathi Terbil thuộc Hội Gia Đình Hồi Giáo Châu Phi, một nhân vật đấu tranh nổi tiếng đã bị bắt. Luật sư này đã được thả ra nhưng các cuộc biểu tình vẫn được tiếp tục. Họ phản đối về tình trạng thất nghiệp, giá sinh hoạt tăng cao, tham nhũng và lối cai trị độc đoán, v.v. Mặc dầu chính quyền đàn áp thẳng tay, các cuộc biểu tình vẫn càng ngày càng gia tăng.
Hôm 21.2.2011, Đại Tá Gaddafi xuất hiện trên truyền hình quốc gia Libya tuyên bố:
"Tôi hài lòng vì đã nói trước thanh niên ở Quảng trường Xanh tối nay. Tôi muốn nói rõ với họ rằng tôi đang ở Tripoli chứ không phải Venezuela. Đừng có tin những kênh nước ngoài, chúng chỉ là những con chó thôi".
Tổng Thống Gaddafi đã xuất hiện sau khi có tin ông đã bỏ trốn qua Venezuela. Lúc đó lực lượng an ninh và người biểu tình đã đụng độ nhau đêm thứ hai tại thủ đô Tripoli. Các nhân chứng nhìn thấy máy bay chiến đấu và trực thăng bắn vào những người biểu tình trong thành phố. Quân đội Libya lên tiếng khẳng định họ sẽ quét sạch những phần tử chống chính phủ.
Hiện nay chưa ai biết chính xác số người chết và bị thương là bao nhiêu. Trong vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989, theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có hơn 4000 người chết, trên 40.000 người bị thương.
RỒI SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Kể từ ngày “cởi mở”, một số tổ chức đối lập đã xuất hiện ở Libya cũng như ngoại quốc, chẳng hạn như Hội Gia Đình Hồi Giáo Châu Phi, Hội Nghị Quốc Gia Của Đối Lập Libya, Mặt Trận Quốc Gia vì Sự Cứu Rỗi Libya, Ủy Ban Hành Động Quốc Gia Libya tại Châu Âu, Liên Đoàn Nhân Quyền Libya, v.v. Fathi Eljahmi là một nhân vật đối lập nổi bật, đã bị bỏ tù từ năm 2002 vì kêu gọi tăng cường dân chủ hoá tại Libya. Kẻ thù của Gaddafi dĩ nhiên là rất nhiều. Tháng 10 năm 1993, Gaddafi bị một số quân nhân Libya ám sát nhưng thoát nạn. Ngày 14.7.1996, những cuộc nổi loạn đẫm máu đã xảy ra sau một trận bóng đá tại Tripoli do con trai của Gaddafi tổ chức... Những sự kiện này cho thấy sự chống đối Gaddafi đã lên cao. Nhiều nhân vật hợp tác với Gaddafi thấy Gaddafi đang đi vào đường cùng, đã tìm cách chạy trước.
Vấn đề được đặt ra là nếu chế độ Gaddafi sụp đổ, chuyện gì sẽ xẩy ra ở Libya?
Đa số các tổ chức Hồi Giáo đều muốn thiết lập những chính quyền Hồi Giáo mạnh. Tổ chức Huynh Đệ Hôi Giáo, một tổ chức có thế lực nhất trong khối A Rập hiện nay, đã đưa cao khẩu hiệu: "Hồi Giáo là giải pháp” (Islam is the solution).
Ngay Gaddafi, sau khi đã bắt tay với Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương, vẫn còn nuôi tham vọng xây dựng một thế lực Hồi Giáo mạnh. Tháng 2 năm 2009, khi vừa được bầu làm Chủ Tịch Liên Minh Châu Phi tại Ethiopia, Gaddafi đã phát biểu: "Tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng các quốc gia có chủ quyền của chúng ta sẽ làm việc để thành lập Hợp Chúng Quốc Châu Phi."
Tháng 9 năm 2009, tại một cuộc họp thượng đỉnh Nam Mỹ và Châu Phi tại Isla Margarita ở Venezuela, Gaddafi cùng với Tổng Thống Hugo Chávez đã kêu gọi thành lập một “mặt trận chống đế quốc" trên khắp Châu Phi và Mỹ Châu Latin. Gaddafi đề nghị thành lập một “Tổ Chức Hiệp Ước Nam Đại Tây Dương” để đối đầu với NATO. Ông nói: "Các cường quốc thế giới muốn tiếp tục giữ quyền lực của họ. Bây giờ chúng ta phải chiến đấu để xây dựng quyền lực của riêng chúng ta."
Tâm trạng và chủ trương này xuất phát từ mặc cảm về sự yếu kém của Hồi Giáo. Mặc dầu số tín đồ Hồi Giáo trên thế giới năm 1998 được ước lượng khoảng 1.678.442.000, nhưng về chính trị, kinh tế, văn hóa và phát triển, các nước Hồi Giáo vẫn quá yếu kém nếu so với các nước Tây phương vốn theo tinh thần Thiên Chúa Giáo. Vì thế, các nước và các tổ chức Hồi Giáo luôn tìm cách củng cố sức mạnh của họ, nhưng không thành công vì các lý do chính sau đây:
1.- Chủ trương của Hồi Giáo quá lỗi thời, không còn phù hợp với thế giới văn minh ngày nay. Luật Shariah là một thí dụ điển hình. Việc lẫn lộn giữa giáo quyền và thế quyền và lòng cuồng tín tôn giáo đã gây trở ngại rất lớn cho việc hoà nhập với thế giới và phát triển.
2.- Dù tín điều, mục tiêu và tham vọng gióng nhau, các tổ chức Hồi Giáo không ngồi lại với nhau được vì những tranh chấp về quyền lực.
3.- Khối Hồi Giáo đã duy trì một nền văn hóa và cuộc sống quá thấp, không theo kịp nền văn minh mới của thế giới.
4.- Hồi Giáo không có khả năng thay đổi, trái lại luôn có những sự chống đối thay đổi. Do đó, Hồi Giáo không thể thích ứng với các biến chuyển của thời đại. Đây là một trở ngại lớn nhất.
Nếu chế độ Gaddafi sụp đổ và được thay thế bằng một chế độ “dân chủ Hồi Giáo” theo kiểu Afghanistan hay Iraq mà Mỹ sắp để lại thì đó là một đại họa.
Ngày 22.2.2011
Lữ Giang