Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Phương Pháp "trị thủy" kìm kẹp các quốc gia hạ nguồn của Trung Cộng

Phương Pháp "trị thủy" kìm kẹp các quốc gia hạ nguồn của Trung Cộng

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China1.jpg
Dương Tử – con sông dài thứ 3 trên thế giới là tuyến đường thủy huyết mạch của Trung Quốc. Dương Tử xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông và đổ ra Thái Bình Dương ở Thượng Hải.

Khu vực phụ cận sông Dương Tử chịu ngập lụt, ô nhiễm và thay đổi qui luật sống. Trong ảnh, một quan chức Trung Quốc đang bơi thuyền trên sông gần đập Tam Hiệp. Mặt hồ chứa đầy vữa và rác thải có nguồn gốc từ trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên.

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China2.jpg
Sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi đã gây ra lũ lụt và ô nhiễm. Một vài giải pháp đã được đưa ra để cải thiện tình hình. Trong ảnh, là một thuyền thu gom rác thải gần Wuxi tại tỉnh Giang Tô.

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China3.jpg

“Kênh dẫn nước vĩ đại” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là trung tâm thu hút du lịch. Vì vậy, dòng kênh được đầu tư và chú ý nhiều hơn so với nhiều nơi khác tại Trung Quốc.

Năm 2007, thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải thiện chất lượng nước cho con sông. Đây là một dự án trọng điểm của quốc gia.

Theo OECD, mỗi năm có hơn 300 triệu người phải uống nước nhiễm độc, và 190 triệu người bị bệnh do nguồn nước bị bẩn. Trong ảnh, một công nhân dọn dẹp rác thải trên “Kênh dẫn nước vĩ đại”  tại Bắc Kinh vào tháng 7/2007.

Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China4.jpg
Một trong những kênh đào nằm ở dự án dẫn nước Bắc - Nam của Trung Quốc nhằm dẫn nước từ sông Dương Tử sang Hoàng Hà. Mục đích chính là cấp nước nuôi những vựa lúa lớn tại phía bắc và ngăn chặn lũ lụt.

Dự án này có giá trị lên tới 60 tỷ USD và là ước mơ của Mao Trạch Đông. Ông đã từng nói: “Nam nhiều nước, Bắc ít nước. Bằng mọi giá, dẫn nước từ phía nam lên phía bắc sẽ mang lại lợi ích lớn”.

Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối của nhiều nhà hoạt động môi trường vì sẽ mang nguồn nước ô nhiễm từ miền nam lên miền bắc.

Trong ảnh, một kênh dẫn nước tại phía bắc tỉnh Hồ Bắc. Những nông dân tại khu vực này đang phải đối mặt với hạn hán nặng nề.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China5.jpg
Trung Quốc có khoảng số dân chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 7% lượng nước dự trữ của thế giới. 4/5 trong nguồn nước đó nằm ở miền nam.

Lưu vực sông Dương Tử là khu vực chứa nguồn nước chính dành. Trong ảnh, các công nhân xây dựng đang bảo dưỡng đập của hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China6.jpg
Đập Tam Hiệp là một biểu tượng của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử tại tỉnh Hồ Bắc. Công trình trị thủy vĩ đại này thiết lập 10 kỷ lục thế giới, bao gồm: tổ hợp thủy điện chống lũ hiệu năng cao nhất, nhà máy thủy điện lớn nhất, tiêu tốn nhiều tài nguyên đất, đá nhất, sử dụng nhiều xi măng nhất, lượng trữ nước lớn nhất, khả năng giải lũ lớn nhất, số người phải di cư lớn nhất (1,13 triệu người). Trong ảnh, lần xả nước lớn nhất vào năm 2010, và đã gây ra ngập lụt lớn vào tháng 7.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China7.jpg
Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành sau hơn 1 thập kỷ. Bên cạnh con đập lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng phải lo liệu cho biển người di tản và tác động môi trường rất lớn.

Tam Hiệp có mục đích trị thủy tại miền nam, tạo ra năng lượng sạch cho hệ thống siêu thành phố ở miền đông Trung Quốc. Các thành phố này đang phụ thuộc vào năng lượng sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tác động khủng khiếp đến môi trường đã làm nhạt nhòa mọi ích lợi của Tam Hiệp.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China8.jpg
Vùng Tam Hiệp là khu vực có giá trị quốc gia và lịch sử rất lớn, đã được Ủy ban Di sản văn hóa thế giới UNESCO bầu chọn vào năm 2001 và là tụ điểm du lịch lớn nhất của Trung Quốc. Khách du lịch có thể đi thuyền dọc theo dòng Dương Tử. Trong ảnh, một du khách đứng ngắm đập Tam Hiệp trước khi khánh thành vào năm 2006.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China9.jpg
Vùng hồ trữ nước của đập Tam Hiệp đã đạt tới độ cao đỉnh vào năm 2008, và nhấn chìm 400 dặm vuông đất đai – ước tính vào khoảng 13% khu bảo tồn Tam Hiệp.

Xây dựng đập phụ là một hạng mục lớn của công trình đập Tam Hiệp. Đập phụ có tác dụng tạm thời giữ nước không gây ngập công trình chính. Đập phụ được phá hủy vào tháng 6/2006, trong vòng 12 giây. Lực phá hủy của khối thuốc nổ đủ phá sập 400 toàn nhà 10 tầng.

Trước khi tiến hành phá hủy đập phụ, tổng công trình sư Tam Hiệp đã phải trấn an dân chúng rằng vụ nổ sẽ không gây ra động đất. Trong ảnh, một công nhân tiến hành thu gom rác khi các chuyên gia phá hủy đang tính toán công việc. Tổng cộng 192 tấn thuốc nổ đã được sử dụng tại 1.700 vị trí khác nhau.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China10.jpg
Trong hàng triệu người dân mất nhà cửa, có 22.000 người tới từ thị trấn Gongtan. Trước khi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động, thị trấn 1.700 năm tuổi này đã được bảo tồn rất tốt. Trong ảnh, công nhân đang xây dựng khu vực tái định cư cho người dân vào tháng 7/2008. Kiến trúc (quy hoạch, nhà cửa) của thị trấn mới giống hệt như thị trấn cũ.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China11.jpg
Ngày 12/5/2008, trận động đất 7,9 độ Richter tại tỉnh Tứ Xuyên, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và 18.000 người khác vẫn đang mất tích. Sau trận động đất, nhiều nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cho rằng động đất có thể gây ra bởi hồ chứa Tử Bình Bạc, cách dải biến động địa chất chưa tới 1,5 km. Trong ảnh, người dân sống sót đang lật tìm người thân dưới đống đổ nát ở các căn nhà ở quận Vấn Xuyên, sau trận động đất.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China12.jpg
Với 320 triệu tấn nước nằm tại hồ chứa Tử Bình Bạc, hồ chứa này có thể là nguyên nhân gây ra động đất. Bản thân đập Tử Bình Bạc cũng bị nứt vỡ do động đất. Theo tính toán, áp lực của hồ chứa gấp 25 lần so với áp lực tự nhiên mà các chuyển động địa tầng gây ra.

Dương Tử là ngọn nguồn của nhiều cơn lũ lụt. Và đây là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc dùng mọi khả năng có thể để thuần phục dòng sông. Đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu cơn lũ cực lớn diễn ra với tần suất 1 lần/10.000 năm.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China13.jpg
Năm 2010, lưu vực Dương Tử có lượng mưa cao hơn khoảng 15% so với các năm khác. Đập Tam Hiệp chịu “bài thử nghiệm” lớn nhất kể từ khi được hoàn thành vào ngày 20/7/2010, khi lưu lượng nước tại đập lên tới 70.000 m3/giây.

Chính quyền đã rất vất vả sơ tán những người sinh sống tại đường đi của lũ. Hàng vạn bao cát đã được đặt hai bên bờ sông Dương Tử. Trong ảnh là quang cảnh nước sông Dương Tử tràn bờ 25 m tại thành phố Vũ Hán vào tháng 9/2008. Vùng Vũ Hán luôn phải hứng chịu những cơn mưa lớn vào mùa hè.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China14.jpg
Một công nhân Trung Quốc dọn dẹp đống đổ nát từ các tòa nhà bị lũ phá hủy tại thành phố Vũ Hán.
Description: http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110309/110308_China15.jpg
Mặc dù đập Tam Hiệp đã được thiết kế dựa trên những số liệu của trạng thái thời tiết “cực đoan” nhất nhưng trận lũ vào năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.200 người, chủ yếu là do lở đất. Dòng nước chảy qua đập Tam Hiệp bị tắc do những đống đổ nát trôi nổi lớn. Lớp rác dày tới mức người có thể đi lại phía trên.

Trong ảnh, một công nhân đang dọn dẹp đống đổ nát tại Vũ Hán. Trận lũ gây thiệt hại 22 tỷ USD đã làm dấy lên câu hỏi không mấy dễ chịu về “chiến dịch xây đập của Trung Quốc” – một nền tảng hướng tới sự phát triển kinh tế trong tương lai hay cái hố đưa cả đất nước vào thảm họa.

Hiện Mêkông được xếp vào danh sách 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt trên thế giới. Mực nước sông Mêkông, con sông dài nhất Đông Nam Á – đã xuống thấp nhất trong vòng 50 năm, Vào thời điểm này, ĐBSCL đang vào mùa nước nổi, thế nhưng thực tế, miền Tây Nam Bộ của ta đói lũ… Nhiều người cho rằng tình trạng này có phần trách nhiệm lớn của các đập thủy điện Trung Quốc. Quan điểm của ông?
Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam: Dư luận chung thường gắn thủy điện với tai họa. Thủy năng bản thân là năng lượng sạch, có nước sử dụng đến 100% điện năng là thủy năng. Trên thế giới, không có nước nào có nguồn thủy năng mà lại bỏ không cả.
Tuy nhiên, phát triển thủy điện cũng có mặt trái của nó và ta phải tìm mọi cách để hạn chế. Cũng giống như dùng lửa vậy, không phải vì sợ cháy nhà mà chúng ta tuyệt đối không dùng.
Nếu vận hành tốt, các hồ thủy điện còn giúp điều tiết lũ, hạn chế hạn cho vùng hạ du. Tuy nhiên, giữa yêu cầu dùng điện và các yêu cầu khác có nhiều lúc xung đột.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/MTaydoilu1.jpg
Lũ không về, nước chỉ lấp xấp trên các cánh đồng đầy cỏ. Ảnh: Trung Thanh

Việc hạn hán, lũ lụt xảy ra, tội không phải do thủy điện mà do người vận hành thủy điện đã quên cân nhắc các lợi ích khác trong quá trình vận hành nhà máy. Thay vì điều tiết cắt lũ, các khi lũ về, các hồ lại xả thêm nước tích trước đó, gây lũ lớn hơn ở vùng hạ du. Ngược lại, trong mùa khô, các đập muốn sản xuất điện phải tích nước, gây cạn nguồn, tạo hạn hán ở khu vực hạ du.
Trong trường hợp sông Mêkông, Trung Quốc không phải là nước duy nhất phát triển thủy điện trên dòng Mêkông. Các nước ven sông đều phát triển thủy điện trên lưu vực, cả trên dòng chính và dòng nhánh.
Sông Lan Thương (tên phần sông Mêkông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chạy từ nơi có độ cao 4000-5000 m so với mực nước biển về tới Vân Nam để sang vùng hạ du chỉ có độ cao 300-400 m, tiềm năng thủy năng rất lớn, Trung Quốc phải tận dụng. Trong kế hoạch, Trung Quốc sẽ phát triển 14 đập trên dòng chính, trong đó 4 đập đã hoàn thành và đang thi công 4 đập khác. Các đập còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế.
Với việc đói lũ ở ĐBSCL, các đập của Trung Quốc có ảnh hưởng nhưng không nhiều, vì khoảng cách khá xa. Phát triển đập ở khu vực 3 nước hạ du khác là Thái Lan, Lào, Campuchia sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ĐBSCL.
Đương nhiên, tình trạng hạn trên dòng Mêkông có tác động từ việc tích nước của các hồ chứa ở Trung Quốc, nhất là hai hồ chứa lớn mới xây xong, lại bắt đầu tích nước vào đúng mùa khô.
Tuy nhiên, nếu đổ lỗi hạn lớn ở ĐBSCL cho thủy điện Trung Quốc là chưa công bằng. Năm nay tình hình khô hạn hơn, do biến đổi khí hậu.
Lo chuyển nước ra khỏi Mêkông
Như ông nói, việc đói lũ ở miền Tây Nam Bộ không chịu tác động nhiều từ việc Trung Quốc xây dựng các đập lớn, nghĩa là Việt Nam không phải quan ngại về việc Trung Quốc phát triển các đập này, thưa ông?
Việc xây dựng các đập sẽ ảnh hưởng đến môi trường, dòng chảy và thủy sản. Ở nhiều nước, cùng với việc xây dựng hệ thống đập thủy điện, người ta đầu tư làm đường riêng cho cá đi. Việc này tốn kém nhưng bảo vệ sinh thái. Đáng tiếc, với các đập trên sông Mêkông, không ai tính tới điều này.
Hơn nữa, vấn đề sông Mêkông còn là nguy cơ chuyển nước từ sông Mêkông sang lưu vực khác. Hiện Thái Lan muốn làm, Trung Quốc cũng đang tính.
Trung Quốc đã thực hiện chuyển nước từ miền Trung, Nam Trung Quốc sang miền Bắc, phục vụ nhu cầu của Bắc Kinh, Thiên Tân. Đó là một dạng “vạn lý trường thành” mới, đưa nước vượt sông Hoàng Hà lên phía Bắc.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/MTaydoilu0.jpg
Năm nay, người mua xuồng đánh cá cũng chẳng thấy đâu. Ảnh: An Bang

Nước ở sông Dương Tử, miền Trung Trung Quốc đang dồi dào, đủ đáp ứng yêu cầu hiện tại, nhưng sẽ đến lúc, nhu cầu tăng lên, nước sông Dương Tử không đủ đáp ứng. Trong khi đó, có đoạn ở Vân Nam, sông Dương Tử và sông Lan Thương (tên đoạn sông Mêkông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chỉ cách nhau 60-70 km. Với kĩ thuật hiện nay, việc tạo đường hầm thông hai sông không quá khó với Trung Quốc.
Với Thái Lan, nước này có hai yêu cầu sử dụng nước: để tưới cho vùng Đông Bắc Thái Lan và chuyển nước sang sông Chao Phraya đáp ứng nhu cầu nước ở Băng Cốc và hạn chế lún sụt bằng các tiếp nước cho nước ngầm ở đây. Việc lấy nước đương nhiên phải diễn ra vào mùa khô, sẽ là mối nguy lớn với khu vực hạ nguồn Mêkông, nhất là ĐBSCL của Việt Nam.
Mặc dù từ xưa các nước đã cam kết không có chuyện chuyển nước ra khỏi dòng Mêkông nhưng đó cũng là vấn đề đáng lo về lâu dài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét