Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Liên Hiệp Quốc ủng hộ quyền tự do bày tỏ cảm tưởng trên Internet



RFA
2012/07/05

Cơ quan Nhân quyền LHQ lần đầu tiên ủng hộ quyền tự do bày tỏ cảm tưởng trên Internet sau khi mạng xã hội đã thực hiện vai trò trọng đại qua biến cố mệnh danh là Mùa Xuân Ả Rập.Qua nghị quyết lịch sử, 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm thứ Năm đồng ý rằng quyền này phải được tất cả các nước bảo vệ cũng như việc người dân truy cập Internet phải được bảo đảm.

Đại sứ Eileen Donahoe của Hoa Kỳ - nước đồng bảo trợ kiến nghị do Thụy Điển dẫn đầu với những nước khác, kể cả Brazil và Tunisia, nói rằng nghị quyết vừa nói là thành quả trọng đại của Hội đồng Nhân quyền LHQ, lần đầu tiên xác nhận nhân quyền trong lãnh vực Internet phải được bảo vệ và xúc tiến cùng mức độ và cam kết như nhân quyền nói chung trên thế giới.



2012/03/25

Xóa và không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt

Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24
Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook

Qua sự trả lời của độc giả cho các câu hỏi trên bản tự kiểm tra rủi ro trên mạng của bạn (nếu chưa tự kiểm tra, bạn nên làm ngay, chỉ cần 1 phút và có kết quả lập tức) , BBT No Firewall thấy rằng có nhu cầu hướng dẫn thêm về cách thức xóa và KHÔNG lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt. Nhiều bạn lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM, Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.

Đây là cách để xóa và thiết trí trình duyệt của bạn KHÔNG lưu trữ mất khẩu:

Google Chrome
Firefox
Internet Explorer 9
Opera
Safari (Mac OS)

2012/07/15


Cảnh Báo: Yahoo Mail bị đánh cấp 450.000 mật khẩu


Ban Biên Tập No Firewall
2012/07/15
Gần đây tin tặc hack vào Yahoo Voices, một dịch vụ của công ty Yahoo và lấy cắp được 450.000 mật khẩu của các tài khoản Yahoo Mail. Các mật khẩu này đã bị tin tặc đăng tải trên mạng.

Nếu bạn dùng Yahoo Mail và muốn biết tài khoản Yahoo của mình có trong số 450,000 tài khoản bị mất mật khẩu hay không, xin hãy vào trang sau đây và đánh vào địa chỉ Yahoo của mình:

http://labs.sucuri.net/?yahooleak

Nếu mật khẩu của bạn đã lọt ra ngoài, đề nghị bạn:

1. Lập tức đổi mật khẩu mới, cứng cáp hơn
2. Nếu bạn dùng cùng mật khẩu cho nhiều tài khoản online khác, bạn nên đổi ngay mật khẩu cho các tài khoản này.

Cập nhật về dự thảo Nghị Định Quản Lý Internet

Ban Biên Tập No Firewall
2012/07/12



Vào tháng 6, Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam đã trình dự thảo Nghị Quyết Quản Lý Internet thay thế Nghị Định 97/2008/CĐ-CP lên văn phòng Thủ Tướng và hiện đang được cứu xét để trở thành luật. Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 10 tháng 7 vừa qua, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bày tỏ quan ngại về việc Nhà Nước Việt Nam hạn chế tự do Internet, tự do ngôn luận trên mạng và bắt bớ bloggers. Sự lên tiếng này của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là cao điểm của tiến trình vận động quốc tế kể từ khi thông tin về dự thảo Nghị Quyết Quản Lý Internet được thông báo rộng rãi. Hệ quả của dự thảo này đã được Blog No Firewall trình bày tại đây.

Lướt qua nỗ lực vận động tự do Internet
Ngày 11 tháng 4, 2012 Đảng Việt Tân ra
thông báo và phân tích hệ quả của dự thảo Internet đối với tự do ngôn luận và tự do Internet cho cư dân mạng Việt Nam. Bài phân tích kết luận rằng, thứ nhất dự thảo Internet là một trường hợp điển hình Nhà Nước Việt Nam áp dụng pháp luật như công cụ để hạn chế tự do Internet của người dân. Thứ nhì kiểm duyệt Internet không chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền mà sẽ kìm hãm phát triễn kinh tế và ảnh hưởng trách nhiệm của Việt Nam như một thành viên của cộng đồng quốc tế. Sau cùng, Đảng Việt Tân kêu gọi các công ty Internet ngoại quốc không hợp tác kiểm duyệt người dân Việt Nam.

Ngay sau đó, tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận
Electronic Frontier Foundation đã tiếp tay quảng bá thông tin đến cộng đồng quốc tế và đặc biệt nhấn mạnh tai hại của dự thảo này đối với vấn đề tự do ngôn luận.

Tổ chức
Phóng Viên Không Biên Giới của Pháp cũng lên tiếng kêu gọi Nhà Nước Việt Nam hủy bỏ kế hoạch thực hiện dự thảo và đồng thời tái khẳng định rằng những hành vi đàn áp tự do Internet của Nhà Nước chỉ đặt Việt Nam vào hàng ngủ của các chính phủ bị xếp hạng "kẻ thù của Internet".

Chính các công ty Internet như Google, Yahoo! cũng đã rất lo ngại về dự thảo này. Ngày 23 tháng 5,
Global Network Initiative, liên minh của các công ty Internet và tổ chức phi chính phủ, đã bày tỏ mối lo ngại về một số điều khoản mới của dự thảo, mà họ cho rằng sẽ ép các công ty Internet ngoại quốc tuân theo các tiêu chuẩn đi ngược lại với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.

Vào đầu tháng 6 Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đề nạp
bản góp ý với Bộ Thông Tin Truyền Thông. Bản góp ý nói rằng một số điều khoản của nghị định được đề ra không khả thi và tạo ra các rào cản lớn cho việc cung cấp các dịch vụ Internet xuyên quốc gia và cản trở sự phát triển thương mại của lĩnh vực Internet tại Việt Nam.

Từ phía lập pháp Hoa Kỳ, dân biểu
Frank Wolf đã viết thư đến Mark Zuckenberg, kêu gọi Facebook không hợp tác với Nhà Nước Việt Nam để kiểm duyệt người dùng Facebook.

Mới đây nhất, tổ chức
Human Rights Watch, kêu gọi ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu Nhà Nước loại bỏ những điều khoản hạn chế nhân quyền trước khi dự thảo được trình trước Quốc Hội Việt Nam. Human Rights Watch nói rằng dự thảo này là công thức để gia tăng bắt bớ bloggers và những ai cổ võ tự do Internet.

Quốc tế đã góp phần của họ. Phần còn lại là của chúng ta, những người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự thảo này. Chúng ta sẽ làm gì? Như đã trình bày, nếu Việt Nam muốn hội nhập với thế giới và giới trẻ Việt Nam muốn bắt kịp theo thời đại tin học, chúng ta phải đòi hỏi Bộ Thông Tin Truyền Thông phải có chính sách phù hợp với quy luật quốc tế hiện hành và cỗ võ cho quyền Tự Do Thông Tin chứ không thể hành xử như Bộ Công An.

Vi phạm tự do Internet là vi phạm quyền con người, ngày 5 tháng 7 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã công bố một nghị quyết như thế.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Vượt tường lửa



Phần 1. Công Cụ Vượt Tuờng Lửa
Trước khi chọn cho mình một công cụ vượt tường lửa hoặc giúp bảo vệ danh tánh và hoạt động của bạn trên mạng, bạn nên nhận diện nhu cầu của bạn là gì. Đây là cách chọn công cụ vượt tường lửa!

Freegate
Hotspot Shield - Sesawe
Psiphon
PUFF
Simurgh
Tor
Tor Browser Bundle
Ultrasurf
Your-Freedom
Xem hướng dẫn qua video

Bạn có thường gặp vấn đề với Hotspot Shield? Bấm vào đây.

Phần 2. Các hướng dẫn khác
Phương pháp vượt tường lửa để vào Facebook (pdf)
Các phương pháp vào Facebook
Cách vượt kiểm duyệt để truy cập các trang Blogspot bị chặn

Phần 3. Phương thức vượt thoát kiểm duyệt internet
Đây là một cẩm nang được thực hiện công phu bởi tổ chức quốc tế Sesawe, hầu giúp dân cư mạng trên thế giới vượt kiểm duyệt internet của các chế độ độc tài.

Giới Thiệu
Giới Thiệu
Đôi Lời Về Cẩm Nang Này

Mở Đầu
Vượt Thoát Là Gì?
Tôi Đang Bị Kiểm Duyệt?
Phát Hiện Và Ẩn Danh
Mạng Internet Vận Hành Như Thế Nào
Ai Kiểm Soát Internet?
Kỹ Thuật Sàng Lọc

Kiến Thức Căn Bản
Mẹo Đơn Giản
Sử Dụng WebProxy
Sử Dụng PH Proxy
Sử Dụng Psiphon
Sử Dụng Psiphon2
Sử Dụng Các Trạm Psiphon Mở
Rủi Ro

Kiến Thức Chuyên Môn
Kiến Thức Chuyên Môn
HTTP Proxy
Cài Đặt Switch Proxy
Sử Dụng Switch Proxy
Tor: Định Tuyến Củ Hành
Sử Dụng Gói Trình Duyệt Tor
Sử Dụng Gói Trình Duyệt Tor IM
Sử Dụng Tor Với Cầu Nối
Sử Dụng Jon Do

Xuyên Hầm
VPN Là Gì
OPEN VPN
Xuyên Hầm SSH
SOCKS PROXIES
Cài Đặt Web Proxy
Cài Đặt PH Proxy
Cài Đặt Psiphon
Cài Đặt Cầu Nối Tor
Những Mối Nguy Khi Chạy Proxy

Phụ Lục
Tài Liệu Nguyên Cứu Thêm
Tự Điển Thuật Ngữ

Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc

2012-05-19
Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm giới thiệu tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.
Photo courtesy of Diễn Đàn Việt Thức
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.
Tác phẩm đang có một tiếng vang lớn về công trình nghiên cứu của bà có liên quan đến những điều mà nhiều người gọi sự giả dối của lịch sử, mời quý vị theo dõi.

Nhà phê bình văn học nổi tiếng

Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009 thì về hưu. Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.
Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18 tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.

Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm

Tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” được bà hoàn thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.
Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Thụy Khuê viết:
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ.
Nhà văn Thụy Khuê
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”

Chứng minh sự giả mạo lịch sử

phan-khoi-200.jpgThụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.
Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.

Công trình hơn 20 năm

thuy-khue-150.jpgChúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn đề hệ trọng này. Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:
Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu. Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo. Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm đủ… Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái Quốc như tựa của cuốn sách hay không?
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Nhà văn Thụy Khuê
Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh, và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở Pháp rất lâu.
Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm. Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.
Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?
Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau này.

HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP

Mặc Lâm: Quay trở lại với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm không biết những sự mờ ám mà bà chứng minh về tư cách của ông Nguyễn Tất Thành có liên quan gì đến bi kịch Nhân Văn Giai Phẩm sau này không thưa bà?
Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa, mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về sau. Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.
Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy.
Nhà văn Thụy Khuê
Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ không có trách nhiệm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.
Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”. Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu của bà về đề tài này.

Cánh đồng mẫu lớn không lớn nổi

2012-07-07
Những “cánh đồng mẫu lớn” được thực hiện ở 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã không thể “lớn” lên được, ngoại trừ tỉnh An Giang.
RFA photo
Cánh đồng lúa đang vụ Hè Thu, ảnh minh họa


Nguyên nhân nào khiến các cánh đồng mẫu lớn trở về điểm xuất phát.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 15.500 ha thực hiện cánh đồng mẫu lớn; trong đó riêng An Giang đạt khoảng 8.000 ha, phần còn lại ở 11 tỉnh thành khác.
Nói một cách dễ hiểu, cánh đồng mẫu lớn là một mô hình sản xuất tập trung, nơi doanh nghiệp và nông dân hợp tác sản xuất với mục đích hai bên cùng có lợi. Những nông hộ nhỏ của nông dân tập trung thành cánh đồng lớn, doanh nghiệp chủ trì có bổn phận cung cấp vật tư đầu vào chất lượng tốt với giá ổn định, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phục vụ sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo giá thỏa thuận.
Như vậy những điều kiện cần và đủ để làm cánh đồng mẫu lớn, là phải có nông dân tham gia và phải có doanh nghiệp nhiều vốn chịu đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch như thiết lập nhà kho hợp chuẩn, nhà máy xay xát, đánh bóng và thực sự có đầu ra tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.

Doanh nghiệp chưa đủ gắn bó

Ở những nơi mô hình cánh đồng mẫu lớn bị thất bại, chúng tôi cảm nhận là vai trò doanh nghiệp rất mờ nhạt, không bỏ vốn đầu tư nhà kho nhà máy, cũng chẳng bảo đảm khâu tiêu thụ mà vẫn mang tính cách đi buôn dù mang tiếng là tham gia cánh đồng mẫu lớn.
Giáo sư Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam nhận định rằng Việt Nam phải làm sao thoát ra được phương thức canh tác nhỏ lẻ không hiệu quả.
“Quan trọng nhất, chủ yếu nhất là phải tổ chức nông dân lại như hợp tác xã hay cánh đồng mẫu lớn thì mới có thể giải quyết khâu sau thu hoạch, chứ không thể dựa vào nhà nước đầu tư… Nếu có chính sách tốt thì doanh nghiệp sẽ đầu tư, hiện nay số doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, đếm trên đầu ngón tay thôi.
Nhà nước cần có chính sách tốt để khuyến khích họ. Hướng làm cánh đồng mẫu lớn tập trung nông dân là hướng đi rất đúng đắn trong tương lai. Hiện nay có những trở ngại nhất định do sự cam kết giữa hai bên doanh nghiệp - nông dân hay bị vỡ là do luật lệ còn nhiều kẽ hở, khắc phục vấn đề này thật sự không quá khó.”

Mùa gặt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mùa gặt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. AFP photo
Thật ra An Giang đã tiên phong thực hiện ý tưởng của riêng mình với những điều kiện khá tốt mà không phải nơi nào cũng làm được. Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu trên Saigon Tiếp Thị Online, từ năm 2003 tỉnh này cố gắng thực hiện liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học nhưng không khả thi. Lý do không làm được theo ông Năng, vì không có sự phân chia lợi nhuận hợp lý giữa 5 thành phần tham gia qui trình sản xuất lúa gạo. Đó là nông dân, thương lái, nhà máy xay xát, lau bóng và nhà xuất khẩu. Các thành phần trung gian như thương lái, nhà máy xay, lau bóng được hưởng lợi nhuận rất lớn, chiếm khoảng 50%. Vẫn theo ông Năng, lợi nhuận năm 2011 ước tính là 2.100 đồng/kg mà các khâu trung gian đã hưởng 1.100 đ.
Tới vụ đông xuân 2011 - 2012 là vụ lúa thứ tư An Giang triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn theo mô hình mới là loại bỏ các khâu trung gian. Mô hình mới chỉ còn nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là nông dân và Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang. Ông Năng trình bày trên Saigon Tiếp Thị Online về sự ích lợi rõ ràng của cánh đồng mẫu lớn, đó là chất lượng gạo được bảo đảm và chi phí sản xuất của nông dân giảm. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long vì hoàn cảnh chật vật nên thường mua chịu vật tư từ các đại lý, cuối vụ thu hoạch mới thanh toán, do vậy họ phải chịu giá cao hơn từ 20%-55%. Góp ruộng sản xuất bên trong mô hình, nông dân được công ty cung ứng vật tư không tính lãi với giá ổn định và đảm bảo chất lượng. Nông dân trồng một hoặc hai giống lúa theo yêu cầu của công ty, sử dụng giống xác nhận canh tác theo kỹ thuật chỉ dẫn, năng suất cao hơn giống lúa thầu từ 5-10%, thu hoạch bằng máy tỷ lệ thất thoát là 2%, trong khi đó gặt bằng tay tỷ lệ hao hụt khoảng 5%.
Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng mô tả rõ nét về cánh đồng mẫu lớn của tỉnh nhà:
“Có thể nói khái niệm diện tích nhỏ của từng hộ và cánh đồng lớn là khái niệm của Bộ NN-PTNT. Còn ở đây, chúng tôi đang kiên trì một mô hình gọi là cụm dịch vụ lúa gạo chung quanh một cánh đồng sản xuất lúa, có thể gọi là vùng nguyên liệu của cụm dịch vụ sản xuất lúa gạo. Khâu quan trọng nhất cho tính cách thành bại là sự đề xuất và hưởng ứng của doanh nghiệp trong chủ trương sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.”
Nếu có chính sách tốt thì doanh nghiệp sẽ đầu tư, hiện nay số doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, đếm trên đầu ngón tay thôi.
GS Bùi Chí Bửu
Nếu như vấn đề tiêu thụ lúa của nông dân làm ra trên các cánh đồng mẫu lớn ở nhiều tỉnh đang là trở ngại lớn và gây mất niềm tin, thì tình hình ở An Giang khá hơn nhiều. Cách làm của An Giang rõ ràng rất khác với số đông các địa phương mà việc đăng ký thực hiện cánh đồng mẫu lớn là chạy theo phong trào. Phó Chủ tịch tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng phân tích:
“Chúng tôi không dùng khái niệm bao tiêu sản phẩm, khái niệm này chả có lợi ích gì. Vấn đề tiêu thụ là một khái niệm mở, nó gắn chặt trách nhiệm của doanh nghiệp trong suốt quá trình nông dân thu hoạch. Ở tại mô hình này tạo ra một điều kiện mà chúng tôi gọi là điều kiện để người nông dân thể hiện được quyền của mình hay nói cách khác là quyền của người bán.
Khi lúa được đưa đến kho được đo độ ẩm, xác định được khối lượng thì người nông dân có quyền bán hoặc gởi lại kho trong một tháng mà không phải tính tiền lưu kho. Nếu giá cả vẫn chưa thuận để bán, người ta vẫn cho gởi lại kho nhưng nông dân phải chịu chi phí.”
Ông Huỳnh Thế Năng từng có ý kiến là trên mô hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang, trong trường hợp thị trường gặp khó chính phủ có thể trực tiếp hỗ trợ nông dân thay vì hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ gạo. Bởi vì lúa gạo đủ tiêu chuẩn của nông dân đang gởi trong kho có danh sách minh bạch.
Ông Ba một trung nông làm lúa ở đồng bằng sông Cửu Long có những ý kiến rất thực tế xuất phát từ kinh nghiệm xương máu của nông dân.
“Nếu anh có kho trữ lúa nhưng anh không bảo đảm được giá lúa là bao nhiêu thì cũng không được. Bởi vì nợ nần ngân hàng, nợ vật tư nông nghiệp nhiều lắm phải bán. Chủ yếu phải bao tiêu sản phẩm thì nông dân sẽ vào cánh đồng mẫu lớn nhiều. Bây giờ nông dân đã hiểu cái lợi của cánh đồng mẫu lớn nhưng còn đắn đo là ở chỗ đó, bên doanh nghiệp không bao tiêu sản phẩm cho mình.”

Vừa làm vừa run


kho-lua-gao-250.jpg
Kho chứa gạo tự xây của nông dân. RFA file photo.
Theo báo Đất Việt Online người nông dân “vừa làm vừa run với cánh đồng mẫu lớn”. Tờ báo trích lời ông Cao Văn Hóa, Phó giám đốc sở NN-PTNT Tiền Giang nhận định rằng, trên diện tích nhỏ ban đầu thì cánh đồng mẫu lớn khá trôi chảy, nhưng khi nông dân Tiền Giang hào hứng tham gia, mở rộng diện tích thì khó đủ đường. Tại nhiều cánh đồng mẫu lớn, lúa trồng ra không biết bán ở đâu, không có đơn vị nào đứng ra thu mua. Tờ báo cũng mô tả tình trạng tương tự ở Cần Thơ, Hậu Giang. Riêng Hậu Giang có 5 cánh đồng mẫu lớn, 3 của tỉnh và 2 của huyện, nhưng các doanh nghiệp tham gia vẫn chưa thực hiện việc xây dựng nhà kho.
Tình trạng thảm hại của cánh đồng mẫu lớn ở một số nơi khác được báo Dân Việt Online phản ánh, Công ty Docimexco có hợp đồng ghi nhớ không có tính ràng buộc pháp lý với Hợp tác xã Tân Cường tỉnh Đồng Tháp, do vậy đã nại lý do kỹ thuật lúa thu hoạch sớm chưa đủ chín và bỏ mặc nông dân tự bơi. Tỉnh Kiên Giang cũng khó khăn với tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn đạt 1.320 ha, nhưng chỉ có hợp đồng bao tiêu khoảng 300 ha.
Khi đọc những bài báo vừa nêu, chúng tôi cảm nhận rằng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thực hiện cánh đồng mẫu lớn không giống nhau, cứ có nông dân tham gia là gọi là cánh đồng mẫu lớn, trong khi chẳng có doanh nghiệp chủ trì bảo đảm cụm dịch vụ phục vụ cánh đồng lớn, trong đó cần thiết phải có nhà kho trữ lúa gạo và đầu ra tiêu thụ. Đây cũng chính là điều ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đơn vị khai sinh mô hình cánh đồng mẫu lớn phát biểu trên Đất Việt Online, để làm cánh đồng mẫu lớn là phải tổ chức lại sản xuất từ cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thực hiện thu hoạch bằng cơ khí, phải có nhà kho, nhà máy xay xát cho đến tiêu thụ sản phẩm. 4 cánh đồng mẫu lớn của BVTV An Giang đang vận hành trơn tru và sẵn sàng chuyển giao mô hình cho các doanh nghiệp muốn tham gia ở các địa phương.
Saigon Tiếp Thị Online ngày 28/6 trích lời TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định là, cánh đồng mẫu lớn trừ An Giang khá tốt, còn lại đều gặp khó khăn. Mô hình sản xuất tập trung phải gắn bó với nông dân nhưng chỉ “gắn” chứ chưa “bó”. TS Đặng Kim Sơn cho rằng, ở Việt Nam ít có doanh nghiệp đưa kỹ thuật, vật tư và vốn đến cho nông dân, tức là một hợp đồng hai chiều mà chỉ có hợp đồng một chiều mua nông sản. Theo lời ông, ngay cả ở mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng chưa thể hiện việc nông dân bỏ cổ phần vào doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì đầu tư vào đồng ruộng của nông dân.
Cuối năm 2011 Bộ NN-PTNT phấn khởi đưa tin thực nghiệm với cánh đồng mẫu lớn đầy triển vọng và định hướng đến cuối năm 2012 đạt từ 40.000 tới 80.000 ha, năm 2013 đạt từ 100.000 tới 200.000 ha và đến năm 2015 sẽ đạt 1 triệu ha. Các nhà lãnh đạo chính sách nông nghiệp đã phải hết sức tự tin khi đưa ra định hướng như vậy.
Đầu tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo phải có biện pháp cứu nguy cánh đồng mẫu lớn, Theo đó Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa tại các mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.
Trên thực tế cánh đồng mẫu lớn khó phát triển đại trà vì chỉ có cha đẻ của nó Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang là thể hiện một cuộc cách mạng trong liên kết với nông dân. Trong khi đó những đại gia nhà nước như các Tổng công ty lương thực Vinafood I và Vinafood II chi phối thị phần xuất khẩu gạo tới 60%-70% tức kiếm lời từ công sức của nông dân lại chẳng thấy có sự liên kết gì với người trồng lúa.

Sự Thật về Hồ Chí Minh (phần 3)

2009-10-20
Trà Mi hân hạnh chào đón quý vị và các bạn đang đến với nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước, “Diễn Đàn Bạn Trẻ”, phát thanh tối Thứ Hai mỗi tuần.Trước khi Diễn Đàn bước qua một chủ đề thảo luận mới, Trà Mi xin mời quý vị cùng tái ngộ với các vị khách mời tham gia cuộc hội luận bàn về cảm nghĩ giới trẻ sau khi họ xem bộ phim tài liệu nhan đề “Sự Thật về Hồ Chí Minh” được phát tán rộng rãi trên trang Youtube.
Trong chương trình hôm nay, mời quý vị cùng nghe một số nhận xét của những khán giả trẻ tại Việt Nam liên quan các cáo buộc mà chính quyền đưa ra đối với bộ
bộ phim tài liệu nhan đề “Sự Thật về Hồ Chí Minh”
Hinh bìa DVD "Sự Thật về Hồ Chi Minh". Photo by V. Lan/RFA
phim này, những tâm tình ngừơi trẻ muốn nhắn gửi đến nhà nước, và những suy nghĩ của họ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tìm hiểu thông tin giữa thời đại bùng nổ thông tin ngày nay.
Và một lần nữa, Trà Mi xin được giới thiệu sự góp mặt của các bạn Duy Trung và Hiệu cùng ở Hà Nội, Lê Sơn tại Thanh Hóa, và Thái An từ Nam Định.
Che dấu lừa gạt người dân là sai lầm lớn của chinh quyền VN
Trong khi các bạn ở đây đánh giá rằng bộ phim này có giá trịsau khi các bạn là những người trực tiếp đã được xem qua thì báo chí trong nước lại lên tiếng chỉ trích, cho rằng những thước phim trong bộ phim này là "trái sự thật, trái đạo lý" và tố cáo là những người thực hiện bộphim này là những người phản động, xuyên tạc nhà nước nhằm làm suy yếu uy tín củađảng và kích động để lật đổ chế độ, thì ý kiến của các bạn ra sao?
Những khán giả trẻ trong nước, các bạn nghĩ sao?
Thà rằng để mọi người xem đi, mọi người hiểu sựthực về Hồ Chí Minh đi và mọi người sẽ thông cảm ra được, cái đó có lẽnó còn tốt hơn là để sự thật được phanh phui, khi chúng ta tìm được sự thật
Anh Trung

Trung : Dạ. Em là Trung ạ.Theo em thì một lần nữa báo - đài nhà nước lại chứng tỏ một cái thông tin theo lề bên phải, đưa thông tin sai sự thật, phản ánh cái nội dung mà theo sự chỉ đạo của nhà nước.
Trà Mi : Mời Hiệu.
Hiệu: Nói là phản động, nói là đi ngược lại với chính sách của đảng, thật ra thì nói thật khi các bạn xem thì các bạn cũng hiểu rõ rằng điều đó là đương nhiên thôi. Tại vì các bạn biết là bác Hồ mình thì từ xưa đến giờ, trước khi có bộ phim này, tất cả những cái gì tốt đẹp nhất đều dành cho bác Hồ và đất nước ta luôn luôn tô đậm cái hình ảnh, cái hình tượng của bác Hồ, thì bây giờ từ ngày có bộ phim này đưa ra, giới trẻ bây giờ thì rất nhiều người họ rất ý thức, trong thời gian xảy ra những thông tin mà càng mập mờ hay càng gì đó thì người ta lại càng tìm hiểu.
Đảng ta che giấu sự thật về Hồ Chí Minh, thà rằng người ta cứ để bộ phimđó cho mọi người xem đi. Như các bạn đã nói ngay từ đầu, là con người mà, ai chảthế, ai cũng có cái sai, có cái lầm, ai cũng có cái tội cái lỗi, có phải là thần thánh đâu mà không có tội lỗi. Thà rằng để mọi người xem đi, mọi người hiểu sựthực về Hồ Chí Minh đi và mọi người sẽ thông cảm ra được, cái đó có lẽnó còn tốt hơn là để sự thật được phanh phui, khi chúng ta tìm được sự thật đó thì chắc là chúng ta… như Hiệu đây là người rất quý mến bác Hồ nhưng đến thờiđiểm này thì, khi mà đảng không cho Hiệu xem, không cho Hiệu coi, tựnhiên Hiệu tìm Hiệu coi thì Hiệu lại thấy cái quý, cái mến bác Hồ ngày xưa đó có lẽ là bác Hồ khác chứ không phải bác Hồ ở đất nước Việt Nam.
Xin góp ý với cơ quan chính quyền và nhà nước là hãy can đảm nhìn vào sự thật, đừng có che đậy và đừng có dùng cái con ngườiđấy làm cái lá chắn để bảo vệ cái ghế của mình hay bảo vệ cái học thuyết của mình. Hãy can đảm chấp nhận sự thật.
Thái An

Trà Mi: Trong khi các bạn cho rằng bộ phim này nó trưng bày những sự thật các bạn tin tưởng thì nhà nước nói rằng bộ phim là trái sự thật, trái đạo lý. Thế thì theo các bạn, nhà nước cần phải làm gì để chứng minh những điều mà nhà nước tố cáo, cáo buộc là đúng?
Thái An: Nếu như Thái An có được góp ý với nhà nước này thì Thái An xin góp ý với cơ quan chính quyền và nhà nước là hãy can đảm nhìn vào sự thật, đừng có che đậy và đừng có dùng cái con ngườiđấy làm cái lá chắn để bảo vệ cái ghế của mình hay bảo vệ cái học thuyết của mình. Hãy can đảm chấp nhận sự thật.
Sự thật thì không bao giờ che đậy mãi được
Trà Mi: Vì sao mà các bạn không tin vào những tốcáo của nhà nước? Giả vụ những điều mà nhà nước tố cáo bộ phim là đúng sự thật thì các bạn nghĩ sao?
Thái An: Ít nhất là Thái An đãđược chứng kiến qua hai sự việc mà cách đây từ hơn một năm nay ở Việt Nam. Đó là việc Tòa Khâm Sứ và thứ hai vụ án Thái Hà. Qua vụ việc này Thái An thấy là cái con bài chính trị nhà nước, rồi cái sự chỉ đạo của nhà nước nó khác khao đến mức độ nào, có khi đến từng chấm, từng phẩy một.
Từ vụ việc trênđài, báo, tivi nói về đức Tổng Giám Mục chẳng hạn, Thái An thấy đấy là một trong những cách xuyên tạc của nhà nước, của cơ quan báo chí, công quyền. Báo chí hay tất cả các cơ quan của nhà nước đều làm theo sự chỉ đạo, tức là từ cấp trên chỉ đạo xuống cho cấp dưới.
Thái An
Từ vụ việc trênđài, báo, tivi nói về đức Tổng Giám Mục chẳng hạn, Thái An thấy đấy là một trong những cách xuyên tạc của nhà nước, của cơ quan báo chí, công quyền. Báo chí hay tất cả các cơ quan của nhà nước đều làm theo sự chỉ đạo, tức là từ cấp trên chỉ đạo xuống cho cấp dưới.
Cấp trên đã sai, đã chấp nhận để sai và cấp trên đánh lừa con dân. Nhà nước có đầy đủ phương tiện và có thể che giấu được dân Việt Nam và bằng chứng là cho tới bây giờ, có thể tới 2/3 dân số các bạn trẻcủa nước Việt Nam này chưa hề biết gì đến sự việc “Sự Thật về Hồ Chí Minh” nhưvậy.
Trà Mi: Vâng. Cảm ơn ý kiến của Thái An. Xem qua bộphim thì các bạn thấy đó, những người thực hiện phim cho rằng nhà nước bưng bít sự thật, thần thánh hóa lãnh tụ để nhằm mục đích là tuyên truyền mị dân. Giả dụnhư quả thực đúng như thế thì cảm tưởng của các bạn ra sao?
Thái An: Giả dụ như đó làđúng sự thật nhà nước đang thần thánh hóa con người bác, Thái An thấy nhà nước nên nhìn nhận rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Phải chấp nhận cái giá trị của sự thật.
Trà Mi: Xin nghe ý kiến của Sơn. Giả dụ như lời tốcáo là nhà nước Việt Nam tuyên truyền để mị dân, dùng những hình ảnh tốt đẹp đểca ngợi tôn vinh lãnh tụ vì mục đích chính trị, chối bỏ sự thật và che giấu lịch sự vân vân. Nếu đúng như vậy thì Sơn có cảm giác như thế nào? Cảm nghĩ của bạn ra sao?
Sơn: Chế độ này, tranh công chối tội, trong từng trường hợp trong mọi thời điểm, từ trên xuống dưới, từtrung ương tới địa phương. Người dân Việt Nam từ trước đến nay bây giờ người tađược thông tin, ngộ độc thông tin là rằng thần thánh hóa thần tượng. Bây giờngười ta cố công lấy lại lòng tin của người dân, bởi vì người dân bây giờ người ta biết sự thật nhiều rồi.
Chế độ này, tranh công chối tội, trong từng trường hợp trong mọi thời điểm, từ trên xuống dưới, từtrung ương tới địa phương. Người dân Việt Nam từ trước đến nay bây giờ người tađược thông tin, ngộ độc thông tin là rằng thần thánh hóa thần tượng.
Anh Sơn
Bây giờ những chương trình như thực hiện theo di chúc, rồi học tập theo gương bác Hồ, tư tưởng HCM nhằm mục đích là lấy lại lòng tin của người dân để củng cố chế độ, củng cố cái ghế. Mà cái chế độ bạo tàn nhưvậy dù sớm hay muộn thì người dân không có tự do thì người ta phải tự đứng lên người ta tìm tự do, tìm cái quyền làm chủ của người ta.
Trà Mi: Giữa lúc trong giới trẻ như các bạn ở đây có nhiều hoài nghi về những việc mà các bạn đã được nghe, được biết đến qua báođài, sách vỡ ở trong nước, thì theo các bạn nhà nước cần phải làm gì để thật sựgầy dựng lại lòng tin trong nhân dân? Bộ phim này phơi bày ra những điều mà gây tranh cãi hoặc nói ra những điều trái ngược lại với những gì mà nhà nước muốn, thì nhà nước cần phải làm gì để chứng minh điều họ nói là đúng và bộ phim này là trái sự thật?
Xin mời Hiệu.
Hiệu: Vâng. Em có ý kiến.
Thật sự bộ phim này nếu đó là sự thật thì em cảm thấy sốc và cảm thấy thất vọng với chế độbởi vì họ đánh lừa cả một thế hệ. Ngay từ nhỏ tất cả mọi người đều khuyên răn,đều dạy mình là ăn ngay nói thật chớ không ai dạy ăn gian nói gian để rồi khi sựviệc một người thần tượng của mình ngay từ hồi bé, ngay từ hồi mới đi học đó mình thần tượng bao nhiêu thì bây giờ mình biết nó là sự thật thì mình lại thất vọng bấy nhiều. Thì em cũng có một nhắn nhủ một khi được góp ý với chính quyền, đó là sự thật thì không bao giờche đậy mãi được. Đừng nên bưng bít, đừng nên che giấu nữa. Chính quyền nên đểcho sự thật ấy hiện hữu. Đó là suy nghĩ của em.
Trà Mi: Vâng, ý của Hiệu nói rằng là để gầy dựng lại lòng tin trong nhân dân thì nhà nước nên tôn trọng sự thật. Có bạn nào có ý kiến nào khác không?
Sơn: Tôi là Sơn, xin có ý kiến ạ.
Trà Mi : Mời Sơn.
Sơn : Ở Việt Nam người ta có câu ‘cây kim trong bọc lâu ngày nó cũng lòi ra”, sự thật thì nó vẫn là sự thật. Người dân Việt Nam vốn rất là hiền hòa. Chế độ nào muốn tồn tại cũng đòi hỏi phải tôn trọng sự thật. Phải biết lấy sự thật làm kim chỉ nam để lãnh đạo đất nước, thì khi đó mới bền vững được.
Chứ người dân Việt Nam lúc người ta biết được sự thật người ta thấy đau lắm. Giống như câu chuyện một người đàn ông yêu một cô gái nào đó nhưng cô gái ấy chả có một cái gì hay ho cả nhưng cô gái ấy và gia đình cô gái ấy luôn luôn tô vẻ cho cô gái ấy rằng cô ấy rất tài giỏi và chàng trai này lấy cô gái về… hóa ra là lúc yêu thì mặt hoa da phấn nhưng lúc lấy về thì mới biết là da của cô ta toàn bị hoa… biết sự thật như vậy người ta thấy đau lắm. Và khi người ta đau, người ta uất ức thì người ta sẽ đứng lên thôi, đó là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống.
Thì em cũng có một nhắn nhủ một khi được góp ý với chính quyền, đó là sự thật thì không bao giờche đậy mãi được. Đừng nên bưng bít, đừng nên che giấu nữa. Chính quyền nên đểcho sự thật ấy hiện hữu. Đó là suy nghĩ của em.
Tuổi trẻbây giờ không nghe một phía nên sẽ có cái nhìn khách quan hơn
Trà Mi: Nếu giả sử như các bạn được xem bộ phim này cách đây 10, 20 năm thì cảm nhận của các bạn lúc đó, các bạn tưởng tượng nó có giống như cảm nhận bây giờ hay không?
Thái An: Thái An thấy là giả sửnhư mình lật ngược đồng hồ lại và mình ở một vài thập niên trước tức là mình bị ngộ độc thông tin cho tới bây giờ, với bộ phim này mình xem thì khó có thể chấp nhận. Em nghĩ là nếu giả sử bộ phim này mà ra cách đây một vài thập niên thì em hoàn toàn không tin tưởng vào bộ phim này. Bởi vì như chị và các bạn cũng biết , em cũng như các bạn ở Việt Nam thôi, sống trong một cái ao một cái tù, cứ nghĩ mình là lớn rồi, to rồi, có độc lập rồi thì sẽ ấm no, thế là tốt rồi. Nhưng chúng ta không biết biển là lớn như thế nào cả.
Lĩnh vực mà em theo đuổi là công nghệ thông tin nên em biết thông tin nhiều hơn, em truy cập internet nhiều hơn và em không những xem những trang web ở Việt Nam mà em cố gắng tìm tòi những trang web ở nước ngoài nhưng mà em không có bao giờ em nghe một phía, một bên nào đó cả, em đọc cả hai bên và em sẽ có nhìn nhận riêng của cá nhân em.
Em không những xem những trang web ở Việt Nam mà em cố gắng tìm tòi những trang web ở nước ngoài nhưng mà em không có bao giờ em nghe một phía, một bên nào đó cả, em đọc cả hai bên và em sẽ có nhìn nhận riêng của cá nhân em.
Thái An

Trà Mi: Dĩ nhiên là ai cũng hiểu rằng thời đại thông tin thì nó giúp cho con người nâng cao sự hiểu biết và cũng khiến cho nhu cầu được tìm hiểu, phải tìm hiểu của con người cũng nâng cao, thì theo các bạn trách nhiệm của người trẻ trong việc tìm hiểu thông tin ra sao, giới trẻ cần phải làm gì để tìm hiểu và khám phá sự thật để tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết ?
Thái An: Thái An thấy thế này, thật ra bây giờ với người trẻ thì người trẻ nên có tầm hiểu biết xa hơn vàđặc biệt là với thời đại công nghệ thông tin, giới trẻ nên tiếp thu những ý kiến từ nhiều phía và tất cả các bạn trẻ nên tiếp thu thông tin từ nhiều phía đểnhìn nhận một vấn đề khách quan hơn và mình có chính kiến của riêng mình.
Trà Mi: Vâng. Cảm ơn ý kiến của Thái An rất nhiều. Và một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn ở đây đã dành thời gian cũng như đóng góp những suy nghĩ của mình trong chương trình ngày hôm nay.
Diễn Đàn Bạn Trẻxin đựơc nói lời chia tay với qúy vị tại đây và hẹn tái ngộ trong một chủ đề mới vào giờ này tối Thứ Hai tuần sau. Mời quý vị nhớ đón nghe trên làn sóng của Đài Á Châu Tự Do.
Trà Mi xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả.

Giới trẻ VN tham dự Dự Án Hữu Nghị Mekong tại Thái Lan

2012-07-14
Lễ khai mạc Dự Án Hữu Nghị Mekong, The Mekong Friendship Project, một chương trình sinh hoạt do Bộ Ngoại Giao Thái Lan khởi xướng chủ yếu nhắm vào giới trẻ các nước, khai mạc hôm thứ Năm vừa qua tại thủ đô Bangkok, trùng hợp với sự kiện hợi nghị cấp bộ trưởng ASEAN ở Kampuchia.
Photo courtesy of Tanee Sangrat's facebook
Lễ khai mạc Dự Án Hữu Nghị Mekong, The Mekong Friendship Project, ngày 12/07/2012 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.


Đây cũng là chủ đích của nước chủ nhà Thái Lan, một trong những quốc gia tiên phong của ASEAN.
Dự Án Hữu Nghị Mekong, có thể nói chính xác hơn cuộc du ngoạn hữu nghị Mekong, là một chương trình sinh hoạt do Bộ Ngoại Giao Thái Lan khởi xướng, qui tụ hai mươi lăm sinh viên các viện đại học tại các nước thuộc tiểu vùng Mekong là Thái Lan, Lào, Kampuchia, Miến Điện, Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên một chương trình sinh hoạt và giao lưu giữa giới trẻ năm nước ASEAN diễn ra qua sáng kiến của Bộ Ngoại Giao Thái Lan, song song với hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN kéo dài gần một tuần ở Xứ Chùa Tháp.
Hôm thứ Năm tuần này, lễ khai mạc Dự Án Hữu Nghị Mekong đã chính thức diễn ra tại Bộ Ngoại Giao Thái Lan, dưới sự chứng kiến của đại sứ Lào, Kampuchia, Miến Điện và đại diện đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok.
Đại diện Việt Nam đến Dự Án Hữu Nghị Mekong là năm bạn trẻ từ các đại học lớn trong nước. Bắt đầu là trưởng toán Nguyễn Minh Châu:

“Em tên Nguyễn Minh Châu, sinh viên năm cuối của Học Viện Ngân Hàng ở Việt Nam. Chủ yếu là trên trường người ta có thông báo thì bọn em tất cả năm người đều gởi CV và sau đấy em nghĩ chắc là CV được lọc và được gọi.
Em là Nguyễn Hải Minh, sinh viên năm thứ ba Đại Học Y Tế Công Cộng.
Em là Vũ Đình Huy, sinh viên năm thứ nhất Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.Trong CV của em chỉ có thành tích học tập của những năm Cấp Ba rồi cũng có những hoạt động mà em từng tham gia.
Em là Phạm Nguyễn Phương Linh, sinh viên năm thứ nhất Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Em tên Nguyễn Quỳnh Trang, sinh viên năm thứ nhất của Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.”

Giao lưu hữu nghị cho giới trẻ

Trước lúc khai mạc, trong vài phút trò chuyện với báo chí, ông Thanee Sangrat, giám đốc Phòng Chuyên Trách Đông Nam Á Sự Vụ thuộc Bộ Ngoại Giao Thái Lan, cũng là trưởng ban tổ chức Dự Án Hữu Nghị Mekong lần đầu tiên này, cho biết:
“Chúng tôi nhận thấy các quốc gia trong khu vực Mekong có nhiều điểm tương đồng, có những thử thách giống nhau, có chung phong tục và tập quán tương tợ nhau nhưng chừng như người dân trong vùng không hiểu rõ về nhau mấy.
Điều này dẫn đến ý tưởng là tại sao không thành lập mạng lưới tuổi trẻ giữa các nước để từ đó tạo sự hữu nghị, duy trì nền tảng đồng thời phát huy nền tảng hữu nghị đó trong tương lai. Thái Lan mong muốn những sự kiện như thế này diễn ra hàng năm.”
Điều này dẫn đến ý tưởng là tại sao không thành lập mạng lưới tuổi trẻ giữa các nước để từ đó tạo sự hữu nghị, duy trì nền tảng đồng thời phát huy nền tảng hữu nghị đó trong tương lai.
Ông Thanee Sangrat
Vẫn theo lời ông Thanee Sangrat, Thái Lan ý thức rõ ASEAN đang nhắm tới một sân chơi chung, một nền kinh tế chung là AEC, Asean Economy Community vào năm 2015. Vì lẽ đó, ông nói tiếp, Dự Án Hữu Nghị Mekong là một trong những phương cách đạt tới ước mơ AEC, qua đó thế hệ trẻ của năm quốc gia tiểu vùng Mekong có thể hiểu biết rõ hơn về kinh tế, kiến trúc và những cơ sở hạ tầng nối kết bên cạnh tình hình xã hội và sự phát triển lớn mạnh của các nước ASEAN trong tiểu vùng Mekong.
Trong diễn văn khai mạc, ông Chalermpol Thanchitt, phụ tá thường trực ngoại trưởng Thái Lan, tuyên bố mục đích của Dự Án Hữu Nghị Mekong nhằm khuyến khích một sự hợp tác gần gũi hơn giữa con người với con người đồng thời tạo một nền hữu nghị mới giữa giới trẻ năm quốc gia dọc sông Mekong, đó là Kampuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam:
“Ông nói Dự Án Hữu Nghị Mekong sẽ giúp thế hệ đang lên của năm quốc gia có được nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của sự kết nối mà năm quốc gia cùng chia sẻ, thể hiện cả hai mặt là cơ sở hạ tầng như kiến trúc, cầu, đường, và mặt kia là nền văn minh cổ đại hay đương đại của từng nước.
Hơn thế nữa, ông thứ trưởng ngoại giao Thái Lan nói tiếp, Dự Án Hữu Nghị Mekong không chỉ là cơ hội cho giới trẻ các nước học hỏi về phong tục tập quán của từng quốc gia bạn mà còn giúp họ hiểu thêm thế nào là ASEAN, thế nào là tinh thần đoàn kết và hợp tác trong tiến trình phát triển của toàn khối ASEAN.”
Sau diễn văn của ông thứ trưởng Charlermpol Chanthitt, hai mươi lăm sinh viên từ năm nước, được chia thành ba nhóm, lần lượt đại diện mỗi nước trong từng nhóm phải lên trình bày và giới thiệu về quê hương đất nước hoặc phong tục truyền thống của quốc gia mình.

Học hỏi chia sẻ

Được hỏi về cảm tưởng trong ngày đầu khai mạc Dự Án Hữu Nghị Mekong, các bạn nghĩ thế nào khi đã bắt đầu và sẽ phải tiếp cận với sinh viên các nước, các bạn trẻ Việt Nam phát biểu:
Minh Châu: “Đây là một chương trình rất thú vị tại vì không phải bản thân gia đình nào cũng được đến được tất cả các nước ở ASEAN. Được nhìn thấy môi trường hiện đại như thế này và làm quen được nhiều bạn. Với tư cách sinh viên thì em chỉ muốn chứng tỏ là bản thân sinh viên Việt Nam cũng giỏi giao tiếp, cũng giỏi tiếng Anh, và cũng giỏi làm project như các bạn, và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các nước khác.”
Minh: “Em nghĩ trong chuyến đi này qua năm nước mình không chỉ thấy những nơi du lịch mà qua đó còn thấy được xã hội và đời sống của những nước đó. Nhất là em hiện đang học ngành Y Tế Công Cộng thì nói chung em cũng sẽ học thêm được phần nào đấy ở trong nước bạn, xem rằng hệ thống y tế người ta như thế nào, và so sánh với hệ thống y tế ở Việt Nam. Trong tư cách một người trẻ em muốn chứng tỏ với các bạn rằng giới trẻ Việt Nam sẵn sàng học hỏi và cũng sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm để cùng nhau phát triển.”
Huy: “Cá nhân em thì chuyến đi này em được tham quan những địa điểm rất là thú vị, gặp gỡ những người bạn ở các nước xung quanh mình và được học hỏi nhiều hơn và hiểu biết nhiều hơn về khối ASEAN.”
Hiện nay giới trẻ có một số người ít quan tâm đến vấn đề xã hội. Em nghĩ chương trình này rất bổ ích đối với giới trẻ bọn em. Bọn em có thể học hỏi được nhiều về kinh tế, xã hội và nhất là trau dồi khả năng ngoại ngữ.
Phương Linh
Phương Linh: “Hiện nay giới trẻ có một số người ít quan tâm đến vấn đề xã hội. Em nghĩ chương trình này rất bổ ích đối với giới trẻ bọn em. Bọn em có thể học hỏi được nhiều về kinh tế, xã hội và nhất là trau dồi khả năng ngoại ngữ. Em muôn chứng tỏ là người Việt Nam luôn biết học hỏi, lắng nghe và có thể đoàn kết với tất cả mọi người.”
Quỳnh Trang: “Điều em thích thú nhất là kết hợp tham quan các địa điểm của các nước khác nhau, bọn em được tham gia những hoạt động nhóm này, rồi hiểu hơn về các quốc gia và lãnh thổ bên cạnh mình như thế nào và tất nhiên qua đó sẽ học tập được rất nhiều. Còn đối với em thì luôn năng động, em muốn chứng tỏ người trẻ Việt Nam luôn có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh và có thể giao tiếp học hỏi từ các nước bạn.”
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Thái Lan, trong Dự Án Hữu Nghị Mekong lần đầu tiên này, hai mươi lăm sinh viên thuộc năm quốc gia tiểu vùng Mekong sẽ được nới rộng cảm quan và tầm nhìn bằng một cuộc du ngoạn và sinh hoạt lý thú kéo dài chín ngày qua năm địa danh du lịch quan trọng như khu nông nghiệp Doi Tung của Thái Lan gần vùng Tam Giác Vàng, Trạm Kiểm Soát Biên Giới giữa Thái Lan và Miến Điện, Cánh Đồng Chum ở Luang Prabang của nước Lào, Làng Hữu Nghị Thái Việt tại Nakhon Phanom, Đền Cổ Angkor Wat ở Seam Reap, Kampuchia.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng giữa các bạn sinh viên Lào, Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam. Mọi chi phí về sinh hoạt, ăn uống, di chuyển trong chương trình tham quan du ngoạn chín ngày qua năm địa điểm liên quan đến năm quốc gia tiểu vùng Mekong đều do Bộ Ngoại Giao Thái Lan tài trợ.

Điều gì đang diễn ra với nền kinh tế VN?


thứ tư, 11 tháng 7, 2012
Nhân sự trẻ trong ghế bộ trưởng được sắp xếp lại nhưng thách thức khắc phục yếu kém dường như quá lớn.
Tình hình kinh tế Việt Nam bấy lâu nay có nhiều biến động với nhiều luồng thông tin trái chiều, khiến dân và thậm chí cả giới phân tích rất khó để có thể thực sự định hình được những gì đang diễn ra trong nền kinh tế.
Một mặt là những con số rất lạc quan của chính phủ rằng tăng trưởng sẽ đạt mức trên 5-6% cho cả năm 2012, lạm phát đi xuống một cách đáng kể từ 18% xuống còn 7% kèm theo việc mở rộng những chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất ngân hàng hiện giờ giảm chỉ ở mức trên dưới 15%/năm tạo điều kiện vốn cho các doanh nghiệp.
 
Ngân hàng đầu tư JP Morgan cũng vừa có báo cáo nói về triển vọng kinh tế của Việt Nam với lạm phát “đáng ngạc nhiên theo hướng tích cực”.
Mặt khác, vẫn có những báo cáo liên tiếp về thâm hụt thương mại cùng với các khoản vay khổng lồ của chính phủ khiến cho nợ nước ngoài càng ngày càng cao, hay tỉ lệ nợ xấu trong khối ngân hàng cũng tăng một cách đáng kể.
Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh thua lỗ, trên bờ vực phá sản, hay đã phá sản trong thời gian gần đây.
Những dự báo về giảm phát là hoàn toàn có cơ sở khi môi trường kinh doanh khó khăn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Điều đó cũng sẽ đồng nghĩa với một nền kinh tế thay vì tăng trưởng thì ngược lại đang rơi vào suy thoái, khi mà giá cả giảm xuất phát từ sức mua yếu do người dân không còn có khả năng để chi trả và đã nghèo đi một cách đáng kể.
Những con số
Hiện chưa rõ số nợ xấu cho vay bất động sản trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tín dụng.
Tuy nhiên, những con số thống kê dường như đang mâu thuẫn và không phản ánh đúng bản chất của nền kinh tế, đặc biệt là khi với số doanh nghiệp thua lỗ chờ phá sản và đã phá sản trong khoảng 6 tháng đầu năm nay đã lên tới hàng chục nghìn.
Mặc dù các số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ ở mức 2.29%, con số này là quá thấp so với số lượng các doanh nghiệp đang giải thể hàng loạt trong khoảng hơn 1 năm gần đây.
Ở một quốc gia với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp, phải chăng một lực lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn cũng được tính là không thất nghiệp?
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, khi thị trường chứng khoán – thước đo sức khoẻ của nền kinh tế - mất 30-40% giá trị, người ta tự hỏi những con số về tăng trưởng ở mức trên dưới 6%/năm là do đâu?
Với lượng của cải vật chất làm ra trong xã hội thấp đi trông thấy cùng với sự giảm sút của tổng cầu và thâm hụt trong cán cân thương mại thì con số tăng trưởng 4.38% trong 6 tháng vừa qua, hay thậm chí là một mức tăng trưởng dương dường như là rất phi lý.
"Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất"
Cũng có thể giải thích rằng mức tăng trưởng này đạt được do sự đầu cơ trên thị trường bất động sản và tài chính ngân hàng đã thổi phồng lên những bong bóng giá trị cho những dự án đầu tư, quy hoạch các khu đô thị mới, chung cư cao tầng, biệt thự sang trọng, mà phần nhiều trong số đó đang trở thành những khu đất bỏ hoang không ai ở do nhu cầu thực sự là không cao.
Trong khi khối ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản đạt được những lợi nhuận khổng lồ bằng việc đầu cơ, quả bong bóng bất động sản này không hề tạo ra những giá trị thực sự cho phát triển kinh tế như khối sản xuất.
Các yếu tố tích cực khác có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như đầu tư nước ngoài là thiếu bền vững.
Chi tiêu của chính phủ chủ yếu dựa trên việc in tiền kể từ sau thảm họa Vinashin khiến chính phủ Việt Nam gần như bất lực trong việc phát hành trái phiếu quốc tế cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế.
Từ nơi quán nước vỉa hè với những bài vè mang đậm màu sắc châm biếm đến những bản báo cáo từ phòng máy lạnh của chính phủ và các ngân hàng đầu tư đang có những sự bất đồng sâu sắc.
Nhóm lợi ích
Tổng bí thư Trọng đã nói về điều ông gọi là "tư duy nhiệm kỳ" và "nhóm lợi ích".
Cũng có thể hiểu rằng các chính sách của chính phủ để điểu chỉnh kinh tế sẽ mất một thời gian để phát huy tác dụng. Nhưng nhiều chuyên gia phân tích vẫn đang thật sự hoài nghi về tính đúng đắn của các chính sách này.
Nếu như việc khống chế lãi suất tương tự như Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sử dụng từ khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và duy trì tăng trưởng cũng như đang trở thành xu thế chung về mặt chính sách khi đương đầu với khủng hoảng, một chính sách tương tự đã không được chính phủ Việt Nam sử dụng cho đến vài tuần trước đây.
"Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp tư nhân và phần lớn người dân"
Ngược lại, lãi suất trong nước được thả trôi nhiều lúc lên tận 20-25% và lãi suất dưới gầm bàn cho doanh nghiệp muốn vay vốn thậm chí còn cao hơn khiến doanh nghiệp khốn đốn.
Tuy vậy, giảm lãi suất một cách nhanh chóng và đột ngột chưa chắc đã đi cùng với việc doanh nghiệp có thể hay thậm chí là muốn tiếp cận với nguồn hỗ trợ vốn từ ngân hàng.
Cùng với những dự báo về giảm phát và suy thoái, việc giảm lãi suất đột ngột trong hệ thống ngân hàng sẽ không những không thúc đẩy được phát triển kinh tế mà thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng bẫy thanh khoản (liquidity trap) như trong nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990 khi người dân sẽ thích giữ tiền mặt hơn gửi tiết kiệm khiến cho hệ thống ngân hàng trở nên thiếu vốn. Không những đầu tư cá nhân sẽ giảm, điều này còn sẽ dẫn đến nhiều hơn những sự ưu tiên về vốn cho doanh nghiệp nhà nước mà phần lớn vốn đã làm ăn thiếu hiệu quả nhưng luôn có sự bảo trợ từ nhà nước từ việc in tiền.
Doanh nghiệp tư nhân nhiều khả năng là vẫn sẽ gặp khó khăn hay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn gấp nhiều lần. Khi trần lãi suất huy động thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, các nhóm lợi ích tài chính ngân hàng sẽ càng được lợi trên sự khốn đốn của doanh nghiệp.
Bài toán giải quyết nền kinh tế Việt Nam để cứu các doanh nghiệp sản xuất người tạo ra của cải vật chất cho xã hội hiện giờ là một bài toán khó. Song song với các chính sách tiền tệ, cần phải có những chính sách tài khoá, giảm đầu tư công không hiệu quả và thay vào đó là đầu tư nhiều vào khu vực tư nhân.
Có lẽ mấu chốt phải là cân bằng được quyền lợi của các nhóm đại gia ngân hàng, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước vốn đã được rất nhiều hậu thuẫn của chính phủ với khối doanh nghiệp sản xuất tư nhân và phần lớn người dân đã phải chịu nhiều thiệt thòi với những chính sách kinh tế đáng thất vọng suốt vài năm qua.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, sinh viên Đại học Cornell, chuyên ngành Triết Học - Chính Trị - Kinh Tế.

Nợ xấu ngân hàng VN 'gần 10 tỷ USD'

 thứ năm, 12 tháng 7, 2012
Việc vênh số liệu sau các công bố gần đây của chính NHNN đặt nhiều câu hỏi cho giới quan sát.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo số nợ xấu gần gấp đôi con số thống đốc Nguyễn Văn Bình thông báo cách đây một tuần.
Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói tại cuộc họp báo rằng “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”.
 
Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con số nợ xấu mà họ mô tả là theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ.
Ông Nghĩa được dẫn lời nói sự chênh lệch này do điều ông mô tả là “tiêu chí định tính và định lượng của các tổ chức tín dụng khác nhau”,
Do đó “Việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu trong các tổ chức tín dụng”, ông nói thêm.
“Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các tổ chức tín dụng cao hơn nhiều số hiện báo cáo của tổ chức tín dụng,” ông Nghĩa nói.
Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay thống kê về nợ xấu mới chỉ được đưa ra cho tới cuối tháng Ba do hầu hết các tổ chức tín dụng đều nộp báo cáo “chậm so với quy định”.
Hiện chưa rõ số nợ xấu do đầu tư bất động sản mà ông Nghĩa nói là "cũng chỉ" 12.000 tỷ (chiếm 13% tổng nợ xấu ngân hàng) được cập nhật tới tháng nào và trên cơ sở nào ông khẳng định cho điều ông gọi là “những con số này đều không phải quá lớn”.
Nợ xấu VN ‘là cực kỳ nguy hiểm’
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước thanh tra để có được con số chính xác của nợ xấu.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Trả lời phỏng vấn với BBC vào đầu tuần này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên có động thái mà ông gọi là "thanh tra kiểm tra như thế nào cho chính xác".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt ngày 09/07/2012, ông Thành đặt câu hỏi rằng hệ thống ngân hàng thương mại có chịu khai báo một cách trung thực hay không.
"Những con số đưa ra là chưa có đủ độ tin cậy", ông Thành nói thêm.
Báo chí tại Việt Nam tỏ ra quan tâm nhiều tới số nợ xấu mới mà Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 12/07.
Bấm VnExpress bình luận Bức tranh nợ xấu Ngân hàng Nhà nước công bố tại họp báo chiều 12/7 bi quan hơn nhiều so với những gì đưa ra tại cuộc họp sơ kết ngành cuối tuần trước.
Báo Thanh Niên bình luận điều họ gọi là lần đầu tiên bức tranh nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Bấm đưa ra ánh sáng.