Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Trí Thức và Độc Tài


 
 
 
 
Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe…chúng ta không thể không ngạc nhiên.

Có rất nhiều điều để ngạc nhiên.

Thứ nhất, tất cả các tên độc tài, dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đều vô cùng tham lam và độc ác. Chúng thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay và với quyền lực vô tận ấy, giết vô số người, từ những kẻ thù thực sự đến những kẻ thù tưởng tượng, trong đó phần lớn là chính dân chúng ở nước chúng.

Thứ hai, tất cả đều mắc bệnh huyễn tưởng, tự xem vị thế và quyền lực của mình như một thứ gì thuộc về thiên mệnh; và vì thiên mệnh, chúng nằm ngoài hoặc nằm trên không những luật pháp mà còn cả các nguyên tắc đạo lý thông thường của con người. Giết người, thậm chí, giết vô số người, với người khác, là tội ác; với chúng, là thiêng liêng và cao cả.
 

Thứ ba, vì căn bệnh huyễn tưởng ấy, rất nhiều nhà độc tài trở thành lố bịch, không khác những tên hề. Ceauşescu tự xưng mình là “Thiên tài của vùng Carparthians”, một vùng núi rộng lớn ở Trung Âu, kéo dài từ Slovakia qua miền Nam Ba Lan, miền Tây Ukraine đến tận phía Đông Bắc của Romania. Còn vợ của ông, Elena, người được cử làm Phó Thủ tướng, thì được tuyên truyền như một “Quốc mẫu”, một nhà khoa học vĩ đại (dù bà thực sự bỏ học từ năm 14 tuổi, và tất cả các cái gọi là “công trình khoa học”, kể cả luận án tiến sĩ của bà, đều do người khác viết). Rafael Trujillo, nhà độc tài ở Dominican Republic từ 1930 đến 1938 và từ 1942 đến 1952 thì tự xem mình là Thượng đế. Ông ta ra lệnh cho mọi nhà thờ trong nước phải khắc câu “Chúa ở trên Trời, Trujillo ở dưới Thế” (God in Heaven, Trujillo on Earth) và mọi bảng xe đều khắc câu “Trujillo vạn tuế”. Francisco Macias Nguema, nhà độc tài ở Equatorial Guinea từ năm 1968 đến 1979 cũng thế. Cũng tự xưng mình là Thượng đế. Dưới thời ông, biểu ngữ chính trong nước ghi “Không có Thượng đế nào khác ngoài Macias Nguema”. Saparmurat Niyazov, Tổng thống xứ Turkmenistan từ năm 1990 đến 2006 thì ra lệnh đổi tên 12 tháng trong năm theo tên ông và người thân trong gia đình của ông. Ông cũng viết sách và ra lệnh bất cứ người dân nào, để được thi lấy bằng lái xe, cũng phải thuộc lòng nguyên cả cuốn sách của ông.

Thứ tư, tất cả đều giả dối, đều sử dụng vô số huyền thoại láo khoét để biến mình thành thần tượng, thành những lãnh tụ anh minh, đầy viễn kiến, mở ra những chân trời mới cho đất nước hoặc cho cả nhân loại. Những huyền thoại ấy nhiều khi rất ngây ngô, ví dụ chuyện Kim Chính Nhật điều khiển đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên trong giải World Cup 2010 bằng cách chỉ dẫn từng đường đi nước
bước trong suốt trận đấu cho huấn luyện viên Kim Jong-Hun qua một chiếc điện thoại di động vô hình!

Nhưng cả bốn điều “đáng ngạc nhiên” trên đều không đáng ngạc nhiên bằng hai điều này:

Một, mặc dù tham lam, độc ác, mắc bệnh huyễn tưởng và giả dối như vậy, những tên độc tài ấy lại cầm quyền, hơn nữa, cầm quyền một cách tuyệt đối, trong thời gian rất dài, có khi cả đời hoặc nhiều đời, hết đời con đến đời cháu, chắt.

Hai, dù đầy khuyết điểm như vậy, những tên độc tài ấy vẫn được nhiều người, kể cả giới trí thức, thậm chí là trí thức xuất sắc ở Tây phương, ngưỡng mộ và hết sức bênh vực cũng như góp phần tuyên truyền cho chúng một cách nhiệt tình.

Trong hai điều trên, điều thứ hai quan trọng hơn. Giải thích điều thứ nhất, người
ta có thể nói: Bởi các nhà độc tài đã xây dựng được một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đủ để nhồi sọ tất cả mọi người và một bộ máy quyền lực mạnh mẽ đủ để nghiền nát bất cứ người nào dám chống đối. Nhưng không có một bộ máy xã hội và chính trị nào có thể tồn tại độc lập. Vấn đề chính là ở con người, tức ở khía cạnh thứ hai, chúng ta vừa nêu ở trên: Tại sao người ta lại khiếp sợ và ngưỡng mộ các tên độc tài đến như vậy? Tại sao người ta lại để cho các tên độc tài dễ dàng lừa dối mình đến như vậy?

Trên thế giới, cũng có nhiều người từng ngạc nhiên như vậy. Có thời, những kẻ như Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, thậm chí, Kim Chính Nhật đã trở thành thần tượng của nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Tây phương. Đạo diễn Oliver Stone khen Fidel Castro là một kẻ “rất vị tha và đạo đức. Một trong những người khôn ngoan nhất trên thế giới.” Một đạo diễn khác, Steven Spielberg, cho “gặp gỡ Fidel Castro là tám giờ quan trong nhất” trong cuộc đời của ông.

Trước đó, ở Ý, Gabriele D’Annunzio, một nhà thơ lớn, cũng như nhiều nhà thơ thuộc trường phái Vị Lai khác, từng là những kẻ ủng hộ nhiệt thành Mussolini. Ở Đức, Hitler không thiếu người ngưỡng mộ, kể cả một trong những triết gia lớn nhất của thế kỷ, Heidegger, một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ, Salvador Dali, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, Ezra Pound. Nhà văn Na Uy từng đoạt giải Nobel năm 1920, Knut Hamsun, cũng rất ủng hộ Hitler.

Đối với các nhà độc tài cộng sản, số trí thức ngưỡng mộ nhiều hơn hẳn. Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950) suốt đời ủng hộ Lenin, Stalin, và cả Hitler nữa. Cả Andre Gide và Doris Lessing đều từng ủng hộ Stalin tuy cả hai, sau đó, tự nhận là mình lầm.  Picasso, Bertolt Brecht, Pablo Neruda, W.E.B. Du Bois, Graham Greene, v.v. cũng đều ủng hộ Stalin; trong đó, có người vừa ủng
hộ Stalin vừa ủng hộ Mao Trạch Đông.

Jean-Paul Sartre cũng từng là người ủng hộ Stalin và chế độ cộng sản rất nồng nhiệt. Ông là tác giả của một câu nói gây rất nhiều tai tiếng: “Mọi kẻ chống cộng đều là chó” (every anti-communist is a dog). May, sau đó, ông thay đổi thái độ. Khi quân đội Sô Viết xâm lăng Hungary vào tháng 11 năm 1956, ông lên án Liên Xô kịch liệt. Sự phê phán của Sartre đối với Liên Xô càng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 1968 khi quân đội Xô Viết trấn áp dân chúng Czechoslovakia trong sự kiện được gọi là “mùa xuân Prague”. Trước năm 1975, trong chiến tranh Việt Nam, ông là người tích cực ủng hộ miền Bắc và lên án Mỹ một cách gay gắt.  Sau năm 1975, chứng kiến thảm cảnh của người Việt Nam vượt biển, ông lại lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam và kêu gọi chính phủ Pháp cứu giúp người tị nạn.

Chúng ta lại phải tự hỏi: Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy? Tại sao họ lại nhẹ dạ và cả tin đến như vậy?

Nhớ, trước đây, trong những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc. Nhiều người kể lại, trước phong trào đổi mới, đặc biệt, trước năm 1975, họ gần như tuyệt đối tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ. Trong các buổi học tập chính trị và văn hóa, họ lắng nghe cán bộ giảng bài như nghe những lời thánh phán. Họ cắm cúi ghi chép rồi về nhà, đọc lại một cách thành kính. Sau này, cũng theo lời họ, đọc lại các cuốn sổ tay cũ, họ thấy những ý kiến trong ấy rất hời hợt, thậm chí, ngô nghê. Họ tự hỏi: Tại sao thời ấy họ lại xem những ý kiến ấy như những lời vàng ngọc như vậy? Chính họ, họ cũng không biết rõ câu trả lời. Tất cả đều cho: Đó chỉ là hậu quả của việc nhồi sọ.

Lại nhớ, mấy năm đầu sau 1975, một số trí thức Việt kiều ở Pháp về thăm nước rồi viết bài đăng tải trên báo chí ở Paris. Họ khen Việt Nam không tiếc lời. Trong lúc người Việt Nam đói đến xanh xao mặt mũi, họ khen đời sống rất sung túc. Trong lúc cả hàng chục ngàn người bị bắt đi cải tạo và con cái họ không được vào đại học, họ khen “chính quyền cách mạng” thực tâm hòa giải, không có bất cứ một chính sách kỳ thị nào đối với những người thuộc chế độ cũ trước đó. Trong lúc cả hàng triệu người bất chấp nguy hiểm tìm cách vượt biên tìm tự do, họ cho Việt Nam là một quốc gia dân chủ và ao ước một ngày nào đó được về nước sống hẳn (dù trên thực tế, không bao giờ họ về cả!)

Trí thức trong nước bị nhồi sọ. Nhưng còn trí thức ngoài nước thì sao?

Trong lúc loay hoay tìm cách trả lời cho câu hỏi ấy, cũng như câu hỏi về sự nhẹ dạ và cả tin của trí thức thế giới nói chung, tự dưng tôi nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Quốc Chánh trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”:

Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản.

Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, &
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.

Những câu thơ ấy ám ảnh tôi đến độ tôi không thể nghĩ tiếp được nữa.

Đành dùng chúng thay cho lời kết luận của bài viết.


Nguyễn Hưng Quốc

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Góp ý Hiến pháp qua cái nhìn của một chuyên gia nước ngoà




Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
Jonanthan London là một nhà xã hội học, chuyên về phát triển so sánh, các vấn đề an sinh xã hội, hiện giảng dạy tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế và châu Á, Đại học Hồng Kông và cũng là thành viên Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của đại học này.
Ông đã nghiên cứu về Việt Nam từ 20 năm qua, đã tham gia các công trình nghiên cứu của các tổ chức Việt Nam và quốc tế và đã từng sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, cho nên nói tiếng Việt gần như là người Việt chính gốc. Trên trang mạng New Mandala, chuyên về phân tích tình hình Đông Nam Á, ngày 18/03 vừa qua, giáo sư London đã đăng một bài viết nhan đề « Impatience in Vietnam » ( Nỗi sốt ruột ở Việt Nam ), đưa ra một số nhận xét về phong trào góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam.
Với tình cảm chân thành dành cho Việt Nam, giáo sư Jonathan London đã nhận trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt với RFI về vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
RFI: Thưa ông Jonathan London, ông có nhận xét thế nào về phong trào góp ý Hiến pháp hiện nay? Phải chăng là giới lãnh đạo Việt Nam đang mất sự kiểm soát trên vấn đề góp ý Hiến pháp?
GS Jonathan London: Đánh giá liệu chính quyền Việt Nam có đã mất sự kiểm soát trên tiến trình đóng góp ý kiến Hiến pháp là một vấn đề hết sức tế nhị, nhưng tôi có thể khẳng định chắc chắn là họ đã mất sự kiểm soát về vấn đề góp ý Hiến pháp rồi. Ai mà không công nhận điều đó là không nói thật.
Câu hỏi đặt ra là họ đã mất kiểm soát đến mức độ nào và họ có thể khôi phục sự kiểm soát này như thế nào, cũng như điều đó sẻ ảnh hưởng ra sao đến tình hình chính trị ở Việt Nam trong thời gian tới. Khó đánh giá điều này vì việc góp ý Hiến pháp đang diễn ra trên nhiều quy mô khác nhau ở Việt Nam.
Hiện giờ Nhà nước đang áp dụng các biện pháp, như yêu cầu người dân cam kết ủng hộ Hiến pháp sửa đổi. Nhưng trong khi đó cũng có hiện trạng là hàng ngàn người ký các kiến nghị, tuyên bố, đòi dân chủ tự do.
Tóm lại, đúng là Nhà nước đã mất sự kiểm soát, nhưng chưa biết đến mức độ nào và chưa rõ ảnh hưởng sẽ ra sao đến nền chính trị Việt Nam trong những năm tới.
RFI: Liệu phong trào góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp có sẽ dẫn đến dân chủ hóa phần nào chế độ chính trị Việt Nam?
GS Jonathan London: Tôi có thể trả lời nhiều cách khác nhau. Trên một mức độ nào đó, chẳng hạn Hiến pháp Việt Nam có nói tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được tự do thông tin, tự do hội họp, lập hội... Nhưng trên thực tế ai cũng biết là những quyền tự do này ở Việt Nam rất là hạn hẹp.
Phong trào cải cách Hiến pháp ở Việt Nam đã thật sự mở rộng phạm vi tranh luận về chính trị ở Việt Nam, góp phần mở rộng tự do ngôn luận ở Việt Nam và trên mạng thì cũng có mở rộng tự do báo chí, tuy rằng trên báo chí chính thức vẫn chưa có điều này.
Những thay đổi này đã rất là đáng kể rồi, vì từ trước đến nay chưa bao giờ thấy những tranh luận chính trị như thế này ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù chúng ta chưa biết là kết quả của phong trào góp ý sửa đổi Hiến pháp sẽ như thế nào. Rất rõ ràng là phong trào này đã mở rộng phạm vi tranh luận ở Việt Nam và không khí tranh luận thật sự sôi nổi.
Hiện nay ở Việt Nam có một số người đưa ý kiến là Hiến pháp phải như thế này mới được, nhưng cách duy nhất để xem đề nghị của họ có được sự ủng hộ của dân chúng đó là hỏi chính người dân để họ có thể thực hiện quyền phúc quyết của họ.
RFI: Trong việc sửa đổi Hiến pháp, ngoài việc bảo vệ Điều 4, chế độ Hà Nội vẫn dứt khoát chống lại việc phi chính trị hóa quân đội? Ông có nhận định thế nào về điều này?
GS Jonathan London: Trả lời câu hỏi này rất đơn giản, bởi vì ở nước nào quân đội cũng vẫn là một loại bảo hiểm cho sự tồn tại của chế độ, bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng. Ở các nước dân chủ cũng thế thôi. Chỉ có sự khác biệt là ở các nước dân chủ người dân thật sự có quyền chọn chính phủ của mình một cách thường xuyên và Hiến pháp bảo đảm điều đó. Quân đội ở những nước dân chủ không phải là công cụ để bảo vệ quyền của bất cứ đảng phái nào.
RFI: Nhưng nguy cơ đối với chế độ Việt Nam phải chăng đến từ khủng hoảng kinh tế hơn là những đòi hỏi dân chủ của người dân?
GS Jonathan London: Tôi nghĩ hai vấn đề này lồng ghép với nhau. Từ thời Lê Duẩn và trước đó, nhiều người Việt Nam, kể cả những người trong bộ máy Nhà nước và Đảng, đều mong muốn một Hiến pháp và một xã hội cởi mở hơn. Đọc tác phẩm “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, chúng ta thấy điều đó rất rõ.
Nhưng trên thế giới có nhiều người nhận xét, nếu có sự tăng trưởng kinh tế thì không có vấn đề gì về chính trị, vì những người lãnh đạo trong những nước có tăng trưởng kinh tế có được cái gọi là “tính chính đáng về thành quả “ ( performance legitimacy ).
Ở Việt Nam, trong khoảng hai thập kỷ, nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, cho nên đã giải tỏa được những áp lực về những bất cập chính trị. Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, trong đó có tác động khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài và những vấn đề trong nước có tác động xấu đến tính chính đáng về thành quả của chế độ và đến an sinh xã hội.
Theo nhận thức của nhiều người, kể cả những người trong bộ máy Nhà nước, một phần đáng kể những vấn đề đó là do quản lý kinh tế kém cỏi, do hành vi của một số lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo công ty, kể cả lãnh đạo Nhà nước. Còn phải kể những vấn đề tham nhũng, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình...
Trong bối cảnh bức xúc này, khi có cơ hội góp ý Hiến pháp, người dân rất khó mà giữ im lặng. Bước đầu là nhóm 72 học giả danh tiếng đã đứng lên, tiếp theo là hàng ngàn người hưởng ứng họ và sau đó là đóng góp của Nguyễn Đắc Kiên, đã có tác động bùng nổ.
Ai cũng biết Việt Nam có tiềm năng rất to lớn, vấn đề không phải là cá nhân lãnh đạo này hay cá nhân lãnh đạo kia, mà vấn đề là thể chế của Việt Nam không đáp ứng được những yêu cầu của Việt Nam. Vấn đề là nên cải cách thể chế của Việt Nam như thế nào và đây là sự tranh luận mà Việt Nam vừa bước vào do quá trình góp ý Hiến pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức có lịch sử lâu dài, tự hào với truyền thống của mình, nhưng nay họ phải chọn lựa hai con đường: giữ nguyên trạng hay chấp nhận cải cách sâu rộng.
Là một người đã quan sát xã hội Việt Nam qua hai thập niên, tôi thấy giai đoạn mà Việt Nam đang trải qua hiện nay rất là thú vị và rất đáng kể trong lịch sử Việt Nam. Chẳng ai biết kết quả sẽ ra sao, nhưng chắc chắn là Việt Nam trong những tháng vừa qua đã có một số thay đổi rất lớn.
RFI: Xin cám ơn Giáo sư Jonathan London.
Là một tổ chức của Anh quốc chuyên đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận trên thế giới, tổ chức Điều 19 cũng rất quan tâm đến vấn đề góp ý Hiến pháp ở Việt Nam.
Tổ chức này lấy tên từ Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế: “ Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm quyền tự do duy trì quan điểm mà không bị can thiệp vào và quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá thông tin và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.”
Ngày 25/02 vừa qua, tổ chức Điều 19 đã đăng trên mạng một tuyên bố, tựa đề " Vietnam: Proposed Constitutional Amendments Go Against International Law" ( Việt Nam: Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp đi ngược lại luật quốc tế ), với nhận định chung rằng, những điểm được đề nghị cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không đủ để bảo vệ các quyền căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và thông tin.
Tổ chức Điều 19 hoan nghênh sáng kiến của Quốc hội Việt Nam sửa đổi Hiến pháp và phổ biến rộng rãi bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp để lấy ý kiến nhân dân. Tổ chức này xem đây là cơ hội để họ đóng góp những phân tích về sửa đổi Hiến pháp Việt Nam và hy vọng đây sẽ là cách để giúp chính phủ Việt Nam hiểu rõ hơn những nghĩa vụ của nước này chiếu theo luật quốc tế về nhân quyền.
Trước hết, tổ chức Điều 19 nêu lên một số điểm mà họ cho là tích cực trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là lời mở đầu khẳng định sự “tôn trọng và bảo đảm quyền con người, phát huy dân chủ, một chính phủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Chương 2 cũng khẳng định là “quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Nhưng theo tổ chức Điều 19, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã không nêu rõ quy chế pháp lý của các công ước về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn và Việt Nam có nghĩa vụ phải thi hành thông qua luật quốc gia. Điều 19 nhắc lại Việt Nam là nước thành viên Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự, công ước bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin.
Theo nhận định của tổ chức Điều 19, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ bảo vệ rất hạn chế các quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin, vì Điều 26 viết : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Tổ chức Điều 19 sợ rằng có quá nhiều quyền được nêu lên trong một điều khoản, cho nên họ đề nghị là phải tách việc bảo vệ các quyền đó ra thành từng phần riêng.
Tổ chức Điều 19 đề nghị là mỗi quyền tự do nói trên phải được bảo đảm cho tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc. Họ cũng cho rằng quyền tự do bày tỏ chính kiến phải được bảo vệ mà không có một sự hạn chế nào. Mặt khác, quyền tự do ngôn luận phải bao gồm quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá thông tin.
Tổ chức Điều 19 cũng đề nghị là quyền tự do báo chí phải được định nghĩa một cách toàn diện hơn, tức là phải bao gồm việc bảo vệ tính độc lập và tự do của truyền thông, bảo đảm tính độc lập về biên tập, bảo vệ quyền của phóng viên bảo mật nguồn tin, bảo đảm tính độc lập và đa nguyên của hệ thống phát thanh truyền hình. . . Cũng theo tổ chức Điều 19, quyền tự do lập hội phải bao gồm quyền thành lập các công đoàn độc lập.
Tổ chức Điều 19 cũng nhận thấy là trong dự thảo Hiến pháp có quá nhiều hạn chế đối với toàn bộ các quyền được nêu lên trong chương 2 và như vậy là không đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn như Điều 15 ghi rằng quyền con người, quyền công dân “ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.”. Điều 16 lại ghi thêm; ” Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” Theo tổ chức Điều 19, khái niệm “ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” quá mơ hồ và không tương hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong phần kết luận, tổ chức Điều 19 nhấn mạnh rằng sửa đổi Hiến pháp Việt Nam phải là cơ hội để củng cố các quyền căn bản của con người hơn là để hạn chế những quyền đó. Cho nên, tổ chức này kêu gọi Quốc hội Việt Nam xem xét các khuyến cáo của họ, để bảo đảm cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do ngôn luận và thông tin.

Đòn ‘tập kích chiến thuật’ của Trung Quốc vào Mỹ




Trung Quốc đã lợi dụng đúng thời cơ ngấm ngầm tập kích Mỹ. Tuy nhiên, coi chừng, phải cẩn thận, bởi nếu không, sẽ giống như “dùng bật lửa để soi bình xăng”.
Lâu nay, trong vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, dư luận và giới quan sát luôn nhận định Mỹ đã trục lợi để trở lại châu Á-TBD mà không làm Trung Quốc phản ứng. Rõ ràng là thế, bởi người ta chỉ thấy trong khi Triều Tiên sẵn sàng chiến tranh “bằng miệng” thì Mỹ đáp lại bằng hành động có thật với quy mô vượt trội bao gồm việc triển khai vũ khí trang bị và xây dựng củng cố các mối liên minh quân sự Mỹ-Hàn-Nhật …
Nhưng chẳng lẽ những bộ óc thông thái ở Bắc Kinh lại không biết?
Giới lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết, có điều, điều khiển Bình Nhưỡng làm theo ý mình không dễ dàng, Bình Nhưỡng không “ngây dại” như vậy.
Vấn đề là do Trung Quốc và Triều Tiên đang còn phụ thuộc nhau, cần đến nhau để đeo đuổi mục đích riêng của mình.
Với Triều Tiên, đã đến lúc Bình Nhưỡng táo bạo chuyển hướng đi mới, đó là cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, độc lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc. Để làm được điều đó Bình Nhưỡng coi Mỹ vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện, cho nên đàm phán trực tiếp với Mỹ là mục đích cuối cùng cho mọi hành động của Triều Tiên trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un.
Với Trung Quốc, rất không muốn Triều Tiên hung hăng gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân trước ngay cửa ngõ Bắc Kinh, bởi trong trường hợp leo thang xung đột tại Triều Tiên xảy ra, thì như Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, Chernobyl chỉ là "câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em", rất bực tức với sự bướng bỉnh, khó bảo của Triều Tiên nhưng không thể từ bỏ Triều Tiên bằng cách cắt viện trợ…đồng nghĩa với mất quyền kiểm soát Triều Tiên.
Trung Quốc quá hiểu nếu từ bỏ Triều Tiên ngay bây giờ để gây sức ép là mắc mưu Mỹ và phương Tây, là chẳng khác nào trao Triều Tiên cho Mỹ và phương Tây đang sẵn sàng đưa tay ra chờ đợi sẵn.
Chẳng có gì là mâu thuẫn khi chính Mỹ khiêu khích Triều Tiên, “chọc giận” Triều Tiên đồng thời lại kêu gọi Trung Quốc phải gây áp lực ngăn cản Triều Tiên không được leo thang.
Bởi khi đã cùng đường, Bình Nhưỡng lập tức mở cửa, hội nhập và sẽ có lợi hơn nhiều so với cái được từ Trung Quốc. Nhưng điều đặc biệt nguy hiểm là kho hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ trở thành “đồ chơi không lịch sự” tý nào với kẻ mà Bình Nhưỡng cho là phản bội. Đó chính là vấn đề cốt tử mà Trung Quốc cần quan tâm.
Khi đó (khi Trung Quốc mất sự kiểm soát Triều Tiên), việc thống nhất Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian và sẽ là thảm họa cho Trung Quốc nếu theo kịch bản này.

Tàu chở dầu 2 triệu thùng của Trung Quốc đến Iran – Đòn tập kích chiến thuật của Trung Quốc vào Mỹ.
Chính lẽ đó mà Trung Quốc buộc phải sống chung với Triều Tiên như “sống chung với lũ”. Sử dụng con bài Triều Tiên như thế nào để tiền của đổ vào đó không uổng thì phụ thuộc vào sự khôn khéo của Bắc Kinh.

Và, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không phải chỉ có Mỹ trục lợi mà Trung Quốc cũng không chịu tay trắng.
Trong chiến tranh hiện đại, hủy diệt lớn, không có chỗ cho chủ quan, coi thường đối phương. Trong khi Mỹ chưa chắc chắn Triều Tiên có khả năng đến đâu thì việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, không được “mất tập trung” là điều nước Mỹ không thể không làm.
Do đó, đừng vội cho rằng căng thẳng càng leo thang với động thái hung hăng của Triều Tiên chỉ là “võ mồm” đối với Mỹ, chỉ nhằm mục đích cho ngoại giao...cẩn thận vẫn hơn đối với Mỹ.
Và, đây là điều kiện để Trung Quốc trục lợi.
Trung Quốc đã chớp thời cơ mở một “đòn tập kích chiến thuật” vào Mỹ . Trung Quốc ra đòn không phải là đòn quân sự mà là năng lượng, không phải chiến trường bán đảo Triều Tiên mà tại Iran.
Đến đây cũng cần nói rõ một chút về cấm vận dầu mỏ của Mỹ với Iran.
Ngày 23/3/2012, Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran.
Nếu bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính, đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran.
Trung Quốc buộc phải lựa chọn và đã phải “thực thi” khi ngân hàng Côn Lôn của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Năm 2012, Trung Quốc phải giảm lượng dầu nhập từ Iran và các hợp đồng làm ăn với Iran cũng bị đổ bể.
Vậy nhưng, cùng với sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu dầu của Iran tăng và đặc biệt ngày 21/3 tàu chở dầu 2 triệu lít, lớn nhất của Trung Quốc đã cập cảng Iran, bất chấp lệnh cấm của EU và Mỹ. Đó là đòn tập kích chiến thuật vào Mỹ.
Đằng sau đòn tập kích chiến thuật này là gì?
Trước hết phải khẳng định là động thái này của Trung Quốc không phải là sự thách thức một cuộc chiến tranh kinh tế với Mỹ, bởi lẽ tuy Trung Quốc và Mỹ rất cần nhau để phát triền kinh tế nhưng thực tế là Mỹ, EU và Nhật Bản không có Trung Quốc vẫn tồn tại nhưng ngược lại Trung Quốc không có Mỹ  EU và Nhật Bản thì sụp đổ. Mỹ sẵn sàng hy sinh quyền lợi kinh tế để bóp chết Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thể.
Do vậy đằng sau đòn tập kích chiến thuật này, Trung Quốc muốn đạt được 2 mục đích.
Thứ nhất là nắn gân Mỹ, xem trong lúc dính vào căng thẳng Triều Tiên thì Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, qua đó đánh giá được khả năng sức mạnh, sự can thiệp của Mỹ trong giai đoạn mà ngân sách quân sự bị cắt giảm.
Thứ hai là gửi đến cho Mỹ một nhắc nhở rằng, đừng gây khó cho Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, nếu không, Iran cũng sẽ là vấn đề khó cho Mỹ.
Như vậy có thể nói, thời gian qua, Trung Quốc và kể cả Nga đã dùng vấn đề sản xuất VKHN của Iran và Triều Tiên để mặc cả với Mỹ và đã có những sự nhường nhịn nhau nhất định. Nhưng trong tình hình hiện nay đã xuất hiện Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu Trung Quốc cứ dùng con bài này thì lỗi thời và cực kỳ nguy hiểm cho Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ xử lý thế nào nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chế tạo VKHN khi mà đối với họ, không giống như Triều Tiên và Iran, chẳng có gì là khó khăn về công nghệ? Và VKHN của họ mỗi khi sản xuất ra còn tiên tiến, hiện đại hơn cả Trung Quốc?
Tại sao Trung Quốc biết dùng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran để mặc cả với Mỹ trong khi Mỹ lại không biết “làm ngơ” để Nhật Bản, Hàn Quốc có được VKHN để chọi trực tiếp với Trung Quốc?
Có lẽ tình thế chưa đến lúc và chưa đến mức Mỹ phải sử dụng bài này, nhưng điều kiện cần và đủ của vấn đề này cũng giống như một bồn xăng lớn, Trung Quốc đừng dại dùng bật lửa soi.
    Lê Ngọc Thống

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Hình Thư: Sửa đổi Hiến Pháp và lời cảnh báo


LCST: Chúng tôi nhận được bài biết của bạn Hình Thư, với mối quan tâm vấn đề thời sự lớn nhất là Việc nhà nước kêu gọi nhân dân trong và ngoài nước đóng góp sửa đổi Hiến Pháp 1992 cho phù hợp với thời gian, giống như sơn phết lại bề ngoài một chiếc bình cho mới, nhưng chất men rượu bên trong thì cũng như cũ. Nhà nước muốn giữ điều 4 và muốn Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam. Bạn Hình Thư có lời cảnh báo cho "đảng ta"....

Chiều 29.12.2012, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức Họp báo để triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo. Đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm: Lời nói đầu, chế độ chính trị; quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ tổ quốc; bộ máy Nhà nước, hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Thời gian lấy ý kiến sẽ được bắt đầu từ ngày 2.1 đến hết ngày 31.3.2013.

Mục tiêu của Đảng Cộng Sản lần này là thực hiện một thương vụ lừa đảo cuối cùng trước khi chế độ độc tài sụp đổ. Hòng kéo dài thêm chuỗi ngày tồn tại của một chế độ phi nhân và bịp bợm, làm gia tăng sự đau khổ và mòn mỏi của người dân trên con đường “quá độ” đi lên chủ nghĩa Cộng Sản.

Theo đó, họ cho rằng “Điều 4” Hiến pháp năm 1992 đã quy định về vai trò của Đảng nên giữ nguyên. Lần này, dự thảo sửa đổi có bổ sung cho phù hợp với Cương lĩnh, đó là quy định về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, xã hội; chịu sự giám sát của nhân dân và xã hội về sự lãnh đạo của mình. Vậy là điều mọi người quan tâm nhất đã chẳng có thay đổi gì cả: ấy là vẫn giữ nguyên chế độ độc tài, tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng Sản.

Ban đầu nhà nước quy định thời gian lấy ý kiến kiến sửa đổi Hiến Pháp là ba tháng. Họ dự tính rằng thời gian này người dân bận bịu đón tết nguyên đán, sau đó là lễ hội tháng giêng, vì vậy mà chẳng ai quan tâm tới việc đóng góp ý kiến cả. Nhân đó, đảng sẽ tổ chức tuyên truyền một cách hình thức thông qua hệ thống chính trị, và kết thúc là một bản Hiến Pháp mới như một chiếc còng số 8 được sơn phết lại cho đẹp.

Nhưng họ đã nhầm, lần này thì khác những lần trước. Các nhân sĩ trí thức và mọi tầng lớp nhân dân đã không còn để nhà nước muốn làm gì thì làm. Nhiều bản kiến nghị đòi thay đổi chế độ chính trị, đòi quyền tự do dân chủ đã được gửi đến Ủy ban dự thảo Hiến Pháp. Trước tình hình đó, đảng Cộng Sản đã vội vã gia hạn thêm thời gian đóng góp ý kiến là 6 tháng (đến tháng 9/2013). Khi làm như vậy họ cũng không có thực tâm gì, chỉ là muốn mị dân mà thôi. Vì dao đã nắm đằng chuôi, kết quả cuối cùng vẫn là do họ quyết định. Việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến Pháp đến từng hộ gia đình theo cách mà họ làm cũng chẳng khác gì việc họ đi thu tiền phân bón, điện nước, hay thu tiền đóng góp quỹ người nghèo cả. Xưa nay đều như vậy, lần nào cũng thắng lợi rực rỡ, chưa có trật bao giờ.


Vì vậy cho nên, chúng tôi gửi tới Đảng Cộng Sản lời cảnh báo rằng: Lần này hãy thực tâm thay đổi, chớ tiếp tục lừa dối và ép buộc nhân dân. Hãy để người dân tự quyết định vận mệnh của mình, quyết định tương lai lịch sử. Hậu quả sẽ khôn lường nếu họ tiếp tục duy trì chế độ độc tài, đưa đất nước đi theo con đường vô định là “Cộng Sản chủ nghĩa”. Sự chịu đựng của người dân cũng có giới hạn, không ai có thể chấp nhận sự lừa dối vô hạn định của một chế độ cầm quyền.
Đảng Cộng Sản hãy tự lột xác, nếu không họ sẽ bị người dân lột xác.

 

Hình Thư
17/3/2013

Tân Giáo Hoàng thản nhiên trước cơn thịnh nộ của Bắc Kinh

Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 19/03/2013
Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, 19/03/2013
REUTERS/Stefano Rellandini

Tú Anh
Tổng thống Đài Loan đến Roma tham dự lễ đăng quang tân Giáo Hoàng làm Bắc Kinh tức giận và tẩy chay Thánh lễ. Trong cuộc trắc nghiệm ngoại giao đầu tiên này, Trung Quốc đụng phải thái độ khoan hòa, nhưng cứng rắn của tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ, một tu sĩ Achentina giàu kinh nghiệm sống trong chế độ áp bức.

Trong số hơn 130 quốc khách dự lễ đăng quang của tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo Hoàn Vũ không có đại diện của Bắc Kinh.
Tuần trước, khi được tin tổng thống Mã Anh Cửu chuẩn bị sang Ý tham dự thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh kêu gọi : « Trung Quốc hy vọng Vatican sẽ có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện quan hệ song phương ». Bắc Kinh muốn qua thông điệp này thúc giục Tòa thánh hủy bỏ lời mời lãnh đạo Đài Loan. Trước đó vài hôm, ngay khi Giám mục điạ phận Buenos Aires Jorge Bergoglio được Cơ Mật viện bầu làm Giáo Hoàng, Trung Quốc đã lập tức gửi thông điệp : « Hy vọng dưới sự lãnh đạo của tân Giáo Hoàng, Vatican sẽ chọn thái độ mềm dẻo và thực dụng » đối với Trung Quốc.
Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ với Vatican từ năm 1957 sau khi Tòa Thánh công nhận Đài Loan, trong bối cảnh tại Hoa Lục, chế độ Mao Trạch Đông đàn áp tín đồ Thiên chúa và thành lập giáo hội Nhà nước độc lập với Vatican.
Vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã gửi một thông điệp « lịch sử » đến giáo dân Trung Quốc và đề nghị một giải pháp dung hòa « chung sống hòa bình » : Giám mục phải do Vatican bổ nhiệm đổi lại Tòa Thánh tôn trọng các quyết định chính trị của chính quyền. Tổng giám mục Hồng Kông, Đức cha Trần Nhật Quân, sau khi về hưu, xác nhận Tòa Thánh sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Đài Loan, với điều kiện Trung Quốc tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong phương án thỏa hiệp này.
Trong 8 năm vừa qua, có lẽ để tỏ thiện chí với Bắc Kinh, Tòa Thánh không đón tiếp một lãnh đạo Đài Loan nào, mặc dù hai bên có quan hệ ngoại giao. Chuyến viếng thăm sau cùng diễn ra vào năm 2005, khi tổng thống Trần Thủy Biển sang dự tang lễ cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị.
Tuy nhiên, thay vì đón nhận bàn tay của Tòa Thánh, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hoạt động của Giáo hội thầm lặng và tìm cách xây dựng một giáo hội Nhà nước , bổ nhiệm Giám mục trung thành với đảng Cộng sản. Quan hệ đôi bên, do vậy, đã căng thẳng thêm khi Bắc Kinh không cho Vatican bổ nhiệm Giám mục.
Giờ đây, để tỏ thái độ bất bình về sự kiện Tổng thống Đài Loan sang thăm Vatican, Trung Quốc, một mặt, tẩy chay Thánh lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng Phanxicô, mặt khác, phản đối chính phủ Ý đã cấp visa cho ông Mã Anh Cửu.
Tuy nhiên, cơn thịnh nộ của Bắc Kinh chạm phải phản ứng vừa nhẹ nhàng, vừa mô phạm của tân giáo triều. Phát ngôn viên Vatican, cha Federico Lombardi, nhấn mạnh là Nhà Thờ « không bao giờ mời ai dự thánh lễ, không lựa chọn khách thăm viếng, cũng như không xem ai có đặc quyền ». Thái độ bất lực của Bắc Kinh được cha Bernado Cervellera, Giám đốc hãng tin Công giáo Asia News chuyên về thông tin châu Á phân tích như sau : « Phản ứng của Trung Quốc giống như một đĩa hát rè, nó che dấu thực tế là họ không biết phải làm gì, bản thân họ cũng lúng túng trong chuyện bầu bán » lãnh đạo trong suốt tuần vừa qua.
Theo Giám đốc Asia News thì tân Giáo Hoàng Phanxicô có đủ « bản lãnh và kinh nghiệm để xử lý các hồ sơ liên quan đến bang giao giữa Vatican và châu Á ». Là tu sĩ trải qua nhiều thập niên trong chế độ quân phiệt và chăm lo cho dân nghèo, tân giáo chủ Giáo Hội Công giáo được « người Á châu cảm nhận là một người gần gũi với mình ».


BỆNH VÔ CẢM

 

     Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn, làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân, mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

    Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

    Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ, mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?

    Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện.

     Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người "không dại gì", và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

    Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác? Người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải ? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa… Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

    Chúng ta biết, bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc, mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

    Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

    "Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng, căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biệt vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta! Hãy đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội! ./.

Tường thuật trực tiếp Buổi trao giải thưởng Báo Chí 2013 của Tổ Chức Index of Censorship tại Luân Đôn. 
 
Friends of Viettan sẻ tiến hành tường thuật trực tiếp Buổi trao Giải Thưởng Báo Chí 2013 tại Luân Đôn trong đó có ứng cử viên Blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam. Ngày thứ Năm 21/03/2013 vào lúc 01:30 AM đến 04:00 AM (theo giờ Việt Nam) hay 18:30 PM đến 21:00 PM (theo giờ London).  
 
Giải thưởng Báo Chí 2013 của Index of Censorship (có trụ sở chính tại London - Anh Quốc). Giải thưởng này được bảo trợ chính bởi Báo The Guardian & Google... Danh sách cuối cùng gồm 4 người Kostas Vaxevanis (Hy Lạp), Mosireen (Ai Cập), Blogger Tạ Phong Tần (Việt Nam) & Sadiye Eser (Thổ Nhĩ Kỳ). Ngày 21/03/2013 tại London, Index of Censorship sẻ tổ chức buổi lễ công bố người thắng giải của năm nay. Rất có thể Blogger Tạ Phong Tần một lần nữa sẻ được các Tổ chức Quốc Tế vinh danh. 
 
Mọi người có thể theo dõi diễn tiến của buổi trao Giải Thưởng trên trang FoVT. Chúng tôi sẻ cố gắng cập nhật hình ảnh & diễn biến của buổi trao giải nhanh nhất có thể

Kostas Vaxevanis, Greek journalist

The arrest of Greek investigative journalist Kostas Vaxevanis on 28 October 2012, just days after he published a list of more than 2,000 suspected tax evaders, drew international condemnation.
He was found not guilty of breaking data privacy laws in November 2012, but the Athens public prosecutor subsequently ordered a retrial. If he is sentenced, he faces up to two years’ imprisonment or a fine.
Vaxevanis published the so-called “Lagarde List” of wealthy Greeks with Swiss bank accounts in his weekly magazine Hot Doc in October 2012. The list is named after IMF head Christine Lagarde, who handed it over to her Greek counterpart in 2010 when she was French finance minister.
Successive Greek governments have failed to prosecute a single person on the list or any other high-profile individual for tax evasion. Vaxevanis argues that publication of the list was in the public interest. He told the Guardian: “The country is governed by a poisonous combination of politicians, businessmen and journalists who cover one another’s backs … Had it not been for the foreign media taking such an interest in my own story, it would have been buried.”
Dimitris Trimis, head of the Athens Newspaper Editors Union, told the BBC that the pressure on press freedom in Greece was the most intense of his career. Before Vaxevanis’ arrest two state TV presenters were taken off air after discussing a minister’s response to claims by anti-fascist demonstrators that they had been tortured by the police.
Soon after Vaxevanis’ arrest, journalist Spiros Karatzaferis was detained after announcing he would leak damaging documents about the country’s faltering economy. “The government feels insecure,” Trimis said. The only way it feels it can convince society of its policies is to try to manipulate the media through coercion.
Photo: Demotix / Kostas Pikoulas

Mosireen, Egyptian citizen media collective

Founded in Egypt in early 2011, the Mosireen Collective sought to support and promote the growing wave of citizen journalism that had emerged in the lead-up to the ousting of Hosni Mubarak, when members of the public captured the protests and police brutality on their mobile phones.
Working as facilitators, producers and archivists, Mosireen provide both online and offline space to share this wave of citizen news and people’s perspectives with the wider world.
Whilst none of the Mosireen founders were journalists by profession – they come from a variety of other disciplines, from urban planning to graphic design and mechanics – they recognised the importance of the independent media voices emerging from the revolution.
Mosireen’s media centre in Cairo is a community-supported space, and although professionals also use the centre, the focus is on providing ordinary people with skills, equipment, and know-how. The collective has since trained several hundred people with the output of their work available to download, stream, screen and distribute for free on a non-commercial basis. Footage from the archive is also regularly screened at Tahrir Cinema, a free open-air cinema off Tahrir Square (pictured). It continues to film the on-going discontent to this day.
Mosireen – a play on the Arabic words for “Egypt” and “determined” – also holds regular public events and talks in its workspace in downtown Cairo. The opportunity for the public to get involved in all aspects of production allows for an unprecedented level of interactivity in the creation of Egyptian history. All of which is in line with another of Mosireen’s objectives: to counter the narratives put forward by state-owned media through the presentation of multiple viewpoints.

Ta Phong Tan, imprisoned Vietnamese blogger

Ta Phong Tan is one of three Vietnamese bloggers, collectively calling themselves the ‘Club for Free Journalists’, at the centre of a draconian clampdown by the country’s authorities. Vietnam is one of the world’s most restrictive countries for freedom of speech and the press. Only China, Eritrea and North Korea come lower on RSF’s press-freedom index.
Tan (pictured) and her fellow bloggers were arrested in September 2012 and charged with ‘conducting propaganda against the state’ in articles that allegedly ‘distorted and opposed’ the Vietnamese government.
In fact in over 700 articles on Tan’s blog Cong Ly va Su That (‘Justice and Truth’) she exposed the extent of corruption in the country. She covered a broad range of social issues, including the maltreatment of children, corruption, unfair taxation and illegal land confiscations by local party officials.
Before becoming a journalist, Tan worked as a police woman in Hanoi, giving her an insight into the workings of the system. On 4 October 2012, after a trial lasting just one day, Tan was sentenced to spend the next ten years in jail, with an additional five years of house arrest upon release. She refused to plead guilty.
This month a court in Vinh in Nghe An province, northern Vietnam, sentenced 14 activists, many of them bloggers, to up to 13 years in jail followed by several years of house arrest. The BBC reported that their convictions relied on loosely worded national security laws — in this instance article 79 of the penal code, which vaguely prohibits activities aimed at overthrowing the government. The Committee to Protect Journalists reported that state officials had beaten and stripped online reporter Nguyen Hoang Vi while detained by Ho Chi Minh City police.
“These shocking prison sentences confirm our worst fears — that the Vietnamese authorities have chosen to make an example of these bloggers, in an attempt to silence others,” Rupert Abbott, Amnesty’s researcher on Vietnam, told the New York Times, adding that freedom of expression in the country was “dire and worsening.”
Before the trial began, Tan’s mother killed herself in a self-immolation protest against the treatment of her daughter, and the violence, harassment and threats of deportation levelled against the family.

Sadiye Eser and Turkey’s imprisoned journalists

Sadiye Eser (pictured) who writes for the leftist daily Evrensel (Universal) Newspaper, was arrested on 10 December and is still being held. The most recent reports claimed she is now likely to be being held at Bakirkoy Women’s prison.
Police asked Eser about political rallies she had covered as a journalist, as well as the notes she had kept on them, according to a statement by the Journalists’ Union of Turkey.
Broadly worded anti-terror and penal code statutes allow the authorities to conflate coverage of banned groups and special investigations with outright terrorism or other anti-state activity.
These statutes ” make no distinction between journalists exercising freedom of expression and [individuals] aiding terrorism,” said Mehmet Ali Birand, an editor with the Istanbul-based station, Kanal D, speaking to Committee to Protect Journalists (CPJ).
Censorship in Turkey remains endemic. CPJ estimated that Eser’s detention brought to 50 the number of people in jail for journalistic activity in the country. Other organisations suggest the number is even higher. Turkey currently is ahead of even Iran and China in the number of journalists it is known to have in prison.
There is also more widely a chilling atmosphere for free expression and press freedom in Turkey leading to sackings of journalists and self-censorship: as the European Commission said in its 2012 progress report on Turkey: “On a number of occasions journalists have been fired after signing articles openly critical of the government. All of this, combined with a high concentration of the media in industrial conglomerates with interests going far beyond the free circulation of information and ideas, has a chilling effect and limits freedom of expression in practice, while making self-censorship a common phenomenon in the Turkish media.” They also point out that 16641 cases in total were pending against Turkey at the European Court of Human Rights in September 2012. In March 2012, Orhan Pamuk, a Turkish writer and Nobel laureate, was charged and fined for a statement in a Swiss newspaper that “we have killed 30,000 Kurds and one million Armenians.”