Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Vụ Tiên Lãng - sự bùng nổ của mâu thuẫn

Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-01-17
Qua Sớ Táo Quân của Ban Việt Ngữ Đài ACTD nhân dịp sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, quý Thần Táo trình tấu Ngọc Hoàng lắm cảnh nhiễu nhương ở trần thế VN, và chắc chắn không quên “biến cố Tiên Lãng”.

Photo courtesy of phapluat.com
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012
Thần “Táo Anh” tâu rằng:
Cướp đất cướp đai
Cướp đầm, cướp của
Tiên Lãng một thủa
Bão biển xoá cào
Người dựng đê bao
Ngăn làn sóng dữ
Bao năm công sức
Một khắc trắng tay
Bởi luật đất đai
Làm giàu (cho) quyền thế

Blogger Trần Trương cũng trích dẫn mấy vần thơ:
Ôi, Hải Phòng thành phố tai ương
Ta đau xót vì quan Tiên Lãng

để viết bài tựa đề “Dân tiến bộ hơn quan”, lưu ý rằng “vụ cưỡng chế đất của nông dân bằng những quyết định sai trái của chủ tịch huyện Tiên lãng, Hải Phòng, vẫn đang nóng lên từng ngày trong dư luận xã hội.
Khi viết bài “Lý lẽ của một tên cường hào mới”, tác giả Lương Kháu Lão “bỗng nhớ lời răn dạy của cha ông xưa” rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

với đoạn mở đầu như sau:
Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổiđời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình.
Blogger Mẹ Nấm
"Rất nhiều người chúng ta, trong đó có các bạn trẻ, các thế hệ học sinh chỉ được biết sơ sơ khái niệm “địa chủ cường hào ác bá”qua sách vở, qua phim ảnh. Tôi sinh ra trong thế kỷ 20 cũng chỉ biết như vậy thôi. Đại loại đó là thành phần giai cấp “ngồi mát ăn bát vàng, tước đoạt ruộng đất của nông dân bằng mọi thủ đoạn đen tối và tàn ác, đẩy họ vào hoàn cảnh bần cùng…” vì thế Đảng Lao động Việt Nam trước đây tức Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay phát động quần chúng “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” rồi “tiến hành cách mạng thổ địa, tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến” khiến bao nhiêu người chết oan trong cải cách ruộng đất…

Ấy vậy mà từ khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hơn ba chục năm, hòa đồng cùng thế giới bước vào thế kỉ thứ 21 đầy hứng khởi, nhân dân Việt Nam từng tự hào là “anh hùng trong đấu tranh và xây dựng”, là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, là “tấm gương cho các dân tộc bị áp bức và bóc lột noi theo” đã xuất hiện nguy cơ trở lại thời kỳ bị phong kiến đế quốc đô hộ cách đây hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm."

Người dân đã quá bất mãn...

Blogger Mẹ Nấm không khỏi liên tưởng tới trường hợp chị Dậu ở thế kỷ 21 khi nhìn “cảnh cùng quẫn của gia đình anh Vươn – nạn nhân chính của biến cố Tiên Lãng. Theo blogger Mẹ Nấm thì người nông dân đương nhiên phản ứng khi họ bị cướp mất cái ăn, cái mặc, dù phản ứng đó theo kiểu “một mạng đổi một hay nhiều mạng”. Blogger Mẹ Nấm không khỏi xót xa:

1326334767.img-250.jpg
Chị Thương, vợ anh Vươn và chị Hiền, vợ anh Qúy. Photo courtesy of phapluat
"Là người đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, tôi thấy mình đau đớn và bất lực trước đôi mắt thất thần của các cụ già cả đời cống hiến cho cách mạng, những người mẹ Việt Nam có chồng, con là liệt sỹ, trước những đứa trẻ vừa khóc vừa nhặt sách vở vương vãi, trước những người đàn ông lặng lẽ ngồi nhìn cảnh đổ nát với đôi mắt đỏ đục, trước những người đàn bà vật vã khóc than."
Nhưng rồi tác giả phẫn nộ:
"Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình. Đã lặng người đi khi đứng trước cảnh tan cửa nát nhà của nhiều gia đình có công với cách mạng, có cống hiến cho chế độ và kẻ mang danh đi cướp ngày đó chính là lực lượng bảo vệ nhân dân.…
Tôi cũng đã từng nghe những câu quát nạt, và chứng kiến thái độ thật hung hãn của lực lượng tham gia cưỡng chế. Và tôi tự đặt ra câu hỏi, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ như thế, những con người đó nghĩ gì? Có giây phút nào họ thấy trăn trở trước những đau đớn, mất mát kia không? Có lẽ họ chỉ còn cái xác nói được tiếng người…
Nhân dân đã trao quyền lực vào tay quân đội và công an, với niềm tin là lực lượng này sẽ hoàn thành sứ mạng với dân tộc, đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành, không phải để chứng kiến lực lượng này quay ngược mũi súng vào nhân dân như hôm nay."
Qua bài “Biện pháp hại dân”, nhà văn Nguyễn Quang Lập “gầm lên” vì càng thấy rõ những biện pháp bất chấp pháp lý và đạo lý của quan quân Tiên Lãng hành hạ vợ con, em dâu anh Đoàn Văn Vươn, vừa xích, đánh đập họ khi dẫn đi dọc đường, “đi đến đâu là đánh đến đấy”, “chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy”, như chính chị Nguyễn Thị Thương – vợ anh Vươn – kể lại:
"Họ đánh rất là đau. Họ dùng những gậy sắt họ đánh vào chân, vào đầu, vào bụng. Họ thúc vào bụng. Em kêu là đang có bầu thế nhưng mà họ vẫn cứ đánh. Họ đánh ở ngoài đường, trước tất cả mọi người chứng kiến".
Nhà văn Nguyễn Quang Lập trích dẫn lời GS Ngô Bảo Châu cho rằng “ Muốn làm mất thể diện của chính quyền thì cũng không thể làm tốt hơn mấy ông này”, và khẳng định rằng “ Các biện pháp hại dân của quan quân ông Chủ tịch huyện còn tàn bạo hơn các biện pháp hại dân thời ‘Tắt đèn’ của Ngô Tất Tố và ‘Bước đường cùng’ của Nguyễn Công Hoan”.
Qua bài “Vì sao súng nổ ở Cống Rộc”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết sau khi đọc kỹ đơn của anh Đoàn Văn Vươn kêu cứu đến Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cùng những văn bản, quyết định của Toà án NDTP Hải Phòng, của UBND huyện Tiên Lãng, tác giả mới thấy được “âm mưu, sự tráo trở cũng như sự lộng hành của bọn cường hào ác bá mới tại đây”. J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết:
"Cũng qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi đau đớn, bức xúc và tinh thần của người dân chân chất nơi đây đã từng tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại. Và như một cô gái trọn tình chung thủy, khi bị phụ tình và tráo trở trắng trợn đã bị dồn đến bước đường cùng liều lĩnh."
Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng.
Blogger Cánh Cò
Theo blogger Cánh Cò, một khi người dân bị đẩy vào bước đường cùng để phải chống lại lực lượng cưỡng chế thì đó là lúc giới cầm quyền phải xem xét lại hệ thống của chính mình. Blogger Cánh Cò nhận xét:
"Sự bất ổn của hệ thống làm người dân phản kháng chứ không phải sự phản kháng của họ gây bất ổn cho xã hội. Vụ Đoàn Văn Vươn rồi sẽ là vụ án kinh điển trong lịch sử đương đại khi các nhà viết sử muốn làm một luận chứng về sự sụp đổ của một nhà nước vốn đi lên bằng những vụ việc tương tự như những năm đầu của thế kỷ 20.
Đó là mặt trái và cũng là hậu quả của luật sở hữu đất đai. Riêng về việc tuân thủ luật pháp của các công bộc nhà nước thì sao, đặc biệt là các tòa án Nhân dân các cấp? Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng."

... dẫn đến bùng nổ

Qua bài “Âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn”, tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét rằng dù không cầm súng bắn, nhưng Đoàn Văn Vươn không những tiêu biểu cho ý chí lấn biển, mở mang bờ cõi, mở mang đất sống cho gia đình, cho quê hương, đất nước, mà còn tiêu biểu cho ý chí phản kháng hành động giới cầm quyền thu hồi, cưỡng chiếm, cướp trắng thành quả hàng chục năm trời lao động bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của người dân.

giaoduc.net-250.jpg
Nhà ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong diện tích cưỡng chế nhưng đã bị phá. Photo courtesy of giaoduc.net
Vẫn theo tác giả, “Tiếng súng Đoàn Văn Vươn là sự bùng nổ của mâu thuẫn đang chứa chất ở nhiều nơi trong xã hội ta hôm nay, mâu thuẫn giữa người nông dân lao động sáng tạo trên mảnh đất mồ hôi xương máu của họ với hệ thống quyền lực nhân danh Nhà nước quản lý mảnh đất đó”. Tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét:
"Những người nổ súng vào quyền lực Nhà nước sẽ bị pháp luật Nhà nước xét xử. Nhưng tiếng súng phản kháng quyền lực Nhà nước chỉ là cái ngọn. Cái gốc là luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất của chính họ. Cái gốc là sự tha hóa, sự xa dân đến mức đối lập lợi ích với dân, sự lợi dụng quyền đại diện Nhà nước quản lý đất đai nhưng ứng xử với đất đai không vì lợi ích Nhà nước, không vì lợi ích toàn dân mà chỉ vì lợi ích của cá nhân và phe nhóm.
Sự tha hóa của quan chức đại diện Nhà nước quản lý đất đai đã xuất hiện ở mọi miền đất nước tạo nên dòng người dân mất đất cầm đơn đi khiếu kiện nối dài trong thời gian. Nhưng sự tha hóa của quan chức trong quản lý đất đai như được dung túng. Chưa có nỗi oan khuất mất đất đai của dân nào được giải quyết thỏa đáng, chưa có sự tha hóa nào của quan chức trong quản lý đất đai được nghiêm trị và sự tha hóa cứ lan rộng, kéo dài."
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý tới “Bom nổ, lỗi hệ thống và chỉnh đảng”, nhận xét rằng “Ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng phát động đợt chỉnh đốn trong toàn Đảng từ trên cao xuống đến cơ sở vì sự sống còn của Đảng thì quả bom Đoàn Văn Vươn phát nổ làm rúng động dư luận”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích:
"Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơ quan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới, đang nhanh chóng sinh sôi ra từ những lỗ hổng của cơ chế.
Trong trường hợp này là lỗ hổng của cơ chế về quản lý đất đai. Sự không rõ ràng về quyền sỡ hữu đất đai đã làm cho các cấp chính quyền địa phương vận dụng một cách tùy tiện vào việc quản lý, giao và thu hồi đất. Từ đó kích thích sự phát triển lòng tham của một số vị quan chức, đẩy dần họ vào vòng tay của một nhóm lợi ích để rồi họ tự diễn biến thành một tầng lớp cường hào mới. Hệ quả: Người nông dân bị tước đoạt đất đai một cách tàn nhẫn."
Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơquan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới...
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Tác giả trích dẫn lời nhà báo Huy Đức cho rằng nếu VN công nhận quyền sở hữu đất đai, thì một cách công khai, nỗ lực lấn biển của gia đình anh Đoàn Văn Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà ông cha ta đã áp dụng tự ngàn xưa để con cháu VN ngày nay hưởng được dải giang sơn gấm vóc từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Và nếu như người dân Việt hiện có được quyền sở hữu đất đai, thì giới cầm quyền không thể “hành chính hoá các giao dịch dân sự liên quan đất đai”, tạo điều kiện cho các đại gia “thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ không mua được”.
Câu hỏi được nêu lên là “Liệu có chỉnh đốn được không khi cỗ máy được vận hành bởi một hệ thống có lỗi luôn chạy theo hướng đẩy họ vào chỗ sai lầm?”.
Blogger Trần An Lộc cảnh báo rằng “Nếu một nông dân Đoàn Văn Vươn bị lãnh án tử hình, chung thân hay 5, 10 năm gì đó... thì thú thật, đó là lời cảnh báo rằng giòng sinh mạng của dân tộc đã tuyệt sinh”.
Nhân sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, Thanh Quang xin chúc quý vị cùng người thân, bằng hữu vạn sự an khang.

Giữa độc tài và dân chủ



Hình: Getty Images/iStockphoto

Liên quan đến chuyện độc tài và dân chủ, quan sát tình hình chính trị trên thế giới, người ta thấy có hai điều gần như quy luật.
Thứ nhất, ở các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, chính phủ có lên có xuống cách gì đi nữa thì dân chủ vẫn cứ dân chủ. Nhiều lúc, bầu cử xong, chẳng có bên nào thắng bên nào cả. Có hai biện pháp thường được tiến hành: một, đếm phiếu lại; và hai, các đảng loay hoay tìm cách liên hiệp với nhau để có một khối đa số. Biện pháp thứ nhất xảy ra ở Mỹ vào năm 2000 trong cuộc tranh cử giữa George W. Bush và Al Gore, bao gồm không những việc đếm phiếu lại mà còn có cả sự can thiệp của tòa án (ở tiểu bang Florida), kéo dài khoảng một tháng. Biện pháp thứ hai xảy ra nhiều hơn. Gần đây nhất là cuộc bầu cử ở Anh vào tháng 5 năm 2010 với kết quả là cả hai đảng chính, Lao Động và Bảo Thủ, đều không đủ 50% số phiếu cần có. Cả hai đảng đều cố tìm cách ve vãn đảng thứ ba là đảng Dân Chủ Tự Do. Cuối cùng đảng này ngả theo đảng Bảo Thủ, nhờ vậy, đảng Bảo Thủ được lên nắm chính quyền. Tuy nhiên, ở Anh, quá trình thương lượng tương đối nhanh, chỉ mất khoảng một tuần. Ở Úc, ba tháng sau đó, trong cuộc bầu cử liên bang vào ngày 21 tháng 8, kết quả cũng tương tự. Cuối cùng đảng Lao Động phải liên kết với đảng Xanh và các dân biểu độc lập để tiếp tục cầm quyền. Nhưng quá trình đàm phán ở Úc kéo dài khá lâu: đến 17 ngày. Điều đặc biệt là, trong tất cả trường hợp bất thường vừa kể, khi cả nước không có một người lãnh đạo thực sự, guồng máy hành chính và chính trị ở Mỹ, Anh và Úc vẫn chạy rất tốt. Dân chúng không hề nhận thấy có bất cứ một thay đổi nhỏ nào trong đời sống cả. An ninh và trật tự vẫn bình thường. Kinh tế vẫn phát triển. Khi cần làm giấy tờ gì liên quan đến công quyền, người ta vẫn có thể làm được một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Thứ hai, ngược lại, ở các nước độc tài, sau một cuộc cách mạng hoặc tự hóa thân với nhiệt tình dân chủ hóa, lại thường gặp rất nhiều vất vả trong việc xây dựng một chế độ dân chủ thực sự. Thường thấy nhất là hai trường hợp: một, nó trở lại với chế độ độc tài nhưng với mức độ và diện mạo khác; và hai, nó phải đi qua những con đường vòng khá quanh co và đôi lúc khá đẫm máu trước khi đến được cái đích mà mọi người mong muốn.
Vấn đề là: Tại sao như vậy?
Câu trả lời được nêu lên đầu tiên là: cơ chế. Người ta cho là, ở các quốc gia dân chủ lâu đời, bộ máy nhà nước đã hoàn thiện, những thay đổi về nhân sự, ngay cả nhân sự thuộc loại cao cấp nhất, cũng không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Điều này dĩ nhiên là đúng. Nhưng đó không phải là tất cả. Ở nhiều quốc gia mới dân chủ hay giả vờ dân chủ, người ta cũng có một bộ máy khá tương tự. Thì cũng chính phủ. Cũng Quốc hội. Cũng tòa án. Và đằng sau tất cả các thiết chế ấy, là Hiến pháp và luật pháp. Vậy mà giữa một nền dân chủ lâu đời và một nền dân chủ sơ sinh vẫn khác. Khác rất nhiều.
Câu trả lời thứ hai được đề nghị: văn hóa. Dân chủ không phải chỉ là một thiết chế mà còn là, nếu không muốn nói, chủ yếu còn là một văn hóa. Có một thứ văn hóa dân chủ và một thứ văn hóa phi dân chủ. Văn hóa phi dân chủ dựa trên chủ nghĩa cá nhân độc tôn, sự bí mật và tinh thần bạo động. Văn hóa dân chủ, ngược lại, dựa trên tinh thần tập thể, tính công khai và tinh thần sẵn sàng đàm phán và chấp nhận thỏa hiệp. Văn hóa phi dân chủ sử dụng mọi biện pháp, kể cả áp bức người khác, để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh gọn. Văn hóa dân chủ thừa nhận cái khác, sẵn sàng thảo luận và tương nhượng để cuối cùng mọi người đạt đến một sự đồng thuận chung.
Quan điểm thứ hai được cho là hợp lý. Nhưng ở đây lại có vấn đề: văn hóa dân chủ từ đâu mà có? Không thể nói văn hóa dân chủ nảy sinh từ một truyền thống dân chủ. Nói như vậy là đẩy vấn đề vào đường cùng: Nó sa vào cái bẫy quả trứng và con gà cái nào có trước. Nhưng một nền văn hóa dân chủ có thể được nảy nở trong một thể chế độc tài được không? Câu trả lời cũng lại là không. Đã đành văn hóa không nhất thiết gắn liền với thiết chế. Nhưng văn hóa cũng không phải là cái gì có thể nảy nở từ hư không. Văn hóa gắn liền với con người, với những điều kiện sinh sống của con người; mà con người thì lại chỉ hiện hữu trong và với thiết chế. Bất cứ cộng đồng nào, từ hai người trở lên, bao giờ cũng gắn liền với một thiết chế nhất định hoặc đến từ bên ngoài hoặc do họ xây dựng: nhỏ là gia đình, lớn là xã hội, lớn nữa là quốc gia. Không ai có thể thoát được. Một thiết chế được thành lập trên nền tảng bất khoan dung, chỉ nhắm đến các lợi ích ích kỷ trước mắt, sẵn sàng dùng súng đạn để giải quyết mọi mâu thuẫn, khó mà song hành được với một nền văn hóa dân chủ vốn lúc nào cũng đề cao những điều ngược lại.
Nhưng nếu không thể đợi đến lúc xây dựng được một thiết chế dân chủ và cũng không thể thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của các thiết chế độc tài trong hiện tại, làm sao người ta có thể vun đắp một nền văn hóa dân chủ để làm tiền đề cho chế độ dân chủ sẽ được hình thành?
Câu trả lời, thật ra, đã có từ lâu.
Trong cuốn “Dân chủ ở Mỹ” (Democracy in America), xuất bản năm 1835, Alexis de Tocqueville (1805-1859) nhận thấy có nhiều sự khác biệt quan trọng trong đời sống chính trị giữa Mỹ và châu Âu. Một trong những khác biệt ấy chính là sự hiện diện của xã hội dân sự (civil society) ở Mỹ. Điển hình của hình thức xã hội dân sự ấy là vô số các hội đoàn do dân chúng thành lập và sinh hoạt độc lập với chính quyền. Các hội đoàn ấy bén rễ khắp nơi, ở mọi địa phương và thu hút rất nhiều tầng lớp dân chúng khác nhau. Họ thường gặp gỡ nhau, thảo luận về đủ loại vấn đề. Qua các sinh hoạt tập thể như vậy, dân chúng ảnh hưởng lên đời sống chính trị ở địa phương cũng như ở cấp quốc gia bằng cách nêu lên vấn đề, đặc biệt những vấn đề có tính chất cộng đồng, thuộc các nhóm thiểu số, vốn rất dễ bị chính quyền hờ hững. Trước các yêu sách của họ, tự dưng chính quyền phải trở thành minh bạch, mọi chính sách đều trở thành công khai, hơn nữa, họ phải quan tâm hầu như đến mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, bất kể là lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo. Quan hệ giữa chính quyền và xã hội dân sự - qua hình thức sinh hoạt đoàn thể - như thế là một thứ quan hệ đầy tính chất dân chủ, thông qua đàm phán và tương nhượng. Nó khác hẳn với thứ quan hệ đầy trấn áp và bạo động ở châu Âu thời bấy giờ.
Có thể nói, qua quan sát của Tocqueville, xã hội dân sự là một trong những tiền đề quan trọng nhất để xây dựng chế độ dân chủ ở Mỹ.
Về sau, giới nghiên cứu cũng đồng ý với nhau, xã hội dân chủ cũng là tiền đề của mọi chế độ dân chủ nói chung.
Nói như vậy cũng có nghĩa là muốn nói: Để có một chế độ dân chủ thực sự vững chắc, chúng ta cần có văn hóa dân chủ; và để có một nền văn hóa dân chủ, chúng ta cần xây dựng, trước hết, một xã hội dân sự lành mạnh.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

NGỌN ĐUỐC VIỆT KHANG



Việt Khang, cái tên đã được rất nhiều người biết đến trong hai tác phẩm Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai.Việt là tên lót bí danh hoạt động, Khang là tên người con trai đầu lòng, vì đã chuẩn bị những gì xấu nhất đến với mình, nên Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai như một gia tài để lại cho người con trai, với mong ước sau này đứa con sẽ tiếp nối nguyện vọng mà anh chưa thể đạt được, anh nguyện làm viên sỏi lót đường cho những bông hoa lài nở rộ, Vì thế cái tên Việt Khang đã đi vào lòng người, như lời kêu gọi của một “Hội Nghị Diên Hồng”,nhưng không phải là “Nên hòa hay nên chiến” mà anh đã khẳng định “Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” tôi đã nghe được những trăn trở, những uất nghẹn trong lời ca và tiếng hát của anh. Lời ca anh là máu, tiếng hát anh là nỗi đau của xiềng xích đang nghiền nát trên thân thể gầy guộc Mẹ Việt Nam.

Thật ngượng miệng khi phải nói với ai đó rằng: Việt Khang bị bắt vì tội “Yêu nước”, họ sẽ bảo tôi điên, làm gì có cái tội “ Yêu nước” trong pháp luật của thế giới loài người? Thật xót xa và mỉa mai cho Đất Nước tôi, đã bị loài cây chó đẻ lan tràn làm tan nát những mầm xanh tươi của Dân Tộc.Đây không phải là lần thứ nhất Việt Khang vào nhà tù, ngày 19-06-11 anh đã bị trên bốn mươi tên công an Việt gian cộng sản vây bắt giam, sau một tuần đã thả ra chẳng phải bởi lòng nhân đạo, mục đích của chúng là muốn qua anh đế bắt hết những người cùng mang tội “Yêu nước” như anh, đó là giai đoạn mà anh phải sống trong sự khủng bố đày đọa về tinh thần bởi trò chơi thú tính của loài tam vô.Việt Khang đã xếp bút, chuẩn bị cho mình một cuộc hành trình với “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, nhưng đó không phải là một chấm dứt mà là sự khởi đầu cho một tinh thần tuổi trẻ bất diệt. Vào chiều ngày 23-12-11 lúc 19h00 tại Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang, một lần nữa Việt gian cộng sản đã vây bắt đem anh trở lại nhà tù nhỏ.Giáng Sinh là mùa an bình, mùa xum họp để chia sẻ những yêu thương và tha thứ. Bọn vô thần đã bắt anh đúng trong mùa yêu thương, như một sự trừng phạt cài thêm những gai nhọn trong trái tim đang oằn oại trước nỗi đau chia lìa người thân yêu của mình. Tôi thương anh như từng thương những người con Đất Việt đã nằm xuống cho sự tồn vong của Dân Tộc này, có như thế mới thấy được dã tâm của loài vô thần.

Trong một dịp tình cờ qua người bạn, tôi biết đến Việt Nam Tôi Đâu với cái tên nghệ danh Việt Khang, lúc ấy Anh Là Ai còn đang trong thời kỳ thai nghén, dù trước đó tôi đã được nghe qua nhạc phẩm “Bà Má Miền Tây” của Minh Trí, nhưng với cái tên nghệ danh Việt Khang, trong tôi không hề có chút khái niệm nào về một Bà Má Miền Tây cùng Việt Nam Tôi Đâu có một sự liên hệ ruột thịt đến thế. Là một trong những người mong ngày ra đời của “Anh Là Ai”, nên tôi đã nhìn thấy đứa bé chuyển mình trong giai đoạn binh biến xuống đường của những người con yêu nước. “Anh Là Ai” chào đời trong giai đoạn “già trẻ gái trai giơ cao tay, chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”, trong nỗi uất nghẹn trước những cú đạp, những bắt giam, những sỉ nhục bằng ngôn từ đồng chủng máu đỏ da vàng. Vì thế, tôi đã đem Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai cùng xuống đường biểu tình tại thành phố Paris với mong muốn được chia sẻ cùng các bạn trẻ nơi quê nhà, chút yêu thương của những người con lưu vong, dù sống xa Tổ Quốc nhưng lòng chúng tôi vẫn luôn hướng về quê Mẹ để cùng đau chung nỗi đau Dân Tộc với các bạn, nguyện cầu Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho các bạn luôn giữ vững niềm tin, xây dựng cho Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai ngày thêm lớn mạnh, tinh thần và sự hy sinh của Việt Khang không thể chết non một cách oan nghiệt. Như lời của Nguyễn Thiện Thành một người bạn rất thân trong nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước đã nói về Việt Khang… “Anh Khang đã không còn ở với chúng ta, những người cộng sản bạo quyền kia có thể giam thân xác anh, nhưng không thể giam được tấm lòng anh, và chúng tôi, những thanh niên yêu nước, những tuổi trẻ yêu nước sẽ nhất quyết noi theo gương anh, và sẽ có những hành động, ngày hôm nay tôi xin khẳng định với tất cả quý vị, chúng tôi sẽ có những hành động trực tiếp ở trong nước, để cảnh cáo đảng cộng sản Việt Nam, khi mà dám đụng đến đám tuổi trẻ yêu nước của chúng tôi, chúng tôi là tuổi trẻ, chúng tôi dám nói, chúng tôi dám làm, và chúng tôi sẽ biến sự đau thương này thành sức mạnh. Và chúng em xin gửi đến anh Khang một cái tình yêu thương của những người em.” Là một người nhạc sĩ, anh không thể sáng tác theo đơn đặt hàng, vì khi viết một bài nhạc anh phải thể hiện cái tâm hồn vào đó, trong giai đoạn đất nước đang bên bờ vực thẳm, làm sao anh có thể sáng tác những lời nhạc chỉ mang tính chất tình yêu trai gái, mặc dù cuộc sống anh rất khó khăn, vì anh còn phải cưu mang trách nhiệm của một người chồng, một người cha trong gia đình.Tình yêu đất nước đã khiến anh ray rức, hãy nghe lời nói từ trái tim anh….

Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để ngày sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu
Khi thế giới này đã không còn Việt Nam.

Vì thế, anh đã từ chối nhuận bút của nhiều nơi, anh không muốn biến tình yêu quê hương nồng nàn thành sự mua bán, anh chấp nhận nghèo khổ để gìn giữ lý tưởng được trong sáng, góp tinh thần cho ngọn lửa đấu tranh ngày thêm lớn mạnh, tôi nhìn thấy đâu đây một tia hy vọng, được đốt sáng từ ngọn đuốc của Việt Khang, hãy thổi bùng lên ngọn lửa thiêng đốt cháy đi những loài cây chó đẻ, cho nước chảy về nguồn, cho cây xuôi về cội, để Mẹ Việt Nam không còn đau nỗi đau xót dạ, khi nhìn cảnh đời đói khổ lầm than.
Việt Khang đã nguyện dâng hiến đời mình cho non sông, và anh đã rời xa chúng ta để bước theo tiếng gọi hồn sông núi, anh đã trải lòng mình trong Giã Từ Vũ Khí như một lời từ biệt, làm sao ai biết được cuộc chia ly này có phải là đoạn cuối của cuộc từ ly? Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của một người chiến sĩ phải buông tay súng khi chí cả chưa thành? Thân phận anh có khác gì người lính Việt Nam Cộng Hòa năm xưa… “Trả súng đạn này khi sạch nợ sông núi rồi”…Có nghe không nỗi uất nghẹn của Việt Khang khi phải trả súng mà nợ núi sông vẫn đeo nặng trong trái tim còn đang rỉ máu.Súng của anh là ngòi bút viết lên nỗi đau dân tộc, đang bị những kẻ dối gian dùng quyền uy banh da xẻ thịt Mẹ Việt Nam dâng bán cho tàu cộng, ngòi bút của anh là ngọn đuốc soi đường cho ngọn lửa Tự Do được thắp sáng trên ba miền, đạn của anh là tiếng hát thống thiết kêu gọi sự đứng lên của toàn dân, làm kẻ thù phải khiếp sợ, và anh đã làm viên sỏi trong muôn ngàn viên sỏi lót đường cho đôi chân Tự Do bước đi không sờn lòng, hỡi các bạn trẻ yêu nước, hãy thắp sáng ngọn đuốc Việt Khang, non sông đang chờ những đứa con đi làm lịch sử, hãy cùng nhau viết lên một trang sử mới, với Hồn Người Việt Máu Đỏ Da Vàng, xin đừng để thiên đàng này mãi chỉ là những ước mơ. Tổ Quốc rồi đây sẽ ghi ơn các bạn, hãy vững niềm tin bước theo ngọn đuốc Việt Khang như lời các bạn đã khẳng định. Tôi yêu các bạn.

Hạt sương khuya
Paris 2012
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Indonesia Activists Call for Boy's Release in Petty-Theft Case

Achmad Ibrahim/Associated Press
An Indonesian activist lined up pairs of sandals this week in solidarity with a 15-year-old boy who is being prosecuted for stealing an old pair of sandals.
Follow @nytimesworld for international breaking news and headlines.
The second hearing in the trial began around 10 a.m. Wednesday, with dozens of students and activists gathering outside the courtroom in Palu, Central Sulawesi, to call for the release of the suspect, who was identified only as A.A.L.
Meanwhile, protesters continued dropping off their used flip-flops at the offices of the National Commission for Child Protection, a public agency that organized the collection, as well as at police stations and prosecutors’ offices.
The sandal campaign has grabbed headlines and become a favorite topic on social networking sites since it began Dec. 29. Organizers said the initial aim was to collect 1,000 pairs of sandals in mock protest of the officer who made the allegations, but by Wednesday more than 1,200 pairs of shoes had been collected.
Muhammad Ikhsan, the secretary at the National Commission for Child Protection, said the protest was an effort to improve the legal process so that children are not made into criminals in other cases of petty crime.
He said the agency planned to deliver the sandals to the officer, adding that if the officer felt wronged by having his shoes taken, the public would provide him with more in return.
The boy is accused of taking the officer’s shoes from outside a police boarding house in Palu as he walked home from school with friends in November 2010. Six months later, Sgt. Ahmad Rusdi Harahap accused the boy of theft, and the boy was interrogated and badly beaten, said Mr. Ikhsan, who has been documenting the case. He said the boy’s parents filed a complaint after discovering bruises on the boy’s body. The officer’s suit followed the complaint.
Mr. Harahap, a member of the Central Sulawesi Police Mobile Brigade, could face disciplinary action following a police tribunal, said a National Police spokesman, Inspector General Saud Nasution. And Brigadier Jhon Samson, accused of having a role in the beating, has been prevented from seeking a promotion for a year.
Mr. Nasution said the police had handled the case according to the correct procedures. He said the National Police had encouraged the local police to look into the allegation of mistreatment.
But activists say the public indignation at the case is a sign that people are fed up with abuses of power by the police.
“This is another example of police un-professionalism,” said Indria Fernida, a deputy coordinator with the human rights group Kontras. She said that too often the police and prosecutors focus on petty crimes while avoiding cases that involve people with power and authority.
If the boy is found guilty in the stolen sandal case, he could face up to five years in prison — a greater sentence than that meted out in the past to convicted terrorists and major corruption convicts.
Protest organizers say law enforcement officers should focus on reform rather than jail for cases involving children. For children who engage in acts of wrongdoing the most important thing is to obtain “restorative justice,” said Mr. Ikhsan, referring to the need for guidance and a change of mind-set so that children do not have to go to jail.
Mr. Nasution said the police had nothing to hide. “The police here are open, meaning we’re accountable and transparent and should be trusted,” he said, adding that they would investigate those who had acted without professionalism if evidence of misconduct is raised during the trial.