Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Việt Nam: Lạm phát tăng gần 21 % trong tháng Sáu


REUTERS/ KHAM
Thanh Hà
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống Kê Việt Nam công bố vào hôm nay, 24/06/2011, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Sáu 2011 tăng 20,82% so với đúng một năm trước đây. Đây là tỷ lệ lạm phát được coi là cao nhất trên thế giới. Từ tháng 8/2010 chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam liên tục gia tăng, cho dù vẫn chưa đạt ngưỡng kỷ lục 28,3 % của tháng Tám 2008.
Đầu tháng Sáu, kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Deepark Mishra, đã cho biết là giới chuyên gia chờ đợi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng Sáu dao động ở mức khoảng 22%. Tuy nhiên, theo Ngân Hàng Thế Giới, chỉ số nói trên sẽ được điều chỉnh lại và có nhiều khả năng sẽ hạ xuống còn khoảng 15% vào cuối năm nay nhờ các biện pháp hạn chế tín dụng và tiền tệ của chính quyền Việt Nam.
Nhiều kinh tế gia cho rằng Nhà nước Việt Nam trong một thời gian dài đã đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng nhưng gần đây, bài trừ lạm phát đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Việt Nam.
Một trong những biện pháp giúp Việt Nam kềm chế lạm phát được AFP nhắc đến là chính phủ đã ra chỉ thị cho các ngân hàng thương mại duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dưới ngưỡng 20% trong năm nay. Bên cạnh chính sách giới hạn tiền tệ, Việt Nam còn đề ra các biện pháp cắt giảm các khoản đầu tư và chi tiêu công cộng. Tuy nhiên trả lời hàng AFP, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng lo ngại là các biện pháp nhằm đẩy lui lạm phát sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về phương diện kinh tế và xã hội.
Về phần mình, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận xét : Thách thức trước mắt đối với Việt Nam vẫn là giải quyết lạm phát và do vậy, Việt Nam cần tăng lãi suất chỉ đạo.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hồi tháng Năm 2011, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ lạm phát cao nhất và đáng quan ngại hơn cả là trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá lương thực, thực phẩm tại Việt Nam đã tăng hơn 22%. Chính phủ Việt Nam kỳ vọng kềm hãm lạm phát ở mức 15% cho toàn năm 2011, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 7% đã đề ra vào đầu năm nay.

Phim Hereafter : gọi hồn kẻ chết để an ủi người sống

Bộ phim "Hereafter" có tựa tiếng Pháp là "Au Delà" (Bên kia thế giới) DR
Bộ phim "Hereafter" có tựa tiếng Pháp là "Au Delà" (Bên kia thế giới) DR
Tuấn Thảo
Đạo diễn Clint Eastwood thuộc vào hàng kỳ cựu của làng điện ảnh quốc tế. Trong số hơn 30 bộ phim mà ông đã quay, tác phẩm sau không hề giống tác phẩm trước. Lần này với bộ phim Hereafter (Bên kia thế giới), ông dẫn dắt người xem vào cõi huyền bí tâm linh, gọi hồn người đã khuất để giải tỏa nỗi dằn vặt ray rức của kẻ còn sống.
Nội dung bộ phim Hereafter không đơn thuần kể một câu chuyện mà lại kết nối đến ba câu chuyện khác nhau. Về mặt cấu trúc, có thể gọi đây là một tác phẩm hợp xướng, cộng hưởng nhiều nhân vật và tình huống khác biệt. Trong thể loại này, các bậc thầy vẫn là Robert Altman và Woody Allen. Còn dưới ống kính của đạo diễn Clint Eastwood, bộ phim Bên kia thế giới đan xen và lồng ghép ba mảnh đời ở ba phương trời cách biệt (Pháp, Mỹ và Anh) để rồi ở đoạn cuối, hội tụ về cùng một nơi.
Nhân vật đầu tiên mở đầu bộ phim là cô Marie Lelay (do Cécile de France thủ vai), một phóng viên nổi tiếng của đài truyền hình Pháp. Cùng với người bạn trai, cô đi du lịch ở Thái Lan, vào thời điểm xẩy ra cơn sóng thần. Từ căn phòng khách sạn ven biển, người ta thấy mực nước đột ngột rút lui, để rồi dâng cao lên cả chục thước, đổ ập vào đất liền. Trận sóng thần mãnh liệt dữ dội bứng gốc các cột đèn điện, quét sạch phiên chợ làng, cuốn trôi xe cộ nhà cửa. Trong cảnh hoảng loạn, Marie tháo chạy không kịp nên bị nhấn chìm dưới nước. Cô tắt thở chết đuối trong vài phút, trước mắt bỗng hiện ra nhiều bóng người chập chờn trong đường hầm ánh sáng.
Trạng thái cận tử : người chưa tới số
Tuy được người khác làm hô hấp nhân tạo nhưng Marie vẫn không sống dậy. Đến khi toán cấp cứu tưởng chừng cô đã chết, quay lưng bỏ đi cứu giúp người khác, thì Marie mới ọc nước bừng tĩnh. Trời kêu ai nấy dạ. Nói theo người Việt, thì Marie đáng lẽ ra phải chết nhưng rốt cuộc vẫn chưa tới số. Còn nói theo người Âu Mỹ, thì cô đã trải qua trạng thái cận tử (Near Death Experience), một con người phàm trần về từ cõi chết.
Tuy bình an vô sự và được trở về Paris, nhưng tâm tính của Marie bỗng nhiên khác hẳn. Trong lúc làm việc, cô bỗng nhiên hoang mang thất thần như thể hồn vẫn chưa về xác. Bạn trai của cô khuyên Marie nên nghỉ ngơi dưỡng sức, tận dụng thời gian rảnh rỗi để viết sách, vì cho dù cơ thể lành lặn nhưng tâm hồn có thể bị chấn thương. Tưởng lầm rằng cô được nghỉ vài tuần để tĩnh dưỡng, nào ngờ Marie lại bị cho thôi việc nghỉ luôn. Nhưng kể từ khi cô trở về từ thế giới bên kia, sự nghiệp và danh vọng không còn là điều quan trọng.


Nhân vật chính thứ hai trong phim là George Lonegan (do Matt Damon đóng vai), một công nhân bốc hàng làm việc tại bến cảng San Francisco, Hoa Kỳ. Thời niên thiếu, anh bị chứng viêm não nên buộc phải giải phẫu. Căn bệnh nan y khó giải, nên anh phải nằm trên giường mổ hàng tiếng đồng hồ. Sau nhiều ngày hôn mê bất tỉnh, George dần dần hồi phục sức khỏe. Tưởng rằng mọi chuyện đã bình thường, đâu ngờ bệnh viêm não lại biến chứng. Cậu thanh niên bị mất ngủ và nhức đầu kinh niên.
Mỗi khi phải thức trắng, George chỉ tìm thấy sự an ủi khi nằm yên trên giường, nghe đọc sách qua audio book, chủ yếu là các tác phẩm của nhà văn Charles Dickens. Nhưng trong số các biến chứng, lạ lùng hơn cả là anh có giác quan ngoại cảm : George không nhìn thấu quá khứ hay tương lai, mà lại có thể giao tiếp trò chuyện với linh hồn của người đã khuất. Cứ mỗi lần anh đụng chạm hay nắm tay người khác, là thân nhân quá cố của họ bỗng hiện về, nói cho anh nghe tất cả những điều bí ẩn, che giấu hay chôn kín ở trong lòng, mà chỉ có những người trong cuộc mới biết được.
Nói chuyện với người chết : vận may hay tai họa ?
Đối với người thường, cái giác quan thứ sáu này có thể là một vận may, nhưng đối với George, thì nó chẳng khác gì một tai họa. Trong đời, anh đã nhiều lần giúp đỡ người còn sống nhắn nhủ tâm tình với người đã khuất. Nhưng cũng như anh nói : sống mà chỉ để nói chuyện người chết thì đâu phải là một cuộc sống thực thụ. Có lẽ cũng vì thế mà George chọn nghề bốc hàng thay vì kiếm tiền nhờ thuật gọi hồn. Cho dù được người anh trai vỗ về dỗ ngọt, nhưng George nhất quyết không muốn khai thác khả năng của mình để trục lợi. Đoạn tuyệt với quá khứ, George khăn gói lên đường rời nước Mỹ sang Anh.
Chính tại Anh Quốc, mà người xem mới khám phá câu chuyện thứ ba. Nhân vật chính là Marcus, một cậu bé 10 tuổi (do George McLaren đóng vai). Marcus sống cùng với người anh sinh đôi tên là Jason ở một khu phố nghèo. Cả hai đứa bé chẳng những mồ côi cha mà còn bị người mẹ bỏ bê, vì chứng nghiện rượu và ma túy. Tuy giống nhau như đúc, nhưng hai đứa bé lại có tánh tình rất khác biệt : thằng em càng nhút nhát rụt rè bao nhiêu, thì thằng anh càng lanh lợi tháo vát bấy nhiêu.
Một ngày kia, nhân viên trợ tá xã hội đến nhà gỏ cửa đòi bắt hai đứa nhỏ, đem giao cho người khác nuôi. Thằng anh mới lập mưu bày kế giúp mẹ và em trai thoát khỏi tình huống rủi ro. Chạnh lòng ân hận, bà mẹ thương con mới quyết định mua thuốc cai nghiện. Bà đưa tiền cho Marcus, bảo thằng em chạy ra phố mua thuốc tây về cho mẹ, nhưng rốt cuộc thằng anh lại đòi đi. Đến khi rời khỏi nhà, Jason bị một lũ du côn chặn đường ăn hiếp, thằng anh hoảng sợ băng qua đường tháo chạy, rủi thay lại bị xe cán nên chết ngay tại chỗ.
Kẻ khuất hộ mạng người sống
Sau tai nạn, người mẹ được đưa vào trung tâm cai nghiện. Marcus thì tạm thời được một gia đình khác nhận về nuôi. Thằng bé trở nên lầm lì ít nói, mỗi đêm trước khi đi ngủ lại nói chuyện một mình như thể anh trai vẫn còn sống và nằm trên giường bên cạnh. Sau đám tang, Marcus giữ lại làm kỷ vật cái nón lưỡi trai của Jason. Thằng bé bỏ nhà đi lang thang không phải để chơi bời phá phách mà lại đi tìm thầy bói để giúp nó liên lạc với người anh đã chết. Có một lần, nó vào trạm xe điện ngầm. Giờ cao điểm đông người nên hành khách chen lấn xô đẩy nhau, hất xuống đất cái nón lưỡi trai của thằng nhỏ. Vì đi tìm cái nón mà Marcus trễ mất một chuyến xe, nhưng cũng vì thế mà thoát chết trong đường tơ kẻ tóc vì chuyến xe thình lình phát nổ do bị cài bom, làm nhiều hành khách thiệt mạng.
Phải chăng do duyên kiếp tiền định mà cả ba nhân vật mà thoạt nhìn chẳng có liên hệ gì với nhau lại gặp mặt nhân kỳ hội chợ sách tại Luân Đôn. Trong lúc ký tặng quyển tự truyện, Marie chạm vào bàn tay của George nên anh biết ngay rằng cô đã từng chết đi rồi sống lại. Thằng bé Marcus lang thang giữa các gian hàng sách chợt nhận ra George là người có tài nói chuyện với người chết. Bởi vì nó đã từng thấy chân dung của anh trên mạng internet. Dù bị George xua đuổi cách mấy, nhưng thằng nhỏ vẫn nhất quyết chạy theo anh. Sau khi thấy Marcus đứng chờ trước khách sạn mấy tiếng đồng hồ, George mới xiêu lòng giúp đỡ vì tội nghiệp cho thằng bé.
Lúc đó, Marcus mới biết rằng người anh sinh đôi đã khuất vẫn che chở phù hộ cho mình. Nhờ vong linh của người quá cố, mà chiếc nón lưỡi trai bị rớt xuống đất, và như vậy Marcus thoát chết trong vụ khủng bố xe điện ngầm. Đó là lần duy nhất nhưng cũng là lần cuối cùng hai anh em sinh đôi trò chuyện với nhau. Để tỏ lòng tri ân, thằng bé Marcus mới mách với George là cô Marie đang ở chỗ nào. Dù chỉ gặp mặt có một lần nhưng anh linh cảm là giữa hai người có một sợi dây vô hình nào đó gắn liền hai định mệnh. Trong đoạn cuối, dù khán giả không phải là tiên tri hay thầy bói nhưng họ cũng có thể đoán trước bộ phim kết thúc có hậu đến chừng nào.
Kịch bản : thắt nút chậm, tháo gỡ nhanh
Bộ phim Hereafter là tác phẩm thứ 31 của đạo diễn Clint Eastwood. Có thể xem đây là dấu gạch nối giữa cuộn phim Sixth Sense (Giác quan thứ 6) của Night Shyamalan và Tháp Babel của đạo diễn Alejandro González Inárritu. Một bộ phim huyền bí tâm linh nhưng không ma quái kinh dị, một câu chuyện đa tầng nhiều lớp nhưng vẫn không trái ngược chồng chéo. Về mặt diễn xuất, hầu hết các tài tử Hollywood nên học hỏi cách đóng phim của Michael Caine trong bộ phim mang tựa đề Harry Brown. Còn về thủ pháp điện ảnh, các nhà đạo diễn trẻ nên học hỏi từ đạo diễn Clint Eastwood, vì cách quay phim của ông xứng đáng được xếp vào hạng thượng thừa. Hollywood đã từng quay nhiều bộ phim nói về thiên tai và ngày tận thế, nhưng không có phim nào sánh bằng cái cảnh sóng thần mở đầu bộ phim Hereafter.
Chỉ trong vòng 8 phút, nhưng Clint Eastwood xen kẻ lối quay toàn cảnh, quay nửa thân rồi cận ảnh và nhất là thủ pháp "ống kính chủ quan", tức là quay từ góc nhìn của người trong cuộc. Có lẽ cũng vì thế mà khán giả thật sự có cảm tưởng ngụp chìm trong trận sóng thần. Trong ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn Clint Eastwood dùng hàm ý và tỉnh lược để rút ngắn những đoạn không cần thiết, nhưng bên cạnh đó ông dùng những chi tiết rất phụ để làm giàu câu chuyện, không có chiếc nón lưỡi trai thì làm sao mà Marcus thoát chết, không mê truyện của Charles Dickens, thì nhân vật George sẽ không đời nào đi Luân Đôn.
Tuy nhiên, trên ba phần, bộ phim Hereafter chỉ đạt có hai. Đoạn yếu nhất là đoạn nói về cô Marie, từ cách xây dựng tâm lý nhân vật cho đến việc tái tạo môi trường làm việc của phóng viên người Pháp. Trong phim, câu chuyện của ba nhân vật được phân đoạn một cách đồng đều. Nhưng thời lượng cân bằng dành cho mỗi nhân vật, lại tạo ra sự thiếu cân xứng về mặt trọng lượng vì ý nghĩa của mỗi câu chuyện không ngang tầm với nhau. Trong ba nhân vật, George có vẻ quan trọng hơn cả, anh không những là dấu gạch nối giữa cõi âm và cõi dương mà còn là người có thể giải đáp những khúc mắc của hai nhân vật kia.
Người đi lưu luyến cõi trần, kẻ ở ray rức nội tâm
Không có giác quan thứ 6 của George, thì cậu bé Marcus sẽ không thể giao tiếp với người đã khuất, và cô Marie sẽ không thể nào trả lời cho câu hỏi : chết là dấu chấm hết hay lại là điểm khởi đầu cho một cuộc hành trình khác. Bên cạnh đó, nhịp điệu của bộ phim cũng bị mất cân đối. Nếu như trong phần đầu của bộ phim, đạo diễn Clint Eastwood dành khá nhiều thời gian để kể câu chuyện của ba nhân vật, thì trong đoạn cuối, mạch phim bỗng nhiên tăng tốc : tuy không lạc điệu nhưng vẫn bị lệch nhịp. Có thể nói là kịch bản được thắt nút chậm mà chặt, nhưng sau đó lại tháo gỡ hơi vội vàng nên không tránh khỏi vài chỗ vụng về.
Nhìn lại, Hereafter không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Clint Eastwood, nếu phải so sánh với các tác phẩm trước của ông là Gran Torino, Mystic River hay The Bridges of Madison County. Dưới lớp vỏ tâm linh huyền bí, cốt lõi của bộ phim nói về nỗi ám ảnh của những người sống sót nhiều hơn là về cái chết. Cậu bé Marcus đau buồn trước cái chết của người anh sinh đôi và chỉ cảm thấy nguôi ngoai khi được nghe lời nhắn nhủ của Jason. Cô Marie không hiểu vì sao mình thoát chết sau trận sóng thần, trong khi hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng. Marie bị ám ảnh và chỉ cảm thấy bình an hơn trong tâm hồn khi viết sách làm chứng. Kinh nghiệm cận tử lại đem lại cho Marie một lẽ sống mới.
Còn nhân vật George cuối bộ phim có vẻ như an phận. Trước kia, anh bị dằn vặt ray rức do ở trong tư thế đối đầu, phủ nhận giác quan thứ sáu của mình. Một khi đã chấp nhận, lòng anh cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Vì dù muốn hay không, suốt đời anh phải sống với cái tài gọi hồn, cái khả năng nói chuyện với vong linh người quá cố. Biết bao người đã khuất còn lưu luyến cõi trần, vì trăn trối chưa hết lời. Biết bao kẻ ở lại còn ấm ức nội tâm, vì khi muốn nhắn nhủ thương yêu thì đã quá muộn.

Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động chung


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Hà Nội, 11/10/2010
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Hà Nội, 11/10/2010
U.S. Air Force Master Sgt. Jerry Morrison
Thanh Phương
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay 23/6/2011, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga vừa loan báo là Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động chung trên biển. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đây là những hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, tiến hành các hoạt động nhân đạo và trao đổi về chuyên môn, như công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong những năm gần đây, các chiến hạm của Mỹ vẫn thường ghé thăm Việt Nam.
Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Mike Morley hôm nay cho biết là các hoạt động nói trên sẽ diễn ra trong tháng tới và kéo dài khoảng 1 tuần ở Đà Nẵng, và đây là những hoạt động đã được dự trù từ lâu, chỉ trùng hợp thời điểm, chứ không có liên quan gì đến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Phát ngôn viên này nhấn mạnh rằng đây không phải là "diễn tập" vì không có huấn luyện tác chiến.
Trong cuộc họp báo hôm nay, bà Nguyễn Phương Nga cho biết, kể từ sau hai vụ tàu hải giám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cắt dây cáp hai tàu thăm dò của Việt Nam, đã không xảy ra sự cố gì mới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhắc lại lập trường của Việt Nam là giải quyết tranh chấp « bằng những giải pháp hòa bình dựa trên công pháp quốc tế ».
Trung Quốc loan báo đã tuần tra chung với Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ
Trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng tải một thông báo của Bộ Quốc phòng nước này về việc hải quân Trung Quốc và Việt Nam vừa tiến hành chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ trong hai ngày 19 và 20/6. Cũng theo thông báo này, một phái đoàn hải quân Việt Nam hiện đang viếng thăm thành phố Trạm Giang, Quảng Đông (Trung Quốc), cho đến ngày mai.
Đây là chuyến tuần tra chung lần thứ 11 trong khuôn khổ các hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ và hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong bối cảnh căng thẳng gia trên Biển Đông do những hành động gây hấn của tàu Trung Quốc, chuyến tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ của hải quân hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã được Thông tấn xã Việt Nam tường thuật rất tỉ mỉ trong bản tin phát ngày 21/6. Bản tin này cho rằng chuyến tuần tra chung này đã « tăng cường tình hữu nghị giữa hải quân, quân đội và nhân dân hai nước ».
Đại Đoàn Kết phản pháo Hoàn cầu Thời báo
Trong khi đó, báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm qua đã đăng một bài phản ứng rất mạnh về một bài báo đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 11/6. Trong bài xã luận dưới nhan đề : « Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam », báo Đại Đoàn Kết nhắc lại là bài xã luận của tờ Hoàn cầu Thời báo nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc, trong khi trên thực tế chính Trung Quốc đã có « hành vi khiêu khích, gây hấn, như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. »
Theo Đại Đoàn Kết, « hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc ». Tờ Đại Đoàn Kết cho rằng : « Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh, chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau. »
Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cũng tuyên bố rằng : "Một số báo của Trung Quốc, trong đó có Hoàn cầu Thời báo, đã đưa các bình luận thiếu thiện chí, không có lợi cho mối quan hệ Việt - Trung và khiến tình hình thêm phức tạp". Theo bà Nguyễn Phương Nga, "Hoàn cầu Thời báo chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, không đại diện cho nhân dân Trung Quốc".

Phóng sự ăn chơi ngông tại Saigon Vietnam hiện nay


Bar, vũ trường năm 2010 phân cấp rõ rệt: bar nào khách nấy và khách dạng nào chơi kiểu ấy. Những tay chơi thực thụ chỉ đi bar ở Q.1 và Q.3, TP.HCM. Đỉnh nhất hiện nay là những bar, vũ trường ở Q.1 như Gossip, 030, D&D, Shadow… nơi có nhiều đại gia, tổng giám đốc các tập đoàn lớn.




Những kiểu chơi ngông.
Những nhân viên làm ở bar Phương Đông (đường Hai Bà Trưng, Q.1) thời hoàng kim vẫn rỉ tai nhau câu chuyện về một vị khách lạ như ví dụ điển hình cho cách xài tiền kiểu đại gia. Đó là một người khách trẻ, đi dép lê, quần áo giản dị nên khi bước vào bar không một PR nào ngó ngàng.
Cuối cùng một PR đến. Khách yêu cầu một ly sữa tươi. PR bảo ở đây chỉ bán bia. Vị khách rút ngay tờ polymer 500.000 đồng lạnh lùng nói: “Đi mua giùm anh”. Cô PR đó xuống dưới cửa mới biết vị khách này đã boa cho dàn bảo vệ mỗi người 500.000 đồng khi mới bước vô!
Biết cô PR không có tiền sửa điện thoại, vị khách rút ra một xấp polymer toàn tờ 500.000 đồng mới tinh, nói: “Em cầm lấy 5 triệu mua điện thoại mới đi!”. Gần lúc tính hóa đơn, vị khách rút tiếp một xấp tiền bảo: “Anh gửi em 2 triệu. Kiếm cho anh một cô chịu ngủ với anh tối nay!”. Tổng cộng để uống ly sữa tươi trong bar, vị khách chơi ngông kia đã “bung” 7.500.000 đồng, chưa kể xấp tiền rải cho dàn bảo vệ!


Nhiều dân chơi khi nhắc đến “Dragon” (rồng), tên thật là T. (sinh năm 1985), con một đại gia kinh doanh vật liệu xây dựng ở Sài Gòn, đều phải nghiêng mình bái phục. Sau mỗi lần ký thành công một hợp đồng, ba thiếu gia này lại cho cậu quý tử … vài trăm triệu đồng để “ sáng” như cậu ta từng tuyên bố. “Dragon” sở hữu sáu chiếc ôtô, trong đó có Lexus, BMW, Innova…
Tối nào “Dragon” cũng dẫn đầu một nhóm 4-5 người đi bar. Hình ảnh quen thuộc của “Dragon” mỗi lần xuất hiện là đi cùng một em chân dài và kè kè một vali đựng tiền bóng loáng! Lần nào thiếu gia cũng “đốt” không dưới vài chục triệu đồng nên nhanh chóng trở thành khách VIP của bar 030 và Velvet (Q.1). Riêng ở bar Velvet, phục vụ và quản lý nhác thấy thiếu gia này đã vồn vã tiếp… từ xa. Mỗi khi tính tiền thiếu gia bình thản rút trong vali ra một cọc toàn tờ 500.000 đồng nhờ quản lý chia tiền boa giùm!



Long, một đại gia trong lĩnh vực xây dựng, kể: “Một quý tử trẻ vào Gossip (Q.1) với một nhóm bảy người, chỉ 18-22 tuổi. Vừa vào tới nơi cậu này gọi ngay người phục vụ ở sảnh VIP lại hét lớn: “Mày biết ông nội mày là ai không mà dám cho khách ngồi bàn này?“. Người phục vụ chưa kịp trả lời đã bị hai cái tát nổ đom đóm mắt khiến anh này tối sầm mặt mũi. Quản lý và bảo vệ ở gần đó nhưng không dám ho he. Một lát sau quản lý khu vực tới xin chuyển khách đã ngồi ở đó từ trước sang một bàn khác để nhường bàn Vip cho “ông trời con”.



Ông trời con” thường xuyên đến Gossip chơi và mỗi lần chơi không bao giờ chi dưới 5.000 USD. Quý tử này chỉ gọi rượu XO dẹt, giá 22 triệu đồng/chai. Chiếc bàn mà quý tử này đặt quanh năm suốt tháng không ai được phép cho khách ngồi. “Ông trời con” vẫn chơi đẹp khi ra về đã rút hai tờ 500.000 đồng cho người phục vụ bị đánh.
Tri Đồng, người từng dầm nằm dề ở những bar, vũ trường từ năm 2002, lắc đầu chép miệng khi kể lại cái cảnh người ta rải tiền như rải lá cây mà anh tận mắt chứng kiến ở vũ trường Gossip. Nhân vật chính là một đại thiếu gia mới 24, 25 tuổi, vừa bước ra khỏi chiếc xe hơi láng coóng sang trọng, trên tay cầm một xấp tiền dày cả tấc toàn tờ 100.000 đồng mới tinh, bình thản ngắt từng xấp tặng cho từng nhân viên bảo vệ từ tận ngoài cửa vào đến bên trong vũ trường.



“Tất cả những người ở Gossip đêm đó đều đổ dồn vào mọi cử chỉ, hành động của anh ta. Đêm đó anh ta là thượng khách của Gossip. Từ đó về sau chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh tiêu tiền khủng khiếp như vậy” – Tri Đồng nhún vai kể.


Kiểu chơi “thì hiện tại”.
Nhưng theo nhiều dân chơi, đại gia bây giờ rất ít đi bar. Họ cũng hiếm khi thể hiện mình như các thiếu gia hoặc “đại gia… giả”. Đại gia lập hẳn một quầy bar hoành tráng tại nhà, mời những cô PR chân dài xinh đẹp đến. Vừa thoải mái quậy tưng bừng vừa kín đáo, ít bị nhòm ngó và độ an toàn cực kỳ cao.



Ngọc, một PR từng làm ở Gossip, kể: “Lần duy nhất tôi được đến nhà một đại gia ở Phú Mỹ Hưng (Q.7), người ta bịt mắt chở tới c biệt thự cho đến khi vào trong phòng bar mới tháo dải bg ra. Lúc về cũng vậy. Bar tại nhà mà hoành tráng y như vũ trường, chỉ nhỏ hơn thôi. Nhiều trò “vui” lắm: tắm sâmbanh, chơi “đá”, “cắn” thuốc (lắc). Đứa nào được đại gia thích thì “phục vụ”. Lần đó tôi được ba chai (3 triệu đồng)”.



Bar năm 2010 chứng kiến những kiểu “bung” tiền của dân choai choai và những “đại gia… giả”. K.O., quản lý một bar trên đường Phan Đg Lưu (Q.Phú Nhuận), bật cười khi kể về một cậu học sinh mới lớp 10 vào bar thử… cảm giác xài tiền. “Thằng nhóc đó đúng là lần đầu đi bar vì không biết uống rượu, chỉ gọi một chai bia. Thấy ai cũng boa: quản lý, phục vụ, nhân viên vệ sinh, PR đứng bàn, cả PR đi ngang qua cũng ngoắc vô xòe tiền boa. Người được 200.000 đồng, có người được 500.000 đồng. Riêng tiền boa bữa đó sơ sơ mười mấy triệu đồng.
Nghĩa, một dân chơi ở Phú Nhuận hay đi bar, khẳng định: “Giờ dân vô bar chi bạo tay nhưng không phải là đại gia nhiều lắm. Thường là dân hay cá độ đá banh, đánh đề với số tiền lớn. Mùa World Cup vừa rồi có người thắng vài tỉ đồng, vô một bar trên đường Lý Tự Trọng (Q.1) chơi, trả tiền cho tất cả khách ở đó. Nghe nói hết mấy trăm triệu!”.
Khi nhắc đến dân chơi kiểu này, cô PR tên Bình Khương kể về khách quen của một bar trên đường Huỳnh V Bánh, Q.Phú Nhuận, có biệt hiệu “Móm”. Anh này từng tuyên bố đã quẳng hơn 2 tỉ vào bar V kể từ khi bar này xuất hiện (hơn hai năm). Hóa đơn của anh ta thường trên 4 triệu đồng một lần! Nhưng khi boa, PR mới được 100.000-200.000 đồng, còn PR cũ thì “lốc” (không boa) dù bị ép uống đến xỉn “cắm đầu”!



Bình Khương kể thêm một nhóm khách trẻ, quậy và… chảnh. Thích thì vô. Chưa PR nào đặt bàn được. Nhóm này uống rượu như uống nước lã với một nguyên tắc: tới phiên người nào người đó phải uống 100%, nếu chỉ uống 50% là bị đuổi ra ngay. Có lần một người trong nhóm cao hứng khoe: bữa trước vô bar Olympus (Q.Gò Vấp) đi sáu người mà “quất” hết năm chai (rượu), mỗi chai 3 triệu đồng. Bữa đó sơ sơ tiền rượu đã hết 15 chai (triệu), chưa kể tiền “thuốc” (lắc) và tiền boa..
 

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Sự hung hãn của TQ và thời cơ của VN

Nhà văn Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Tàu tuần duyên Trung Quốc
Trung Quốc cho hay sẽ tăng cường lực lượng hải quân, tuần duyên và các hoạt động quốc phòng trên Biển Đông.
Các diễn biến dồn dập căng thẳng về tranh chấp biển đảo trên biển Đông, các cuộc biểu dương lực lượng của họ vừa qua, không khỏi làm cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ thực sự giữa người láng giềng "đồng chí" Trung Quốc với Việt Nam và đồng thời tới cơ hội của đất nước chúng ta.
Thế nhưng, việc điểm lại trước hết một số các ứng xử của ông bạn láng giềng nước lớn này và ngay cả cách thức ứng xử đối nội giữa người Việt Nam với nhau, giữa chính quyền và dân, có lẽ cũng cho chúng ta thấy sáng tỏ lên một số điều hữu ích.
Thiết nghĩ không cần thêm một dẫn chứng nào để chứng minh về nguy cơ thảm họa nhỡn tiền từ phương Bắc về mọi mặt như kinh tế, sức khỏe, lối thu mua tận diệt cả rễ, cái lối làm hàng giả và chế thuốc độc hại tẩm vào lương thực thực phẩm cùng vô vàn thứ khác từ phía bên kia biên giới đem bán cho người Việt Nam (VN).
Đó là chưa nói về sự hung hãn đe dọa xâm lược biên giới, biển đảo và toàn thể lãnh thổ VN từ phía ông “láng giềng với 16 chữ vàng” này.
Càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi thấy thời cơ “nuốt chửng con mồi” đã chín muồi
Nhà văn Võ Thị Hảo
Theo nhiều nhận định, thì đó thực sự là một thảm họa diệt chủng đối với VN.
Và càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi thấy thời cơ “nuốt chửng con mồi” đã chín muồi, nhất là khi thấy những người dân bày tỏ lòng yêu nước- lẽ ra là niềm tự hào và tài sản vô giá của quốc gia mà những người đứng đầu phải cảm tạ, thì lại bị chính một số đại diện của nhà nước VN đàn áp họ.
Hình ảnh đàn áp, trừng phạt người bày tỏ lòng yêu VN bằng cách bỏ tù, nắm gáy bóp cổ, lôi đi xềnh xệch trên đường “như lôi kéo một con vật”, vốn càng là những nhát dao cứa vào lòng người VN bao nhiêu, thì càng làm nức lòng kẻ hung hãn có dã tâm xâm lược quốc gia được cho là nhỏ yếu hơn, bấy nhiêu.
Để cảnh báo về ông bạn láng giềng này, gần đây nhất, người Mỹ đã ra một cuốn sách làm chấn động thế giới…. “Chết dưới tay TQ- đối phó với con rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu”…. mà trong đó người ta kêu gọi thế giới, nhất là Mỹ, phải hành động thích hợp và kịp thời để tự vệ.
Việt Nam lẽ nào không biết đến tín hiệu này?!
"Thời cơ từ thảm họa"
Hải quân Hoa Kỳ
Hoa Kỳ hiện được nhiều quốc gia trong khu vực kỳ vọng là một đối tác gìn giữ và hỗ trợ hòa bình trên Biển Đông.
Hàng loạt các ý kiến, bình luận của các giới, quần chúng trong và ngoài nước, lề trái rồi lề phải, bất ngờ được cất lên, dù là tranh thủ việc được bật đèn xanh hay không, đang gợi cho chúng ta những cảnh báo và lời kêu gọi nhãn tiền.
Chủ quan là chết. Tham lam là chết. Sợ hãi là chết. Không có đồng minh lớn và văn minh là chết. Và, chậm là chết.
Tất nhiên, những kẻ hung hãn ấy không phải là tất cả người dân TQ. Họ chỉ là người phải đổ máu cho quyền lợi của nhà cầm quyền khi chiến tranh xẩy ra. Chính bản thân họ cũng là nạn nhân của một chế độ khét tiếng độc tài, toàn trị, tham lam và cơ hội.
Để tránh cho những người TQ và người VN khỏi phải tang thương thành núi xương sông máu như kinh nghiệm lịch sử không biết bao lần đã trải qua, để rồi những người sống sót lại đứng lên bắt đầu với hai bàn tay vấy máu và nắm tro tàn, thiết nghĩ chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận rõ rằng, rất nhiều khi, thời cơ tái sinh lại đến dưới hình hài của một thảm họa.
Rõ ràng, xét về tiềm lực mọi mặt mà nói, VN không thể cao giọng khẳng định đánh thắng TQ nếu xảy ra chiến tranh, nếu thực sự có nguy cơ đó vào lúc này.
Nếu những nhà lãnh đạo có lương tâm làm được điều này, họ sẽ có công lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử cởi bỏ cho đất nước VN một mối họa ngoại xâm và bất ổn thường trực mấy ngàn năm.
Nhà văn Võ Thị Hảo
Nhưng VN có thể tìm cách để bảo vệ sự tồn tại của mình, bằng cách học kinh nghiệm của những nước khác như Nhật bản, Thái lan, Philippines, bằng cách có một cam kết chặt chẽ, trung thành với nhiều đồng minh song hoặc đa phương, vốn là các cường quốc phát triển, văn minh và có tiềm lực như Mỹ, Nhật, Đức, Anh quốc và nhiều nước khác có thể làm đối trọng.
Muốn thế, VN cần phải lập tức chớp thời cơ, thực hiện cải cách chính trị, thay đổi thể chế, chuyển đổi tư tưởng và đối sách chiến lược thực sự và thích đáng, thì mới hy vọng tranh thủ được sự hậu thuẫn vững mạnh của phần còn lại của thế giới nhằm thoát khỏi sự độc tài đi kèm cái bóng hung hãn lấy thịt đè người của láng giềng TQ.
Nếu những nhà lãnh đạo có lương tâm làm được điều này, họ sẽ có công lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử cởi bỏ cho đất nước VN một mối họa ngoại xâm và bất ổn thường trực mấy ngàn năm.
Nhiều người nói rằng nếu hy vọng VN như thế, chẳng khác nào hy vọng “chạch đẻ ngọn đa”. Thế nhưng biết đâu đấy!
Và ngày 17/ 6/2011 mới đây, VN và Hoa Kỳ đã ra thông cáo chung về biển Đông. Thiết nghĩ cơ hội tưởng đã đánh mất bây giờ đang trở lại, nếu những nhà cầm quyền VN tỉnh táo.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo, họa sỹ Võ Thị Hảo, người đang sinh sống ở Hà Nội.

Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc


Thanh Mai

clip_image001

Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.

Tờ Sun Star của quốc đảo dẫn lời một quan chức phủ tổng thống Philippines cho biết văn bản này đang được Bộ Ngoại giao chuẩn bị

"Cần nhanh chóng trình lên Liên hợp quốc", ông Ricky Carandang, người đứng đầu cơ quan phát triển và chiến lược truyền thông thuộc phủ tổng thống, nói hôm qua.

Carandang nói thêm rằng Philippines sẽ trình một văn bản khác lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bởi các vụ việc đã và đang diễn ra cần được thông tin "giữa các nước láng giềng ASEAN của chúng ta".

Được hỏi về khả năng nhanh chóng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Carandang nhận xét rằng hiện còn quá sớm để có thể đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan. Tương tự, Philippines cho rằng hiện nay cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi một cơ chế thăm dò tài nguyên chung với các bên tranh chấp ở Trường Sa.

Trước đó, cựu chủ tịch hạ viện Philippines Jose de Venecia đề nghị Tổng thống Bengino Aquino gác lại tranh chấp chủ quyền để cùng tham gia khai thác tài nguyên với các nước cũng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Trung Quốc.

Tuần trước, khi phát biểu tại Manila, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố các nước liên quan nên ngừng khai thác dầu mỏ ở Trường Sa, và cần tham vấn Trung Quốc trước khi có bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực này. Ông Lưu nói Trung Quốc để ngỏ khả năng khai thác chung.

Tuy nhiên tuyên bố của ông Lưu làm dấy lên những lời phản đối từ các bên liên quan. Một số chuyên gia bình luận rằng Trung Quốc muốn nhảy vào "cùng khai thác" tại những nơi không thuộc quyền chủ quyền của họ, mà là của nước khác.

Trước việc Trung Quốc cử tàu tuần tra lớn nhất của họ vào Biển Đông, đi qua các quần đảo tranh chấp trong đó có Trường Sa, Bộ Quốc phòng Philippines, trên tờInquirer, cho biết họ sẽ theo dõi sát sao hoạt động của tàu này. Tuy nhiên Manila cũng nhấn mạnh rằng Haixun 31 của Trung Quốc không phải là tàu quân sự, và quân đội Philippines vì thế cũng chưa có kế hoạch điều động tàu hải quân nào.

T. M.

Nguồn: Vnexpress.net

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

17/6 Đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng Mỹ - Việt

 tháng 6 năm 2011
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110618/Doi-thoai-chinh-tri-an-ninh-quoc-phong-My-Viet.aspx
Đối thoại về chính trị, an ninh, quốc phòng Mỹ - Việt Nam lần thứ tư đã khai mạc tối 17.6 (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington của Mỹ.

Đoàn Việt Nam gồm một số quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn. Đoàn Mỹ gồm quan chức của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và một số bộ ngành khác do ông Andrew J.Shapiro - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự, dẫn đầu.

Trước khi khai mạc phiên đối thoại, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng tại cuộc đối thoại lần này Mỹ - Việt Nam sẽ bàn bạc một cách thẳng thắn nhiều lĩnh vực cùng có lợi như an ninh khu vực, an ninh trên biển, cứu trợ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, rà phá bom mìn, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh và giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin. An ninh ở khu vực biển Đông cũng là một chủ đề hai bên sẽ bàn tại cuộc đối thoại lần này.

Cũng theo quan chức nói trên, tại cuộc đối thoại lần này, lần đầu tiên Mỹ và Việt Nam sẽ bàn bạc cụ thể biện pháp để nâng quan hệ hai nước lên mức quan hệ đối tác chiến lược.
TTXVN


U.S.-Vietnam Political, Security, and Defense Dialogue

http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2011/06/166479.htm
Media Note

Office of the Spokesperson
Washington, DC
June 17, 2011


The following is a joint statement issued following the 2011 U.S.-Vietnam Political, Security, and Defense Dialogue.

Begin Text:
Marking the fourth annual U.S.-Vietnam Political, Security, and Defense Dialogue, Assistant Secretary of State for Political-Military Affairs Andrew J. Shapiro and Standing Vice Foreign Minister Pham Binh Minh met June 17, 2011, in Washington D.C. to discuss bilateral and regional security issues. The talks reflect heightened cooperation between the United States and Vietnam and build upon the success of the third Dialogue that was held in Hanoi, Vietnam in June 2010.

During the Dialogue, the two sides noted with satisfaction progress that has been made in recent years in all areas of the bilateral relationship, helping consolidate the framework of friendship and multifaceted and mutually beneficial cooperation between the two countries. Both sides reaffirmed their commitment to strengthening the bilateral relationship based on friendship, mutual respect, and shared commitments to ensure a peaceful, stable, prosperous, and secure Asia Pacific region. The participants discussed measures to further strengthen cooperation in multiple areas including nonproliferation, counterterrorism, counternarcotics, POW-MIA accounting, addressing dioxin and Agent Orange issues, humanitarian assistance and disaster relief, and other areas of defense and security cooperation. With regard to regional forums, the two sides exchanged ideas on the promotion of U.S.-ASEAN cooperation and issues concerning the Lower Mekong Initiative (LMI), ASEAN Regional Forum (ARF), ASEAN Defense Ministers’ Meeting – Plus (ADMM+), and the East Asia Summit (EAS).

The two sides also discussed shared interests in working toward a strategic partnership, a theme of the relationship that was reaffirmed during Secretary of State Hillary Clinton’s visit to Hanoi in October 2010. Vietnam and the United States affirmed that cooperation with respect to international and regional security challenges is a natural evolution of mutual and maturing political, economic, cultural, and social ties and helps to cement the economic prosperity of both countries.

Delegates from both sides discussed recent developments in the South China Sea. The two sides acknowledged that the maintenance of peace, stability, safety, and freedom of navigation in the South China Sea is in the common interests of the international community and that all territorial disputes in the South China Sea should be resolved through a collaborative, diplomatic process without coercion or the use of force. The two sides noted territorial and accompanying maritime claims should be in conformity with recognized principles of international law, including the UN Convention on the Law of the Sea of 1982. The two sides reaffirmed the importance of the 2002 ASEAN-China Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea and encouraged the parties to reach agreement on a full code of conduct. The U.S. side reiterated that troubling incidents in recent months do not foster peace and stability within the region, and raise concerns about maritime security, especially with regard to freedom of navigation, unimpeded economic development and commerce under lawful conditions, and respect for international law.

Taking place in a spirit of mutual respect and understanding, the Dialogue helped strengthen and deepen friendship and cooperation between the two countries. The fifth Dialogue will take place in Hanoi in 2012.


PRN: 2011/987


Fourth US-Vietnam dialogue opens

http://en.baomoi.com/Info/Fourth-USVietnam-dialogue-opens/3/154254.epi

Fourth US-Vietnam dialogue opens
The fourth US-Vietnam Political, Security and Defence Dialogue opened in Washington D.C. on June 17.


The Vietnamese delegation to the dialogue comprised officials from the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of National Defence and the Ministry of Security, and was headed by Standing Vice Foreign Minister Pham Binh Minh.

The US delegation, headed by Andrew Shapiro, Assistant Secretary of State for Political-Military Affairs, included officials from the Department of State, the Department of Defence and other agencies.

In an interview granted to Vietnam News Agency correspondent in Washington D.C. before the opening of the fourth dialogue, a senior official of the U.S. Department of State said that this year's dialogue was aimed at further developing the US - Vietnam relationship and discussing how the two countries could work together to ensure a peaceful, stable, prosperous and secure Asia - Pacific region.

According to the official, at this fourth dialogue, the US and Vietnam would have frank discussions on such areas of mutual interest as regional security, maritime security, humanitarian assistance and disaster relief, and search and rescue.
The two sides would also discuss ways to further cooperation in clearing unexploded ordnance, account for those missing in action from the American War, and address issues related to Agent Orange. Security in the East Sea would also be raised for discussion at this year's dialogue.
The US official said that for the first time, at this year's dialogue the US and Vietnam would discuss in detail how to elevate bilateral relations to strategic partnership level./.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

MỘT BƯỚC CHUYỂN THẬT CHĂNG?

*Suy Nghĩ Nhân Một Bài Mới Đăng Trên Báo Đảng-
''Hà Sĩ Phu''
- Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.
- Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…,(ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung.
- NẾU (xin được nhấn mạnh chữ nếu)những lời này là nhận thức và quyết tâm thật sự của Đảng để biến thành hành động trong thời gian tới thì biết đâu đây chẳng là một tín hiệu đáng mừng về một sự chuyển đổi, cho thấy khả năng hồi sinh hiếm thấy của Đảng trong cuộc hồi sinh của Dân tộc, sẽ kết lại thành dinh lũy phòng thủ kiên cường khi Dân tộc đã đứng bên bờ vực.
- Tại sao việc nói đúng sự thật và có dũng khí của một bài báo thôi lại đáng quan tâm đặc biệt như thế? Vì đó là báo Đảng, một Đảng mà cách xử sự trước họa xâm lăng từ phương Bắc lâu nay cứ mềm yếu triền miên, bưng bít sự thật, tôn kẻ xâm lăng làm láng giềng tốt, đồng thời đã có những bằng chứng về sự không song hành, không đồng bộ giữa lợi ích của Đảng và lợi ích Dân tộc. Tình hình đã đến nước khẩn trương như hiện nay thì thiết tưởng không gì tốt hơn là phải nói thẳng, nói thật với nhau mong góp phần làm sáng tỏ nhận thức chung trước những thời cơ và hiểm họa của đất nước.
1/ Sự Khiếp Nhược Trường Kỳ Gây Đau Thương Vĩnh Viễn Cho Dân Tộc:
- Tình hình xã hội lâu nay bị dồn nén đáng ngai. Anh láng giềng phương Bắc to xác nhưng tham lam và xấu thói bao năm nay cứ đeo cái mặt nạ “láng giềng hữu nghị” để xục xạo khắp đất nước ta, cài cắm khắp nơi, bủa vây tứ phía, xiết gọng kìm toàn diện…, nay đã đến lúc hắn chuyển thế trận, vứt phăng cái mặt nạ thân yêu giả tạo ấy cho đỡ vướng, để tiện việc hành xử một cách côn đồ cấp tập.
- Dân đã nhìn thấy nguy cơ từ lâu và nóng lòng chờ đợi, trong khi những người cầm quyền thì đi đâu cũng đội lên đầu 16 chữ vàng , hớn hở tuyên truyền về hữu nghị và thắng lợi, nhộn nhịp phát triển nhiều hợp đồng, gia tăng nhiều mối quan hệ rất nguy hiểm, có ai lên tiếng báo động thì bảo “ an ninh vẫn ổn định, chẳng có gì mới”, ai biểu tình giữ nước thì đuổi học, cho Công an bắt bớ, nhốt vào nhà tù…Quân đội không bảo vệ được ngư dân nghèo đánh cá trên lãnh hải của mình, lại bảo quân đội không can thiệp vào chuyện dân sự , quân đội trốn ở đâu khi tàu nước ngoài ngang nhiên xâm nhập hải phận nước mình để đánh phá, cướp bóc? Tất cả sự đầu hàng khiếp nhược ấy được núp dưới chiêu bài “chiến thuật mềm”, kiên trì đàm phán song phương, ngoại giao hòa bình, giữ tình hữu nghị làm vốn quý(!)...
- Vẫn biết cách ứng xử ở đời phải có cương có nhu, không quên ta là nước nhỏ. Nhưng điều khôn ngoan ấy không đồng nghĩa chút nào với sự khiếp nhược, đầu hàng.
- Ông cha ta, thuở xưa nước ta còn nhỏ bé và nghèo lắm, nhưng đối với anh “kẻ thù truyền thống” phương Bắc ta đã biết phối hợp cương-nhu rất đúng quy luật. Bình thường thì xã giao hữu nghị, song cứ “kính nhi viễn chi”, chứ không được chui hẳn vào vòng tay của họ. Nhưng khi họ giở thói xâm lăng thì ta phải đổi ngay cách ứng xử, đi thẳng từ cấp độ 1 lên cấp độ 3 của sự kiên cường:
- cấp độ 1: dám đánh
- cấp độ 2: đánh thắng
- cấp độ 3 : đánh thắng đến mức quân thù phải khiếp vía, phải trọng ta và phải sợ không dám bén mảng nữa. Ta chỉ trở lại giao hảo (đúng với tầm một nước nhỏ) sau khi đã đánh tan ý đồ xâm lược.
- Nay xem ra sự ứng xử vừa qua của nhà nước ta (hãy nói từ sau cuộc chiến 1979 trở lại đây) thì thấy độ “kiên cường” luôn nằm ở dưới “cấp độ 1”, nên kết quả thật đáng buồn, đã không dám thắng thì không có chiến thắng đã đành, lại cứ thua từng phần. Kẻ địch tât nhiên chẳng những không sợ, không trọng mà còn khinh ta hèn, họ càng nuôi chí xâm lấn, mỗi ngày một táo tợn hơn. Kinh nghiệm của ông cha bị một lớp con cháu thời Cộng sản vận hành ngược lại nên kết quả cũng lộn ngược.
- Còn hèn và nhục nào hơn khi báo chí “lề phải” không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự “tụ tập” chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung quốc (như vô tình hoặc vì sợ sệt), và khi được giải thích thì đã tự giải tán? Người đưa tin như thế thật không xứng đáng là một công dân nước Việt chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo? Còn hèn và nhục nào hơn mang danh Hiệu trưởng một trường mà cấm và đuổi học sinh viên đi biểu thị lòng yêu nước? Họ định “giáo dục” cho thanh niên điều gì đây, định dạy môn “cừu học” thay cho môn “công dân giáo dục” chăng? Tấm hình chụp em bé biểu tình chống Trung quốc ngày 12-6-2011 chẳng biết có gây cho các nhà giáo dục ấy một chút cảm xúc?
- Sự nhu nhược quá mức chẳng những làm mình bị thua thiệt biên cương, tài nguyên, chẳng những làm nhục nhân dân, mà điều nguy hiểm hơn cả là sự khiếp nhược của nạn nhân đã nuôi dưỡng ý chí xâm lược của đối phương ngày một lớn hơn.
- Chịu thua một lần là trút thêm khó khăn cho lần sau, và cứ thế ngày càng thêm khó. Khi sự leo thang lên đến nấc cuối cùng, thì mọi sự thương lượng đều đã muộn. Nếu để họ dồn đến đường cùng chẳng còn gì mà thương lượng, thì còn cách gì ngoài cách làm chiến tranh để tự vệ? Khi ấy kẻ hèn sẽ bị giết chết nhưng chết trong tư thế là kẻ tội phạm gây chiến. Hiện nay một mặt họ vu cáo “Việt nam xâm lược”, một mặt khiêu khích ở Biển Đông chính là cái bẫy như vậy, vừa thôn tính ta vừa đổ được tiếng ác cho ta. Bài báo nói trên của tác giả Tấn Vũ trên trang mạng ĐCSVN đã vạch rõ được mưu mẹo rất hiểm ác này. Thế là đã tỉnh. Tóm lại chính sự nhu nhược cũng góp phần vào nguy cơ nổ ra chiến tranh. Muốn ngăn chiến tranh không gì bằng phải cứng rắn ngay từ đầu.
- Trung quốc đang tiến hành một chế độ Thực dân kiểu mới cực kỳ hiểm độc. Chiến thuật của họ là cứ lao thẳng vào nơi ta hoàn toàn có chủ quyền (cả trên đất liền và lãnh hải), thế là biến nơi không tranh chấp thành nơi có tranh chấp. Có tranh chấp thì thương lượng song phương. Song phương thì họ dùng sức mạnh ép chia đôi vùng tranh chấp ấy, hoặc cùng khai thác. Cưa đôi 50-50 là công bằng nhá ! Cứ thế vết dầu loang sẽ dần dần biến tất cả biển trời của ta thành biển trời của họ.
- Ta là nước yếu hơn, nhưng ta có lý lẽ, hợp công pháp quốc tế, nên phải tận dụng mọi thuận lợi để đương đầu với kẻ khổng lồ tham lam bất chấp. Trong lĩnh vực này Bộ Quốc phòng đã có những chủ trương rất khó hiểu. Dứt khoát không để mình bị đơn độc trước anh khổng lồ, nên cần những cuộc đàm phán đa phương và quốc tế hóa (chỉ sợ ai đó đã bán cho họ thật rồi thì về pháp lý khó mà đảo ngược).
- Nước nhỏ muốn chống sự chèn ép của nước lớn buộc phải liên kết, nhất là liên kết với nước lớn khác. Tuyên bố “không liên kết với nước này để chống nước khác” thì nghe có vẻ hợp đạo lý nhưng là thứ đạo lý tự diệt, khác nào dâng đất nước cho kẻ thù. Liên kết để phòng thủ, để tự vệ chứ không tấn công ai, đó là quyền của mỗi dân tộc.

Nếu dùng thứ đạo lý ngụy biện tự diệt ấy để khước từ liên kết với Hoa Kỳ thì sao lại chấp nhận “hợp tác chiến lược” với Trung Quốc, tức hợp tác chiến lược với chính kẻ xâm lược? Chính vì có mối liên kết chiến lược với Trung quốc nên Trung Quốc mới tuyên bố “Ai xâm phạm Việt nam cũng tức là xâm phạm Trung quốc, Trung quốc có nghĩa vụ can thiệp” !

Sao Đảng ta lại gửi trứng cho Ác như thế? Nếu lời tuyên bố kia là của Hoa Kỳ từ một hiệp ước phòng thủ thì Trung Quốc dễ gì dám gây hấn như hiện nay?
- Đâu có phải cứ liên kết là nghĩa là hiếu chiến, là không yêu hòa bình, trái lại có liên kết đúng mới đề phòng được chiến tranh. Nếu có sự hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật-văn hóa-du lịch quanh vùng Cam Ranh thôi thì sẽ chặn được bàn tay gây hấn của Trung quốc mà chưa cần động đến súng đạn. Như vậy mới là yêu hòa bình và yêu nước, và giữ gìn được mọi tình hữu nghị nữa. Tại sao cứ tìm chính kẻ xâm lược để trao thân gửi phận? Đã tự gài nước mình vào thế kẹt đó thì có tuyên bố mạnh mẽ nghìn lần cũng vứt đi. Đến đây tôi thấy ý kiến của Cù Huy Hà Vũ mới là cứu nước và chính xác: liên kết với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại ! Chẳng trách Hà Vũ bị bắt ngay!
- Nói ta phải tự kiềm chế để khỏi mắc mưu khiêu khích thì chỉ đúng một phần, còn như nói thế để bó tay thì không chấp nhận được. Họ dùng những phương tiện bán vũ trang hoặc vũ trang trá hình như “hải giám, ngư chính…”, những hình thức dân sự trá hình để gây thiệt hại về người và của cho ta, thì ta chưa thể chính thức dùng hải quân can thiệp là đúng , nhưng chẳng lẽ ta là kẻ bị hại lại không nghĩ được hình thức đối phó nào hữu hiệu tương xứng hay sao? Khi đối chọi với những kẻ thù ngắn hạn như Pháp và Mỹ những tố chất biến hóa tài tình ấy trong ta có thừa, nay trước “kẻ thù lịch sử” Trung quốc, vừa là đồng chí vừa là anh em, thì những ưu điểm ấy biến đi đâu hết cả, để quanh đi quẩn lại cứ bắt bà Nguyễn Phương Nga quay mãi một điệu hát cũ? (câu trả lời xin xem phần sau) .

Khi “nắn gân” thì hai bên phải nắn gân lẫn nhau, ăn thua ở sức mạnh tinh thần hay sự bạc nhược chứ đâu nhất thiết phải dùng súng đạn?
- Thực tiễn đã quá đủ để nhà giáo Hà Văn Thịnh kết luận: hãy vứt vào sọt rác cái tình “hữu nghị” vẫn rêu rao với 16 chữ vàng. Tôi xin thêm: Và vứt luôn vào sọt rác cả cái “chiến lược mềm” đầu hàng, khiếp nhược mà một thế lực trong Đảng lâu nay vẫn viện ra để trấn áp mọi tiếng nói yêu nước tỉnh táo trong và ngoài Đảng!.
- Đối mặt với chủ nghĩa bành trướng bá quyền ngông cuồng, kiên định và ác hiểm của Trung quốc thì đối sách gọi là “khôn ngoan”, đặt hữu nghị lên trên, mềm dẻo trường kỳ… giữa hai đảng Cộng sản, chưa biết vô tình hay hữu ý, chỉ tiếp tay cho kẻ xâm lược, dẫn đến nỗi nhục nghìn đời, đau thương vĩnh viễn cho Dân tộc.

2/ Đồng Hành Cùng Lợi Ích Dân Tộc:
A/- Mấy Lời Xin Thưa Trước:
- Chủ nghĩa bành trướng hung hãn và hiểm độc ở tầm thế giới, như bài báo của Tấn Vũ vừa mạnh dạn phân tích, đã đặt đất nước Việt nam ta trước một thử thách muôn ngàn khó khăn. Muốn thoát khỏi mối hiểm họa có thể làm tiêu tán dân tộc thì yếu tố tiên quyết không gì thay thế được là SỰ CỐ KẾT TOÀN DÂN TỘC THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT VỮNG CHẮC , giữa những khối quần chúng đa dạng trong dân tộc với bộ máy đang cầm quyền đất nước mà thực chất là đảng Cộng sản.
- Muốn có sự đồng thuận vững bền để cùng lo một việc quá lớn thì LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG PHẢI HOÀN TOÀN NẰM TRONG LỢI ÍCH DÂN TỘC nếu Đảng còn muốn tồn tại, hơn thế tồn tại như một lực lượng lãnh đạo.
- Yếu tố quyết định tiếp theo của sự đoàn kết là phải thành thực để TIN CẬY nhau, không thể nghĩ một đằng nói một nẻo, rồi nói một đằng lại làm một nẻo khác nữa.
- Vì hiểu nhu cầu sinh tử của một khối đoàn kết là phải thật thà trung thực nên tôi xin mở lòng mình bằng sự nói thật, mặc dù tôi biết rõ mình đang sống trong một môi trường mà sự NÓI THẬT hoặc là điều cấm kỵ, điều liều mạng, điều ảo tưởng, điều điên rồ mất trí, hoặc là một kẻ bất thường đáng nghi, một kẻ ngớ ngẩn đáng chê cười!
- Khó mà tìm ra một người nói thật, nhất là nói thật chính trị, nói nửa câu cũng phải uốn lưỡi, lựa lời. Những sự thật tôi viết ra đây có điều đã thành nhận thức chung, có điều mới là lượm lặt chưa thể sàng lọc kỹ càng, chỉ như một gợi ý tham khảo, nhưng tất cả đều là sự thật.
- Mỗi người đọc tôi đây coi tôi là loại gì tùy ý, chỉ một câu tôi tự nhủ lòng: Sống mà không còn nói thật nữa thì sống làm gì? Cứ nói quanh co suốt một đời thì khổ lắm, Một dân tộc không thể cố kết nhau bằng sự nói thật thì dù đông đến trăm triệu người cũng chỉ là một đám hỗn độn, rời rạc. lừa đảo lẫn nhau, làm mồi cho chủ nghĩa lưu manh cơ hội hủy diệt. Cú nói thật đi, vượt qua cơn vật vã nói thật nhất định sẽ đến một thế giới tốt đẹp hơn.

B/- Về Lòng Tin Hiện Nay :
- Dân tin Đảng không? Khi chưa cầm quyền, Đảng ở một phia với dân, dân tin lắm, và yêu nữa. Từ khi nắm quyền, người có quyền cứ triển khai các mục tiêu “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” đến đâu là khổ dân đến đấy. Con SÂU tham nhũng nào càng bự thì càng ca ngợi Mác Lê, càng nói đạo đức Bác Hồ. Đảng viên bên dưới còn nhiều người tốt nhưng càng lên cao sự tốt càng giảm đi. Nhà văn Phạm Đình Trọng cứ mở Tivi nhìn thấy ông Tổng Bí thư hoa chân múa tay là phải nhìn thấy “nỗi ngán ngẩm ngày thường” , dân chúng cứ nhìn thấy mặt quý vị lãnh đạo là muốn tắt Tivi. Vậy là có tình trạng Dân rất ngán Đảng.
- Đảng tin Dân không? Người dân giải thích vì sao Đảng bị Trung quốc o ép mà khi Dân đứng về phía Đảng biểu tình chống Trung quốc thì Đảng cho Công an bắt bớ, chính vì Đảng đề phòng Dân hơn đề phòng kẻ thù xâm lược, để cho chúng biểu tình lỡ chúng chống Đảng thì sao? Giữa hai cái xấu Đảng phải chọn cái ít xấu hơn là bá quyền Trung quốc.
- Xã hội hiện nay đang chịu 2 áp lực lớn: Trong nước thì kinh tế suy thoái, giá cả leo thang, tài chính kiệt quệ. Ngoài Biển Đông thì Bành trướng o ép. Người ta lo sợ khả năng Đảng sẽ bán bớt Biển Đông để lấy tiền vực kinh tế trong nước, thế là “lấy khó khăn giải quyết khó khăn” , phải đề phòng bọn bán nước dám tán tận lương tâm thế lắm!
- Trước cảnh tượng hàng ngàn dân chúng vượt qua nỗi sợ Công an để biểu thị lòng yêu nước chống quân bành trướng, có người thì hồ hởi, mong cho số người tham gia đông hơn nữa cho bọn bành trướng biết lòng dân Việt nam. Nhưng có người thũng thẵng đưa lời can: Đông vừa vừa thế thôi, đông quá Đảng sợ Dân chủ, sợ bạo loạn, sợ mất chủ nghĩa Xã hội, Đảng lại mời các đồng chí Trung quốc sang dẹp loạn thì xe tăng nó nghiền dân mình ra bã! Nghe mà đau lòng.
- Khi sự nghi kỵ đến mức như thế thì việc xây dựng một khối đoàn kết “vững như thép gang” đủ sức chống xâm lăng từ nước khổng lồ quả thực không đơn giản. Nhưng tôi dám nói hết những sự thật này vì tôi không tuyệt vọng trước những tâm trạng ấy, xin có lời bàn ở cuối bài.
C/- Những Liên Kết Do Lợi Ích:
- Tại sao Bành trướng Trung quốc xâm lấn đất nước mình mà đảng CSVN cứ phải bám lấy Trung quốc? TS Nguyễn Thanh Giang thì giải đáp bằng cả một một bài viết dài giải thích: vì theo Tàu tuy mất nước nhưng còn hơn theo Mỹ thì mất ghế! Ghế quan trọng vì gắn với lợi quyền.
- Dân quán nước thì chẳng cần lý luận chỉ đọc Bút Tre:
''Từ hồi sụp đổ Đông Âu
Đảng Ta không bám Đảng Tàu thì…toi!''
- Đề tài cái ghế Chuyên chính Mác Lê gắn với lợi quyền thống trị thế nào thì đã quá phong phú, đầy những dẫn liệu từ thâm cung bí sử, chẳng cần nói lại ở đây.
- Tôi chỉ xin nói thêm một điều là nạn NGOẠI XÂM (bành trướng Trung quốc) và NỘI XÂM (đàn SÂU tham nhũng, độc tài, cửa quyền, áp bức dân chúng) ở nước ta vốn cùng một nguyên nhân phát sinh.
- Ảo tưởng Mác-Lê ở quy mô một nước là “chủ nghĩa tập thể”, ở quy mô quốc tế thì sinh ra “thế giới đại đồng”, tất thẩy cứ muốn tập trung vào một khối lớn để tự quản lý lẫn nhau, và tin như thế là chẳng còn kẻ thống trị nữa, quyền lực sẽ tự tiêu vong.
- Nhưng tập thể hóa mà không có cơ chế Dân chủ và Pháp trị thì kẻ cầm đầu là Đảng của vùng ấy sẽ tự tung tự tác, lạm quyền mà sinh ra “một bầy SÂU nhỏ SÂU to”, rồi thành những kẻ NỘI XÂM chiếm mất quyền làm chủ của dân, dân có nước mà cũng như mất nước.
- Ở quy mô “quốc tế đại đồng” mà coi nhẹ biên giới quốc gia (trong gia đình đại đồng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn gọi Anh cả Liên xô và Chị hiền Trung quốc), thì nước lớn sẽ nuốt nước bé sinh ra nạn bá quyền Cộng sản như Liên xô, Trung quốc. Việt nam bị chui tụt vào vòng tay của bà “chị hiền Trung quốc” chính vì bị mê hoặc bởi cái ảo tưởng đại đồng phi quốc gia ấy, nay đã ngập sâu từ mấy chục năm, “chị hiền” tham lam đâu có chịu nhả “thằng em” ra.
- Ai cũng biết một câu tuyên ngôn cơ bản nhất của đảng Cộng sản là: Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác ! Và quả thực đã có thời kỳ lý tưởng, có những nhân vật lý tưởng đã trung thành với đạo đức ấy, nhưng suốt dặm đường dài mấy ai thoát khỏi sự nhào nặn của con quái vật Lợi Quyền?
- Ngày nay lực lượng Công An thì nêu khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng còn mình” !. Lực lượng Quân đội thì trước hết phải trung với Đảng rồi mới đến Dân, coi Quốc hội trước hết của Đảng rồi mới “cũng là của Dân” !. Chỉ chừng ấy thôi đủ minh họa cho độ chênh giữa giữa dòng ưu tiên Lợi ích của Đảng và dòng ưu tiên Lợi ích của Dân. Dân tộc là thể ổn định và trường tồn, lợi ích Dân tộc là mặc nhiên khách quan. Đáng lẽ lợi ích của Đảng phải theo đó mà phù hợp, nếu có phù hợp cũng ở vị trí thứ hai, phát sinh. Nhưng cả hai lực lượng vũ trang đều đưa yếu tố thứ hai thành thứ nhất, xép lợi ích Dân tộc thành yếu tố thứ hai phải thích nghi theo ! Chừng nào lợi ích của Đảng còn xếp lên trên thì không bao giờ có khối đoàn kết dân tộc chân chính, nếu có cũng chỉ là khiên cưỡng, áp đặt, buông sự áp đặt ra là vỡ. Chính vì thế Đảng luôn tự hào tuyên bố về khối đoàn kết do Đảng lãnh đạo mà thực chất trong lòng vẫn sợ, vẫn không dám tin vào lời tuyên bố bố ấy của mình, cứ phải nuôi một bộ máy khổng lồ để giám sát dân.
- Ảo tưởng “đại đồng” nơi quốc tế hay “tập thể hóa” nơi quốc nội của Mác-Lê đều là một cơ chế phi dân chủ, à uôm, phi luật pháp, là cái ổ phát sinh nạn độc tài và tham nhũng ở những cấp độ khác nhau. Muốn giải phóng nhân dân khỏi độc tài quốc nội hay giải phóng nước Cộng sản nhỏ Việt Nam ra khỏi bá quyền Cộng sản Trung quốc đều cần dùng đến DÂN CHỦ và PHÁP TRỊ (cả luật quốc tế) mới “giải nô” được. Riêng Trung quốc gốc gác đã có máu bá quyền Đại Hán, sau lại được sự tiếp tay của tư tưởng bá quyền Cộng sản nên thành bọn bá quyền bình phương, nó đang bành trướng nhanh như thổi, trở thành hiểm họa cho cả thế giới.
- Bầy SÂU trong nước và bá quyền Cộng sản Trung hoa chính là chị em sinh đôi, cùng một mẹ đẻ ra, mang cùng dòng máu gia trưởng Mác xít phi dân chủ và duy lợi, gắn kết với nhau cũng là tự nhiên. Chỉ cần khảo sát mấy năm gần đây, những hiện tượng cho thấy Lợi ích của Đảng không phù hợp với Lợi ích Dân tộc cũng không ít. Tuy vậy những con SÂU nào chưa nguội hẳn dòng máu Dân tộc thì máu của nó còn là máu pha, vẫn còn cơ hội tìm về lợi ích Dân tộc, nhất là có lúc nó nhận ra có bám theo “chị hiền” thì cũng cam phận tôi đòi vong bản.
- Trong hai đợt biểu tình chống Trung quốc xâm lược năm 2007 và 2011, những người có tư tưởng dân chủ đều mừng vì nhân dân đã thức tỉnh trước nguy cơ bị xâm lăng và thức tỉnh nhận ra vai trò công dân phải làm chủ đất nước của mình, các anh em đó coi cuộc biểu tình là sự hồi sinh của dân tộc sau bao năm im ắng, chìm đắm. Họ tiếc rằng cơ hội ấy không phát triển tiếp được để đẩy mạnh những tiến bộ xã hội. Nhưng lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình” lại coi các cuộc biểu tình ấy là điều xấu cần trấn áp, và họ mừng là đã trấn áp được để nó không phát triển ra. Cùng một sự việc nhưng người của Dân thì gọi nó là cơ hội và tiếc rằng chưa phát triển, người của Đảng thì coi nó là tiêu cực và mừng rằng đã dẹp được yên. Vậy “cơ hội vàng” của bên này lại chính là “thảm họa đen” của bên kia và ngược lại. Ước vọng ngược nhau bởi quyền lợi trái ngược nhau. Nếu còn như vậy thì không thể có những thời cơ hay thảm họa chung cho cả Đảng và cho Dân tộc. Hai dòng lợi ích trái chiều nhau làm sao có thể tạo nên khối đoàn kết để chống xâm lăng. Sự bất hòa ấy chính là thời cơ vàng cho kẻ xâm lược. Xem như vậy đủ thấy bức tranh liên kết lợi quyền còn nhiều dằn vặt vô cùng phức tạp.
D/- Mấy Lời Tóm Lại:
- Chủ đề mà tác giả Tấn Vũ qua bài Những bước đi có tính toán…, đã gợi cho tôi dòng suy nghĩ miên man về số phận dân tộc mình, trước hiểm họa của mưu đồ bá quyền Cộng sản-Đại Hán quá ư tàn bạo và nham hiểm, mà nguy thay, họ đã đi được một bước khá dài.
- Làm gì đây để cứu Dân tộc ra khỏi nguy cơ? Muốn làm gì trước hết cũng phải tìm sức mạnh ở khối đoàn kết toàn dân tộc. Đảng thì bảo khối đoàn kết ấy luôn luôn có rồi, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng theo tôi một khối đoàn kết vững chắc, đồng tâm, đủ sức đương đầu với hiểm họa hiện nay chưa có. Chẳng những chưa có mà muốn hình thành được cũng còn muôn vàn khó khăn.
- Làm sao đặt lợi ích của Đảng nằm dưới và hoàn toàn phù hợp với lợi ích Dân tộc?
- Làm sao để ngày càng nhiều người biết thành tâm và dũng cảm nói sự thật, sống với sự thật?
- Làm sao toàn dân biết thức tỉnh nhìn nhận đúng nguy cơ và sức mạnh của Dân tộc mình?
- Làm sao biết tạm gác lại mọi khác biệt để tập trung đối phó với lực lượng ngoại bang xâm lược? Chưa thể một lúc giải quyết hết mọi nguyên nhân tận gốc. Nhiều việc còn phải gỡ dần.Tự nhiên tôi thấy hai chữ”đồng bào” thật quá thiêng liêng, người trong một nước…
- Để đất nước lần này rơi vào tay kẻ Bành trướng phương Bắc thì mọi việc đánh dấu chấm hết, không chỉ những chiến công gần đây mà những trang sử vàng chống Bắc thuộc suốt 4000 năm cũng đổ xuống sông xuống bể , những Hưng Đạo Vương, Nguyễn Huệ… sẽ khóc giống nòi, dân tộc này sẽ mất hết quyền tự chủ, “mỗi việc mỗi lời” cũng để cho người ta “dắt tựa trâu bò”!
- Nạn Bắc thuộc mới do bá quyền Đại Hán và bá quyền Cộng sản chập lại thì muôn đời không thoát khỏi.
- Lời cuối tôi khẩn thiết đề nghị các cấp chính quyền hãy trả lời sự “nắn gân” dân tộc anh hùng chúng ta bằng sự biểu dương truyền thống đoàn kết giữ nước, để khỏi làm nhục cha ông chúng ta. Ít nhất là tiếng nói xứng đáng của báo chí, là sự bình đẳng xứng đáng của quý vị mỗi khi làm việc với đối tác Bắc phương, là sự dừng ngay việc xâm lấn kinh tế, văn hóa, dân cư…của họ đang triển khai trên khắp đất nước, và một sự trả lời rất có ý nghĩa là thả ngay, ít nhất 2 người: Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày mà tinh thần yêu nước chống xâm lược của họ đã thành tiêu biểu. Nếu được trả tự do trong tình thế này tin chắc họ hiểu ý nghĩa thiêng liêng của nghĩa cử, và biết phải làm gì để đáp ứng xứng đáng lòng yêu nước, bảo vệ đất nước mà mọi người mong đợi.
- Bài viết của Tấn Vũ trên báo Đảng, cùng với những phát biểu mới mẻ gấn đây của ông Lê Đức Anh, ông Nguyễn Tấn dũng…về tinh thần chống xâm lấn, giữ vững chủ quyền, bảo vệ đất nước liệu có thể báo hiệu một bước chuyển gì chăng?
***
-Có thể tôi đã mở lòng ra như một kẻ vô duyên, hay như “gái góa lo việc triều đình”.Nhưng từ đêm nay tôi không còn xấu hổ với dòng máu đang chạy trong huyết quản tôi, không còn phải cúi mặt mỗi khi nghĩ đến những thế hệ sẽ ra đời sau tôi mấy chục năm, mà số phận họ thế nào tôi chưa thể hình dung được. Chỉ biết, xin các bạn hãy cùng tôi cầu chúc cho những thế hệ Việt hậu sinh ấy được muôn ngàn lần tự do và hạnh phúc.
Đà Lạt 14/6/2011
''Hà Sĩ Phu''