Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Sự hung hãn của TQ và thời cơ của VN

Nhà văn Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Tàu tuần duyên Trung Quốc
Trung Quốc cho hay sẽ tăng cường lực lượng hải quân, tuần duyên và các hoạt động quốc phòng trên Biển Đông.
Các diễn biến dồn dập căng thẳng về tranh chấp biển đảo trên biển Đông, các cuộc biểu dương lực lượng của họ vừa qua, không khỏi làm cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ thực sự giữa người láng giềng "đồng chí" Trung Quốc với Việt Nam và đồng thời tới cơ hội của đất nước chúng ta.
Thế nhưng, việc điểm lại trước hết một số các ứng xử của ông bạn láng giềng nước lớn này và ngay cả cách thức ứng xử đối nội giữa người Việt Nam với nhau, giữa chính quyền và dân, có lẽ cũng cho chúng ta thấy sáng tỏ lên một số điều hữu ích.
Thiết nghĩ không cần thêm một dẫn chứng nào để chứng minh về nguy cơ thảm họa nhỡn tiền từ phương Bắc về mọi mặt như kinh tế, sức khỏe, lối thu mua tận diệt cả rễ, cái lối làm hàng giả và chế thuốc độc hại tẩm vào lương thực thực phẩm cùng vô vàn thứ khác từ phía bên kia biên giới đem bán cho người Việt Nam (VN).
Đó là chưa nói về sự hung hãn đe dọa xâm lược biên giới, biển đảo và toàn thể lãnh thổ VN từ phía ông “láng giềng với 16 chữ vàng” này.
Càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi thấy thời cơ “nuốt chửng con mồi” đã chín muồi
Nhà văn Võ Thị Hảo
Theo nhiều nhận định, thì đó thực sự là một thảm họa diệt chủng đối với VN.
Và càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi thấy thời cơ “nuốt chửng con mồi” đã chín muồi, nhất là khi thấy những người dân bày tỏ lòng yêu nước- lẽ ra là niềm tự hào và tài sản vô giá của quốc gia mà những người đứng đầu phải cảm tạ, thì lại bị chính một số đại diện của nhà nước VN đàn áp họ.
Hình ảnh đàn áp, trừng phạt người bày tỏ lòng yêu VN bằng cách bỏ tù, nắm gáy bóp cổ, lôi đi xềnh xệch trên đường “như lôi kéo một con vật”, vốn càng là những nhát dao cứa vào lòng người VN bao nhiêu, thì càng làm nức lòng kẻ hung hãn có dã tâm xâm lược quốc gia được cho là nhỏ yếu hơn, bấy nhiêu.
Để cảnh báo về ông bạn láng giềng này, gần đây nhất, người Mỹ đã ra một cuốn sách làm chấn động thế giới…. “Chết dưới tay TQ- đối phó với con rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu”…. mà trong đó người ta kêu gọi thế giới, nhất là Mỹ, phải hành động thích hợp và kịp thời để tự vệ.
Việt Nam lẽ nào không biết đến tín hiệu này?!
"Thời cơ từ thảm họa"
Hải quân Hoa Kỳ
Hoa Kỳ hiện được nhiều quốc gia trong khu vực kỳ vọng là một đối tác gìn giữ và hỗ trợ hòa bình trên Biển Đông.
Hàng loạt các ý kiến, bình luận của các giới, quần chúng trong và ngoài nước, lề trái rồi lề phải, bất ngờ được cất lên, dù là tranh thủ việc được bật đèn xanh hay không, đang gợi cho chúng ta những cảnh báo và lời kêu gọi nhãn tiền.
Chủ quan là chết. Tham lam là chết. Sợ hãi là chết. Không có đồng minh lớn và văn minh là chết. Và, chậm là chết.
Tất nhiên, những kẻ hung hãn ấy không phải là tất cả người dân TQ. Họ chỉ là người phải đổ máu cho quyền lợi của nhà cầm quyền khi chiến tranh xẩy ra. Chính bản thân họ cũng là nạn nhân của một chế độ khét tiếng độc tài, toàn trị, tham lam và cơ hội.
Để tránh cho những người TQ và người VN khỏi phải tang thương thành núi xương sông máu như kinh nghiệm lịch sử không biết bao lần đã trải qua, để rồi những người sống sót lại đứng lên bắt đầu với hai bàn tay vấy máu và nắm tro tàn, thiết nghĩ chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận rõ rằng, rất nhiều khi, thời cơ tái sinh lại đến dưới hình hài của một thảm họa.
Rõ ràng, xét về tiềm lực mọi mặt mà nói, VN không thể cao giọng khẳng định đánh thắng TQ nếu xảy ra chiến tranh, nếu thực sự có nguy cơ đó vào lúc này.
Nếu những nhà lãnh đạo có lương tâm làm được điều này, họ sẽ có công lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử cởi bỏ cho đất nước VN một mối họa ngoại xâm và bất ổn thường trực mấy ngàn năm.
Nhà văn Võ Thị Hảo
Nhưng VN có thể tìm cách để bảo vệ sự tồn tại của mình, bằng cách học kinh nghiệm của những nước khác như Nhật bản, Thái lan, Philippines, bằng cách có một cam kết chặt chẽ, trung thành với nhiều đồng minh song hoặc đa phương, vốn là các cường quốc phát triển, văn minh và có tiềm lực như Mỹ, Nhật, Đức, Anh quốc và nhiều nước khác có thể làm đối trọng.
Muốn thế, VN cần phải lập tức chớp thời cơ, thực hiện cải cách chính trị, thay đổi thể chế, chuyển đổi tư tưởng và đối sách chiến lược thực sự và thích đáng, thì mới hy vọng tranh thủ được sự hậu thuẫn vững mạnh của phần còn lại của thế giới nhằm thoát khỏi sự độc tài đi kèm cái bóng hung hãn lấy thịt đè người của láng giềng TQ.
Nếu những nhà lãnh đạo có lương tâm làm được điều này, họ sẽ có công lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử cởi bỏ cho đất nước VN một mối họa ngoại xâm và bất ổn thường trực mấy ngàn năm.
Nhiều người nói rằng nếu hy vọng VN như thế, chẳng khác nào hy vọng “chạch đẻ ngọn đa”. Thế nhưng biết đâu đấy!
Và ngày 17/ 6/2011 mới đây, VN và Hoa Kỳ đã ra thông cáo chung về biển Đông. Thiết nghĩ cơ hội tưởng đã đánh mất bây giờ đang trở lại, nếu những nhà cầm quyền VN tỉnh táo.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo, họa sỹ Võ Thị Hảo, người đang sinh sống ở Hà Nội.

Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc


Thanh Mai

clip_image001

Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Xinhua

Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.

Tờ Sun Star của quốc đảo dẫn lời một quan chức phủ tổng thống Philippines cho biết văn bản này đang được Bộ Ngoại giao chuẩn bị

"Cần nhanh chóng trình lên Liên hợp quốc", ông Ricky Carandang, người đứng đầu cơ quan phát triển và chiến lược truyền thông thuộc phủ tổng thống, nói hôm qua.

Carandang nói thêm rằng Philippines sẽ trình một văn bản khác lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bởi các vụ việc đã và đang diễn ra cần được thông tin "giữa các nước láng giềng ASEAN của chúng ta".

Được hỏi về khả năng nhanh chóng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Carandang nhận xét rằng hiện còn quá sớm để có thể đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan. Tương tự, Philippines cho rằng hiện nay cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi một cơ chế thăm dò tài nguyên chung với các bên tranh chấp ở Trường Sa.

Trước đó, cựu chủ tịch hạ viện Philippines Jose de Venecia đề nghị Tổng thống Bengino Aquino gác lại tranh chấp chủ quyền để cùng tham gia khai thác tài nguyên với các nước cũng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Trung Quốc.

Tuần trước, khi phát biểu tại Manila, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố các nước liên quan nên ngừng khai thác dầu mỏ ở Trường Sa, và cần tham vấn Trung Quốc trước khi có bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực này. Ông Lưu nói Trung Quốc để ngỏ khả năng khai thác chung.

Tuy nhiên tuyên bố của ông Lưu làm dấy lên những lời phản đối từ các bên liên quan. Một số chuyên gia bình luận rằng Trung Quốc muốn nhảy vào "cùng khai thác" tại những nơi không thuộc quyền chủ quyền của họ, mà là của nước khác.

Trước việc Trung Quốc cử tàu tuần tra lớn nhất của họ vào Biển Đông, đi qua các quần đảo tranh chấp trong đó có Trường Sa, Bộ Quốc phòng Philippines, trên tờInquirer, cho biết họ sẽ theo dõi sát sao hoạt động của tàu này. Tuy nhiên Manila cũng nhấn mạnh rằng Haixun 31 của Trung Quốc không phải là tàu quân sự, và quân đội Philippines vì thế cũng chưa có kế hoạch điều động tàu hải quân nào.

T. M.

Nguồn: Vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét