Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Những người Thượng trẻ tuổi thành công ở Mỹ

Những người Thượng trẻ tuổi thành công ở Mỹ

Người Thượng vùng Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam đã một lần rời khỏi núi rừng hồi năm 1975 khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Thế rồi, năm 2002, sau một lọat những vụ biểu tình đòi đất và đòi quyền lợi, người Thượng lại bỏ chạy sang Kampuchia để lánh nạn.
Photo Thanh Truc RFA
Các thiếu nữ dân tộc đang tập múa và hát tại North Carolina
Sau một thời gian sống tại các trại tạm cư ở Kampuchia, họ  được Hoa kỳ nhận cho định cư tại tiểu bang North Carolina. Và những năm sau đó họ bước vào cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn so với người Việt khác khi đến Mỹ.
Nếu những thế hệ Việt Nam thuộc lớp một rưỡi, hai, hoặc ba, được coi là học hành giỏi giang, được nuôi dưỡng giáo dục bởi những bậc cha mẹ chịu thương chịu khó, hy sinh tất cả cho con cái, thì ít nhiều người miền núi Tây Nguyên cũng không khác mấy.

Người dân tộc trẻ quan tâm nhiều đến luật pháp

Thế nhưng con số những người dân tộc trẻ xuất sắc , thành đạt và có nghề nghiệp chuyên môn trong xã hội Mỹ so ra vẫn ít hơn người Việt rất nhiều.  Tại sao? Mời quí vị cùng Thanh Trúc tìm câu trả lời qua phần trò chuyện cùng những bạn trẻ người Thượng thành đạt trong  mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Người đầu tiên, Joseph K’sor, dân tộc J’rai, cùng gia đình qua Mỹ theo diện HO khi được mười bốn tuổi. Tốt nghiệp trung học, theo ngành Khoa Học Chính Trị, Political Science, tại UNCG tức đại học North Carolina ở thành phố Greensboro, mơ ước của Joseph K’sor là học tiếp để trở thành luật sư bởi đó là cách tốt nhất để giúp đỡ cộng đồng:
Ý tôi muốn nói là có rất nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp, di dân, y tế…không chỉ trong cộng đồng người miền núi ở đây mà cả cộng đồng Mỹ gốc Phi Châu, Mỹ gốc La Tinh, Mỹ gốc Việt. Làm luật sư là cơ hội cho tôi được giúp đỡ nhiều người.
Anh Joseph K’sor
Ý tôi muốn nói là có rất nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp, di dân, y tế…không chỉ trong cộng đồng người miền núi ở đây mà cả cộng đồng Mỹ gốc Phi Châu, Mỹ gốc La Tinh, Mỹ gốc Việt. Làm luật sư là cơ hội cho tôi được giúp đỡ nhiều người. 
Hồi còn nhỏ  ở Việt Nam tôi đi học trong một môi trường thiếu thốn, nghèo nàn nhưng bình lặng.
Sang Mỹ  tôi mới được nghe cha mẹ nói về chiến tranh về sự phân biệt đối xử sau này mà họ phải chịu đựng. Lớn lên, đối diện với nhiều nỗi khó khăn như chính cha mẹ mình,  tôi nói tiếng Mỹ nhiều hơn tiếng dân tộc hay  tiếng Việt , đã có lúc tôi lẫn lộn không rõ  mình là người dân tộc, người Việt hay  người Mỹ nữa.
Đến bây giờ  tôi có thể nói tôi là người Mỹ có nguồn gốc dân tộc miền núi Việt Nam. Ở đây tôi có nhiều cơ hội học tập hơn ở Việt Nam, tôi cảm thấy bằng lòng với cuộc sống này.
Hiện làm việc trong Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở North Carolina, Joseph K’sor tin tưởng với sự chuyên cần và chịu khó cộng thêm kinh nghiệm làm việc, anh có thể ghi danh vào trường Luật khi hoàn cảnh tài chính cho phép.  
Một số bạn trẻ người dân tộc đang sinh hoạt tại North Carolina
Một số bạn trẻ người dân tộc đang sinh hoạt tại North Carolina. Ảnh minh họa
Đối với  bạn trẻ thứ hai thì khác. Tốt nghiệp đại học luật từ Elon University ở Greensboro, một thành phố có nhiều người Thượng cư ngụ ở North Carolina, Ana Bounya có một anh trai và bốn em gái:
Mẹ tôi người J’rai, ba tôi người Rhadê, tôi muốn trở thành một luật sư chuyên về di dân để giúp người miền núi của chúng tôi bởi tôi thấy rõ họ phải chống chọi trước rất nhiều vấn đề. Anh ngữ đã là rào cản đối với người miền núi, huống  hồ luật lệ thì còn khó hơn nữa.
Cô Ana Bounya
Mẹ tôi người J’rai, ba tôi người Rhadê, tôi muốn trở thành một luật sư chuyên về di dân để giúp người miền núi của chúng tôi bởi tôi thấy rõ họ phải chống chọi trước rất nhiều vấn đề. Anh ngữ đã là rào cản đối với người miền núi, huống  hồ luật lệ thì còn khó hơn nữa.
Từng là thực tập viên cho Lutheran Family Services, tổ chức  chuyên giúp đỡ hổ trợ di dân đến North Carolina , đặc biệt là người Thượng, Ana Bounya nói công việc đó đã gợi cho cô ý nghĩ phải trở thành một luật sư chuyên lo về di dân:
Dù như tôi qua đây lúc một tuổi rưỡi,  lớn lên, đi học và nói tiếng Mỹ thành thạo.
Thế nhưng người bản xứ không nghĩ tôi là Mỹ, họ luôn hỏi tôi là ai, từ đâu tới. Tôi ý thức được rằng  có đi đâu có làm gì,  ít nhiều mình cũng đại diện cũng phản ảnh cái tập thể người miền núi của mình.Chính vì thế mà sâu thẳm  tâm hồn tôi là người Thượng, là một người miền núi được cái may mắn lớn lên ở đất nước Mỹ. Mục tiêu của tôi là chuyên ngành về luật di dân, tị nạn và nhân quyền, và trước hết tôi muốn bảo vệ nhân quyền cho đồng bào của tôi.
Thường ưu tư về mối tương quan mà cô  cho là ngày càng lỏng lẻo giữa cha mẹ di cư sang Mỹ với con cái lớn lên và học hành theo lối Mỹ, Ana Bounya bày tỏ:
Mục tiêu của tôi là chuyên ngành về luật di dân, tị nạn và nhân quyền, và trước hết tôi muốn bảo vệ nhân quyền cho đồng bào của tôi.
Cô Ana Bounya
Thế hệ lớn tuổi vẫn còn nhớ đến Việt Nam, đến chiến tranh, đến cộng sản,  đến cảnh nghèo khổ ,  còn thế hệ trẻ, trong đó có tôi, thì cũng khó hiểu thấu những thảm cảnh mà người lớn đã trải qua, những sự hy sinh của cha mẹ cho lớp trẻ. Trong lúc  văn hóa, truyền thống và lịch sử của người miền núi gần như bị quên lãng, thì đa số bạn trẻ  người Thượng lại không học hết trung học mà lấy vợ lấy chồng rồi có con  sớm quá. Các bạn ấy  không có cố gắng nào để thăng tiến bản thân.
Tôi nghĩ thế hệ tiếp nối cần có thêm nhiều luật sư, kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, giáo viên hơn. Không có gì sai nếu làm công nhân hay thợ cắt tóc, nhưng để xứng đáng với công lao của cha mẹ bỏ ra khi mang mình sang đây thì mình cần cố gắng làm hơn thế nữa.
Đó là bạn trẻ Ana Bounya, hiện là thành viên hội đồng quản trị của Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở North Carolina, mà cô khẳng định đó là bước đầu để trở thành  một luật sư chuyên lo về di dân.

Thành công không dễ: cần nhiều quyết tâm và hỗ trợ

Người thứ ba, Xiu Lạp, dân tộc J’rai, trước ở Pleiku, qua Mỹ năm mười tám tuổi theo diện HO. Thân phụ của Xiu Lạp là thông dịch viên cho Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ trước 1975.
Tốt nghiệp với bằng Master tại Texas Tech University năm 1999, hiện Xiu Lạp  dạy về ngành Nhân Chủng Học và Ngôn Ngữ Học tại đại học Texas Tech thuộc thành phố Lubbock. Hướng tới của anh là sẽ học lên chương trình tiến sĩ tại một đại học khác:
Tại em là người miền núi, đã sống ở Việt Nam mười tám năm trước  khi sang nước Mỹ. Đa số những nhà nhân chủng học thì họ học về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của những bộ lạc thiểu số. Giáo sư Mỹ khi dạy sinh viên người Mỹ thì tuy rằng họ có làm research (nghiên cứu) hay họ sống với những bộ lạc nào đó, nhưng họ không có kinh nghiệm sống lâu dài giống Lạp.
Cho nên mỗi lần dạy nhân chủng học thì em có thể cho sinh viên biết về cuộc sống của mình, đưa những thí dụ, thì sinh viên họ rất thích nghe.
Đa số cha mẹ người Thượng sống ở nước Mỹ cũng rất  muốn con cái của họ đi học cho hết. Cho nên thường thường có rất nhiều người Thượng học hết trung học ở đây nhưng mà đến khi chuẩn bị  vào đại học thì khó vì lý do kinh tế.
Với câu hỏi tại sao số bạn trẻ người Thượng vượt trội và thành đạt trên đất Mỹ tới giờ này xem ra khá là ít ỏi,  Xiu Lạp giải thích:
Đa số cha mẹ người Thượng sống ở nước Mỹ cũng rất  muốn con cái của họ đi học cho hết. Cho nên thường thường có rất nhiều người Thượng học hết trung học ở đây nhưng mà đến khi chuẩn bị  vào đại học thì khó vì lý do kinh tế.
Vì không có tiền vào đại học, Xiu Lạp nói tiếp, lại không biết cách xin tài trợ từ những chương trình của chính phủ, nên  rất nhiều bạn trẻ người Thượng bỏ qua giấc mơ đại học để đi kiếm việc làm:
Lạp cũng rất may có nhiều người bạn Mỹ, không những thúc đẩy Lạp đi học mà còn giúp Lạp một số tiền để đi học. Khi học  master ở đại học này thì có nhiều người Mỹ họ giúp, với lại Lạp cũng có scholarship(học bổng) luôn.
Lạp ao ước  người trẻ Thượng cố gắng học. Hồi ở Việt Nam em học hết lớp Chín, sau đó vì gia đình rất nghèo rất khó khăn thì em bỏ học. Hồi đó em suy nghĩ rằng chỉ có cách cưới vợ rồi có con, rồi thứ hai là đi làm nông làm rẫy làm ruộng giống như bao người Thượng khác người J’rai khác ở trong làng vậy thôi.
Hồi ở Việt Nam em học hết lớp Chín, sau đó vì gia đình rất nghèo rất khó khăn thì em bỏ học. Hồi đó em suy nghĩ rằng chỉ có cách cưới vợ rồi có con, rồi thứ hai là đi làm nông làm rẫy làm ruộng giống như bao người Thượng khác người J’rai khác ở trong làng vậy thôi.
Người thứ tư, H’dion Buntô, dân tộc Rhađê, qua Mỹ từ năm bốn tuổi:
Với tôi cha mẹ và gia đình là yếu tố đầu tiên dẫn tới thành công. Ba tôi là người đã thúc đẩy tôi cố học cho giỏi. Cha mẹ tôi làm hai công  việc để có thể cung cấp cho mấy anh chị em chúng tôi những thứ chúng tôi cần. Cha mẹ thường nhắc chúng tôi rằng muốn thành  công thì phải chịu khó làm việc, phải gắng học và chuyên chú vào mục tiêu mà mình nhắm tới. Kết quả tôi đạt được ngày hôm nay là công lao dạy dỗ của cha mẹ.
Theo ngành Y Tế Công Cộng và Giao Tế tại đại học, H’dion tốt nghiệp và làm việc tại bệnh viện nhi đồng ở  Seattle, tiểu bang Washington.có cơ hội tiếp xúc nhiều với di dân Philippines, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
Trở về North Carolina và lập gia đình với một người Mỹ gốc Caucasian, H’dion Buntô đã sử dụng bằng cấp giao tế của mình để trở thành quản trị viên trong American Bank. Nhiệm vụ của cô là thiết kế và phát triển những chương trình tài chính của ngân hàng:
Cha mẹ thường nhắc chúng tôi rằng muốn thành  công thì phải chịu khó làm việc, phải gắng học và chuyên chú vào mục tiêu mà mình nhắm tới. Kết quả tôi đạt được ngày hôm nay là công lao dạy dỗ của cha mẹ.
Cô H’dion Buntô
Tôi làm việc trong nhà băng  mười năm, học hỏi rất nhiều từ tài chính, đầu tư,  quản lý ngân sách. Tôi được thăng cấp nhiều lần, nhưng đến 2009 thì  thôi việc để  điều hành một nhóm cố vấn kinh doanh trong công ty do chồng tôi lập ra.
Cũng với câu hỏi đặt ra cho Joseph K’sor, Ana Bounya và Xiu Lạp, là làm sao để những người con của núi rừng, bị bứt ra khỏi nơi chốn hoang dã đó, có thể thành công tại điểm đến là đất nước Mỹ. cô H’dion trả lời dứt khóat:
Cha mẹ đã mang chúng tôi đến đây với hai bàn tay trắng, cả nhà sống chui rúc trong một phòng dưới tầng hầm một căn hộ, mọi người phải cố vươn lên từ đó.
Tôi phần nào thất vọng vì nhiều bạn trẻ người Thượng không chịu học hành đến nơi đến chốn. Tôi biết là cuộc sống nơi này rất khó khăn đối với người miền núi, nhưng giá mọi người đừng sợ hãi, đừng nhìn lại phía sau mà hãy mạnh dạn bước ra và nắm lấy cơ hội thì vận may sẽ đến với mình.
Tôi phần nào thất vọng vì nhiều bạn trẻ người Thượng không chịu học hành đến nơi đến chốn. Tôi biết là cuộc sống nơi này rất khó khăn đối với người miền núi, nhưng giá mọi người đừng sợ hãi, đừng nhìn lại phía sau mà hãy mạnh dạn bước ra và nắm lấy cơ hội thì vận may sẽ đến với mình.
Có lẽ mình phải cố thay đổi và thích ứng bản thân của mình theo hoàn cảnh miễn là đừng  đánh mất bản sắc của dân tộc mình.  Bạn không có chọn lựa nào khác đâu, hoặc cố sống cố học theo văn hóa và  nếp sống tích cực ở đây, hoặc là không làm được gì hết.
H’dion Buntô không phải là người duy nhất thành công trong số ba anh chị em ở nhà. Chị của cô, H’bel Buntô, là một người học rất giỏi và đang làm việc cho Cơ Quan  Điều Tra Liên bang(FBI). Em trai của H’dion, David Buntô, hiện là  giám đốc tài chính của Kenneth Trucking Company, một công ty xe tải lớn ở Hoa Kỳ.
Câu chuyện về những người trẻ Tây Nguyên thành công trong lãnh vực học vấn và nghề nghiệp ở Hoa Kỳ tạm dừng nơi đây. Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét