Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Những Người Bảo Vệ Sự Sống Ở Việt Nam

Những Người Bảo Vệ Sự Sống Ở Việt Nam

2011-01-14
Thái Lan là đất nước có 95% dân số theo đạo Phật, có luật cấm phá thai áp dụng năm chục năm nay.
AFP
Một địa điểm khám thai ở TPHCM

Hôm trung tuần tháng  Mười  Một 2010, dư luận xứ này bổng xôn xao trước sự kiện hai nghìn lẻ hai xác thai nhi  được phát hiện trong nhà xác nằm đằng sau  ngôi chùa Silver Bamboo ở thủ đô Bangkok.
Cảnh sát Thái tin rằng những thi thể nhỏ bé không toàn vẹn ấy  được trục ra từ những vụ phá thai bất hợp pháp.  Các vị sư trong đạo viện Silver Bamboo đã tổ chức lễ cầu siêu trọng thể cho hai nghìn lẻ hai thai nhi xấu số đó. Ba kẻ tình nghi bị bắt giữ, báo chí bản xứ đưa tin có hàng nghìn bệnh xá trên tòan quốc Thái Lan thực hiện những vụ nạo thai phá thai lén lút như vậy. Bộ Y Tế Thái cũng không nắm được chính xác bao nhiêu bào thai bị phá mỗi năm. 
Chính phủ Thái ban hành luật cấm phá thai vì  cho rằng đó là tội sát nhân, ngọai trừ những trường hợp cấn thai sau khi bị cưỡng hiếp, bào thai đe dọa tính mạng  thai phụ, bào thai dị dạng từ trong bụng mẹ.
Chính phủ Thái ban hành luật cấm phá thai vì  cho rằng đó là tội sát nhân, ngọai trừ những trường hợp cấn thai sau khi bị cưỡng hiếp, bào thai đe dọa tính mạng  thai phụ, bào thai dị dạng từ trong bụng mẹ.
Trong lúc dân chúng lên tiếng yêu cầu sửa đổi luật cấm phá thai thì thủ tướng Abhisit Vejajiva, được sự ủng hộ hoàn toàn của giáo hội Phật giáo Thái, tuyên bố luật này không sai và không cần phải tu chính.
Điều này cho thấy Pro-life: chống phá thai, Pro-choice: ủng hộ phá thai, là hai mặt của một vấn đề không thể tìm được sự đồng thuận từ khởi thủy cho đến  khi  nhân lọai bước vào thập niên thứ nhì của thiên niên kỷ  XXI này.
Thật vậy, chống  hoặc ủng hộ phá thai, từ khái niệm đến hành động hay chính sách, vẫn là đề tài gây tranh cãi không dứt giữa phe theo và phe phản đối. Dù chống hay không chống, hai phía  đều có những lý lẽ rất thuyết phục trong quan điểm hay lập trường của mình.
Đôi bạn trẻ tâm sự
Đôi bạn trẻ tâm sự. AFP
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi chỉ xin được trình bày vấn đề phá  thai qua hai khía cạnh chống hay không chống mà có liên quan đến người Việt. Đề tài thứ nhất trong lọat bài hôm nay: những người chống phá thai, còn được gọi là những người đi  bảo vệ sự sống, ở Việt Nam.

Pro-Life: sự sống là vô giá

Họ là những người hàng ngày đi nhặt nhạnh xác hài nhi bị phá để mang về chôn cất. Hơn thế nữa, họ làm tất cả để giúp mẹ đừng phá, họ muốn bảo vệ sự sống cho thai nhi từ trong bụng mẹ:
Tôi là Giu Xe Lê Quang Uy, linh mục Giòng Chúa Cứu Thế. Công việc gọi là bảo vệ sự sống phát xuất từ  một suy nghĩ của bề trên chúng tôi cách đây khoảng mười  năm, khi biết được trên toàn thế giới có phong trào pro-life, chúng tôi gọi là phong trào bảo vệ sự sống. Và công việc của chúng tôi bắt đầu mười năm qua.
Nhiều khi cái yếu tố cuối cùng và quan  trọng là cần một nơi để nương thân , tránh dư luận xã hội, giữ lại em bé trong bào thai cho đến khi mẹ tròn con vuông, thì  họ cũng không biết tìm ở đâu ra một nơi chốn như thế. Nên đường cùng  họ đi phá thai.
Đầu tiên khi các cha giòng Chúa Cứu Thế ngồi tòa giải tội thì rất nhiều chị em phụ nữ đến xưng tội phá thai. Chúng tôi hỏi tại sao biết tội mà vẫn cứ phá thì họ nói họ không còn con đường nào khác. Nhiều khi cái yếu tố cuối cùng và quan  trọng là cần một nơi để nương thân , tránh dư luận xã hội, giữ lại em bé trong bào thai cho đến khi mẹ tròn con vuông, thì  họ cũng không biết tìm ở đâu ra một nơi chốn như thế. Nên đường cùng  họ đi phá thai.
Thế là  bề trên lúc bấy giờ của linh mục Lê Quang Uy, hiện là giám tĩnh Tĩnh giòng Chúa Cứu Thế, bày tỏ ý muốn về một nơi chốn giúp đỡ những thai phụ không nơi nương tựa:
Một ngôi nhà  cho họ được nương náu được chăm sóc đến lúc  mẹ tròn con vuông rồi giúp họ nuôi con. Đó là ý tưởng đầu tiên hình thành của công việc bảo vệ sự sống.   
Đầu tiên chúng tôi có mái ấm Gêrađô, cho tới hôm nay đã họat động được tám năm, có thể đã  ba bốn trăm cháu bé  được sinh ra ở đó.
Sau mái ấm Gerađô, nhóm bảo vệ sự sống đầu tiên hình thành gồm các anh chị em giáo dân, được tập huấn về tâm lý cũng như đức tin để có thể nói chuyện và giúp đỡ những người có ý muốn phá thai, đưa họ về mái ấm chờ ngày sinh nở. Đó là bước thứ hai.
Một ngôi nhà  cho họ được nương náu được chăm sóc đến lúc  mẹ tròn con vuông rồi giúp họ nuôi con. Đó là ý tưởng đầu tiên hình thành của công việc bảo vệ sự sống.    
Bước thứ ba, linh mục Lê Quang Uy kể tiếp:
Những người đã trót phá thai rồi thì những bào thai đó chúng tôi xin từ các bệnh viện, đem về rồi lo hậu sự .  Mỗi ngày ít thì  cũng một trăm năm mươi cháu, có những ngày cao điểm thì năm trăm cháu, thu nhặt từ các bệnh viện các phòng khám tư nhân. Đến khuya thì chúng tôi có một điểm thiêu xác các cháu ở ngọai thành, tang tro cốt các cháu vào trong những viên gạch. Tương lai với những viên gạch đó chúng tôi sẽ xây một cái lăng gọi tên là Lăng Anh Hài.
Bước thứ tư của công tác bảo vệ sự sống là giáo dục, truyền thông, rồi hướng dẫn các bạn trẻ, các sinh viên, các công nhân xa nhà, mời họ đến những khóa học hoặc những buổi thuyết trình:
Các đôi vợ chồng cần sự ổn định trong gia đình thì chúng tôi hướng dẫn cho họ phương pháp tự quan sát, Auto Observation, ngừa thai tự nhiên, không dùng các phương pháp nhân tạo phạm vào luật sự sống của Hội Thánh.
Chúng tôi in những tờ bướm, làm các CD về chuyện bảo vệ sự sống, để phân phát và nói chuyện ở khắp mọi nơi, hướng dẫn người ta  đừng phá thai . Các đôi vợ chồng cần sự ổn định trong gia đình thì chúng tôi hướng dẫn cho họ phương pháp tự quan sát, Auto Observation, ngừa thai tự nhiên, không dùng các phương pháp nhân tạo phạm vào luật sự sống của Hội Thánh. Đó là họat động thứ tư, truyền thông, hướng dẫn bảo vệ sự sống.

Mục vụ hậu phá thai

Với thời gian, một nhu cầu bức thiết nảy sinh, là lúc bước thứ năm tức mục vụ hậu phá  thai ra đời:
Ở phòng Siêu Âm trong bệnh viện
Ở phòng Siêu Âm trong bệnh viện. AFP
Có những  người đã lỡ phá thai rồi mà còn mang nỗi niềm ân hận giày vò . Có những  bà cụ già tám mươi tuổi, từng phá thai ba bốn mươi năm về trước bây giờ vẫn cứ ray rứt. Không để họ cứ mang gánh nặng mãi trong tâm  hồn, chúng tôi đã nâng đỡ họ.
Nếu là người Công giáo thì thứ nhất họ cần giao hòa với Thiên Chúa trong bí tích hòa giải. Sau đó là bước mà cả  những người không  Công giáo  cũng có thể làm được, là giao hòa với chính đứa con mình đã từ chối đã lọai bỏ nó. Động tác quan trọng là nhìn nhận lại đứa con của mình, đặt tên thánh cho nó. Nếu là người Phật giáo thì  cho cháu một  pháp danh, gọi tên nói chuyện với cháu trong sự cầu nguyện.
Thật ra các cháu vô tội, chúng đã được đón nhận về với Thượng Đế với Thiên Chúa rồi, nhưng thú thật vẫn có cái  nỗi buồn. Thực tế nhiều cháu nó vẫn quanh quất thế nào đó, nó về với cha mẹ. Nhiều người đến với chúng tôi họ tâm sự rất tội nghiệp. Không  phải chuyện mê tín dị đoan, không phải hồn ma bong  quế, mà  đây là một nhu cầu tâm linh thật sự. Chúng tôi thực hiện mục vụ hậu phá thai để nâng đỡ họ, giúp cho họ giao hòa lại với đứa con của họ. Từ nỗi niềm đó họ tìm lại được niềm vui. Chúng tôi khuyến khích họ không dừng lại ở cái thương đau giày vò ấy mãi mà hãy trở thành người chiến sĩ đi bảo vệ sự sống.
Có những  bà cụ già tám mươi tuổi, từng phá thai ba bốn mươi năm về trước bây giờ vẫn cứ ray rứt. Không để họ cứ mang gánh nặng mãi trong tâm  hồn, chúng tôi đã nâng đỡ họ.
Chính những người ấy, linh mục Lê Quang Uy khẳng định, bây giờ trở thành tích cực trong công việc đi bảo vệ sự sống, đi thuyết phục những người  khác từ bỏ ý định phá thai. Đó là bước họat động thứ sáu của công tác bảo vệ sự sống.
Đúng là một vấn đề hết sức tế nhị trong một đất nước chủ trương kế họach hóa dân số. Thiết nghĩ việc chúng tôi làm mang tính nhân đạo. Không lý lẽ nào có thể biện hộ cho việc phá thai dù là đứa bé đến trong hoàn cảnh kinh tế không cho phép, đến ngoài  ý muốn do sự quan hệ tình dục ngoài  hôn nhân hoặc do bị cưỡng hiếp hoặc bị lừa gạt tình cảm cái này cái kia. Chúng tôi quan niệm sự sống là vô giá, con người chỉ có thể cộng tác  để sinh ra một em bé chứ không thể tạo ra  em bé giống như một nhà máy sản xuất hàng loạt những em bé.
Trên quan điểm đức tin Công giáo, linh mục Lê Quang Uy khẳng định con người không có  quyền hủy diệt mầm sống, không có quyền cho sống hay bắt chết một em bé:
Mà phải làm cho sự sống đó được thăng tiến, thăng hoa, phát triển và nẩy nở thành một con ngừơi đúng đắn. Cho nên chúng  tôi nỗ lực hết sức và chúng tôi nghĩ đây là một chủ trương nhân đạo mang tính từ thiện xã hội rất  cao.
Nhân đây cũng chia xẻ để thấy cái công rất lớn của anh chị em giáo dân của các cộng tác viên. Khởi xướng, huấn luyện và hướng dẫn là do các tu sĩ nam nữ, nhưng cả mạng lưới các anh chi em ở dưới là những tay phải tay trái, là chân chạy , là những người  tiếp cận sát nhất gần nhất hiệu quả nhất đối với những người sắp sửa phá thai.
Tính đến lúc này bốn mươi nghĩa trang đồng nhi, nơi an nghĩ của những bào thai không được chào đời,  đã thành hình nhiều nơi trong nước.
Chúng tôi quan niệm sự sống là vô giá, con người chỉ có thể cộng tác  để sinh ra một em bé chứ không thể tạo ra  em bé giống như một nhà máy sản xuất hàng loạt những em bé.
Âm thanh quí vị nghe từ đầu bài đến giờ là  nhạc phẩm Tiếng Vọng , đã đọat hạng  nhất Giải Sáng Tác Mới 2010 do trung tâm ca nhạc Asia  Entertainment và đài tryền hình SBTN  tổ chức ngày 18 tháng Mười Hai vừa qua ở California.
Người trình bày nhạc phẩm Tiếng Vọng là ca sĩ  Lê Anh Quân. Tác giả, bạn trẻ  Trần Thái Sơn, hai mươi tuổi,  qua Hoa Kỳ được hơn ba năm, định cư tại tiểu bang Maryland:
Trước khi sáng tác nhạc phẩm Tiếng Vọng em đã tình cờ thấy được hình ảnh đau thương của  những trẻ bị phá thai, tự nhiên em cảm nhận tình thương của cha mẹ sinh ra em. Em  cảm thấy rất tội nghiệp cho những đứa trẻ không có cơ hội làm người trên đời này.
Em muốn xin là hãy cho những đứa trẻ có cuộc sống tốt trong thế giới này, xin cho chúng được  thấy ánh sáng mặt trời. Xin dùng tình thương để nuôi dạy chúng.
Em bắt đầu đặt mình vào  tâm trạng của những trẻ bị phá thai, những  người  con bị bỏ rơi. Em nghĩ cha mẹ khó khăn mới có em, em muốn viết lên nỗi lòng của những đứa trẻ  không có cơ hội nói lên.
Tại vì em là người có đạo, em muốn xin là hãy cho những đứa trẻ có cuộc sống tốt trong thế giới này, xin cho chúng được  thấy ánh sáng mặt trời. Xin dùng tình thương để nuôi dạy chúng.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, một trong năm  giám khảo đã chấm cho tác phẩm Tiếng Vọng về nhất, giải thích:
Sỡ dĩ cá nhân Hồ chấm bài Tiếng Vọng  của em Thái Sơn là bởi vì viết  một bài tình ca thì tương đối dể hơn là viết thể lọai nhạc như thế này. Đây  là một bài nhạc xuất sắc, có cái độ khó, có sự tài tình và khéo léo, chủ đề như vậy mà thể hiện thành ca khúc là một điều rất giỏi.
Nhạc phẩm Tiếng Vọng của Thái Sơn, cảm xúc nhân bản từ quan niệm pro-life, chống phá thai, mà các thành viên bảo vệ sự sống ở Việt Nam đang theo đuổi, tạm chấm dứt cùng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay. Phần hai, đề tài pro-choice, ủng hộ phá thai, sẽ đến với quí vị tối thứ Năm tuần sau. Thanh Trúc  kính chào tạm biệt. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét