Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ

Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần 2)

2008-01-02

Luật sư Trần Thanh Hiệp – Nguyễn An, RFA
Trong buổi phát thanh trước, BTV Nguyễn An và Luật sư Trân Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, đã trao đổi về mặt pháp lý của vụ Hoàng Sa, Trường Sa.
 Hôm nay, cuộc trao đổi sẽ tiếp tục về mặt chính trị của vấn đề. Ông Hiệp cho rằng đây mới là cái gốc,và không nằm trong yêu cầu Liên Hiệp quốc can thiệp. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do.
Nguyễn An: Thưa Luật sư, yêu cầu Hội Đồng Bảo An can thiệp trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa là đã phản ứng cả về mặt pháp lý, nhưng trong đó thì tôi nghĩ cũng có cả mặt lẫn chính trị rồi. Tại sao còn đặt thêm vấn đề phản ứng trên địa hạt chính trị nữa?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đưa vụ Hoàng Sa, Trường Sa ra trước HĐBA là cốt để ngăn chặn ngay trước mắt mọi hành động gây hấn với dụng đích lấn chiếm của Trung Quốc. Đồng thời cũng còn để phòng ngừa loại hành động này trong tương lai, tức là kiếm chỗ dựa để bảo vệ phần còn lại của lãnh thổ cho Việt Nam.
Nhưng muốn tạo được thế lực để đòi lại những gì đã mất và nhất là để không còn nằm trong thế thao túng của bá quyền phương Bắc nữa thì phải có giải pháp chính trị trong trường kỳ. Do đó, mặt chính trị của vụ HSTS không thể coi nhẹ, nếu không muốn nói phải coi là trọng yếu. Tôi chủ trương để bảo toàn lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam phải biết kết hợp vũ khí pháp lý với vũ khí chính trị.
Nguyễn An: Như vậy phải chăng theo luật sư thì vũ khí chính trị giữ vai trò trọng yếu không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Giải pháp pháp lý là ngọn, giải pháp chính trị mới là gốc. Gốc có vững mạnh thì ngọn mới đủ sức đối đầu với kẻ địch. Có cứng mới đứng được đầu gió. Luật quốc tế là luật liên quốc gia, vậy phải là bộ máy cầm quyền quốc gia mới là chủ thể đối với luật quốc tế.
Giải pháp pháp lý là ngọn, giải pháp chính trị mới là gốc. Gốc có vững mạnh thì ngọn mới đủ sức đối đầu với kẻ địch. Có cứng mới đứng được đầu gió. Luật quốc tế là luật liên quốc gia, vậy phải là bộ máy cầm quyền quốc gia mới là chủ thể đối với luật quốc tế.
Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam về mọi mặt, ý thức hệ, chính trị, kinh tế, văn hóa hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, không thể là cái gốc vững mạnh làm chỗ dựa để chống Trung Quốc xâm lược được. Vậy trứơc mắt không thể có giải pháp chính trị để tạo ra được một xã hội trên dưới một lòng, một dạ chống xâm lăng.
Không thể có nghịch cảnh nhà cầm quyền Hà Nội chẳng những cấm biểu tình chống Trung Quốc mà còn huy động nhân viên công lực đàn áp thô bạo dân chúng chỉ vì dân chúng vì muốn tỏ bày lòng công phẫn trước hành động xâm lược của Bắc Kinh.
Nguyễn An: Vậy luật sư có thể trình bày rõ hơn về giải pháp chính trị này được không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi xin nêu lên một giả thuyết: Nếu cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ đi tới độ gay go hơn nữa, thì liệu dân chủ và độc tài có thể đứng chung trong cùng hàng ngũ cự Bắc được không? Tôi chắc câu trả lời sẽ phải là “không”.
Nhớ lại cách đây hơn nửa thế kỷ, Đảng cộng sản đã mượn ngọn cờ dân tộc để giành độc quyền kháng chiến nhưng đồng thời lại mượn thế chống ngoại xâm để tiêu diệt phe quốc gia mà thiết lập chuyên chính. Lần này lực lượng dân chủ đã trưởng thành quyết không để cho độc tài diễn lại cảnh tiếm quyền tiếm vị ngày trước nữa.
Tình hình bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bây giờ đã bước qua một giai đoạn mới. Sự lệ thuộc mang tính phiên quốc, chư hầu, bất bình đẳng giữa hai nước láng giềng là điều lỗi thời trong môi trường bang giao quốc tế bình đẳng ngày nay.
Những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội không thể đồng hóa quyền lợi riêng của họ với quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc. Luận điệu nhân nghĩa giả dối “16 chữ vàng” không thể che đậy được ý đồ bá quyền tàn bạo của Bắc Kinh.
Vụ Tam Sa là lời cảnh cáo của lịch sử để mọi người Việt Nam, từ kẻ cầm quyền đến người dân thường, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, kịp thời biết cùng nhau tái phối trí quyền lực trong quốc gia, thực hiện hòa đồng dân tộc đích thực, thay cho giai cấp đấu tranh, tạo được một tổng lực đủ khả năng động viên người và của trong cả nước, đánh bại âm mưu người Hán thuần dưỡng người Việt.
Nguyễn An: Đề nghị lụât sư phân tích rõ về tổng lực này.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tổng lực này sẽ có ba mũi nhọn để phòng vệ đất nước. Thứ nhất, về mặt ngoại giao thay thế đường lối hữu nghị đảng anh em bằng chỗ dựa quốc tế, trên cơ sở bình đẳng theo luật quốc tế để ôn hòa lấy lại đất đã mất và giữ vững đất chưa mất. Đã đành Hoàng Sa đã bị mất năm 1974, một phần của Trường Sa cũng đã bị mất năm 1988.
Nhưng không nên tuyệt vọng vì đã có tiền lệ 3 nước vùng biển Baltique năm 1940 bị Stalin sáp nhập đến năm 1990 và 1991 nhờ biến chuyển quốc tế đã lấy lại được độc lập. Mũi nhọn thứ nhì là việc triệt để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng nhân loại. Mũi nhọn thứ ba là cuộc đấu tranh dân chủ đã khởi đầu của tất cả mọi tầng lớp xã hội để đòi lại chủ quyền quốc gia mà đảng cầm quyền đã sang đoạt suốt cả trên nửa thế kỷ vừa qua.
Nguyễn An: Luật sư có tin rằng gỉải pháp chính trị này khả thi không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Khả thi hay không thì cũng phải ráng thực hiện, trừ phi buông tay đầu hàng trước những khó khăn.
Nguyễn An: Chắc Luật sư khi nhắc tới nhân quyền ở Việt Nam đã không quên sự kiện Việt Nam xã hội chủ nghĩa không còn ở trong danh sách những nước đáng quan tâm về tình trạng nhân quyền bị vi phạm nữa. Vậy áp lực ở đau ra để buộc Hà Nội phai thay đổi chính sách nhân quyền của họ?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tuy Hà Nội đã đựơc chính quyền Bush rút tên ra khỏi danh sách những nứơc cần đặc biệt quan tâm về tình trạng nhân quyền, nhưng không vì thế mà tất cả áp lực quốc tế đối với Hà Nội đã được giải toả. Một đàng, dự luật nhân quyền trước đây được Hạ Viện Mỹ thông qua với một đa số áp đảo đã được chuyển lên Thượng Viện trong một bầu không khí tương đối thuận lợi hơn trước.
Đằng khác, trong những vụ biểu tình chống Trung Quốc vừa qua, các hành động xâm phạm nhân quyền cuả công an cộng sản đã gia tăng về số lượng và quy mô. Do đó cuộc tranh đấu cho nhân quyền cũng phải gia tăng cường độ để chặn đứng cuộc đàn áp này.
Theo tôi, người Việt ở hải ngoại có thể tiếp tay nhiều hơn nữa cho cuộc tranh đấu dân chủ ôn hòa ở trong nuoc. Tôi thấy đã có một Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ được thành lập rồi. Bây giờ chính là lúc mà Ủy Ban đó phải thiết lập một hồ sơ pháp ly vững chắc về vụ HSTS tiếp theo nhung lời tố cáo Trung Quốc xâm lược va Hà Nội nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc.
Nguyễn An: Theo luật sư thì người Việt ở hải ngoại có thể đóng gop được gì trong vụ HSTS?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, người Việt ở hải ngoại có thể tiếp tay nhiều hơn nữa cho cuộc tranh đấu dân chủ ôn hòa ở trong nuoc. Tôi thấy đã có một Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ được thành lập rồi. Bây giờ chính là lúc mà Ủy Ban đó phải thiết lập một hồ sơ pháp ly vững chắc về vụ HSTS tiếp theo nhung lời tố cáo Trung Quốc xâm lược va Hà Nội nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc.
Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật này, các chính đảng, hội đoàn, tổ chức tranh đấu với sự hiệp lực của các luật gia, sẽ mở một cuộc vận động dư luận quốc tế đại qui mô, thay thế thái độ bất động của Hà Nội để lưu ý Hội Đồng Bảo An về hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.
Nguyễn An: Xin cảm ơn luật sư Trần Thanh Hiệp
Qúy thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở tại Paris về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do, và chúng tôi mời quý thính giả đóng góp thêm ý kiến.
Theo dòng câu chuyện:
- Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét