Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2011-05-12
Nguyện vọng của người dân Việt là sớm được hưởng dân chủ - nhân quyền, lý tưởng đó được nhân loại tiến bộ xem như bầu không khí, hơi thở, nhịp tim nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn bị hạn chế.Xin mời quý vị theo dõi tâm tình của 4 người dân trong nước, đặc biệt nhất đây là 4 khán thính giả hàng ngày đều vào nghe và từng đóng góp tiếng nói với các chương trình của Đài Á Châu Tự Do (RFA).
Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam, từng bị giam cầm trên ¼ thế kỷ vì đấu tranh cho tự do tôn giáo, được Tổ Chức Human Rights Watch trao Giải Thưởng Nhân Quyền Năm 2009, giải bày qua câu câu chuyện với RFA:
Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Nhà nước Việt Nam cũng không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước Việt Nam dùng bạo lực nhiều hơn trước nữa, cho nên sự vi phạm nhân quyền được đặt trong tình trạng báo động hiện nay, theo tôi hiểu như vậy ạ. Chỉ cách đây mấy hôm thôi thì chắc có lẽ quý Đài cũng biết vấn đề người H’Mong ở phía Bắc, năm sáu ngàn người họ biểu tình đòi hỏi những quyền lợi của họ nhưng mà nhà nước Việt Nam đã ra tay trấn áp, đàn áp.
Và tôi hiểu biết được ở trên các đài trong cùng như ngoài nước là nhiều người bị chết, nhiều người bị hành hung, nhiều người bị bắt bị cầm tù. Thời gian gần đây nhứt nữa bên tôn giáo, chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Lía, một người đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo truyền thống bị bắt giam tới ngày hôm nay cũng chưa biết như thế nào nữa.”
Về sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam, Thượng tọa Thích Thiện Minh giải thích:
Thượng tọa Thích Thiện Minh: “Nếu tất cả các tôn giáo này mà nằm trong cái quốc doanh do nhà nước quản lý thì họ dễ dàng tự do hoạt động, còn những tôn giáo nào, trong đó có Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, muốn độc lập và phát triển tự do thì bị cấm đoán, chứ không có gì thay đổi cả. Cái giáo hội quốc doanh của nhà nước thì dân chúng đến chùa hay đến nhà thờ một cách tự do thoải mái, đông đảo, cho nên du khách quốc tế họ nhìn thấy thì đó là bề ngoài, hình thức, chứ không phải nội dung bên trong. Bên trong thì cái vị linh mục đó, vị tu hành Phật Giáo đó phải có chân trong chính quyền, hoặc họ là đại biểu quốc hội, hoặc họ nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, hoặc họ như thế nào đó, cho nên nơi đó mới tổ chức đông đảo như vậy. Còn dân chúng có một số người thì họ có niềm tin đối với tôn giáo thôi cho nên họ không đặt nặng vấn đề chính trị nữa, cho nên họ có đức tin tôn giáo về mặt tâm linh thì họ đến thôi, chớ còn họ không phân biệt vị tu hành đó, cái tôn giáo đó nó có bị nhà nước như thế nào hay không, đó là điều làm cho quốc tế có khi bị nhầm lẫn.”
Theo Thượng tọa Thiện Minh thì ước mơ đơn giản nhứt của người dân Việt Nam còn xa vời:
Ông Nguyễn Ngọc Quang: "So với thời gian trước đây thì thời gian sau này có nhiều thuận lợi hơn là nhờ vào sự dấn thân của những con chim đầu đàn trong phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở quốc nội, đó là những vị khả kính như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và rất nhiều vị khác nữa. Nhờ sự dấn thân của những con chim đầu đàn đó mà tư tưởng dân chủ - nhân quyền đã đi sâu vào nhiều tầng lớp, và nhờ sự phổ biến rộng rãi của những tạp chí lén như Tự Do Ngôn Luận của Khối 8406 đưa đến các nơi vùng sâu vùng xa, và vì vậy cho nên người dân càng ngày càng ý thức được là họ đã bị mất cái gì và họ đang bị nhà cầm quyền Hà Nội đã tước đoạt của họ những quyền căn bản nào, những quyền căn bản gì qua đường lối cai trị độc tài bằng bạo lực của chính quyền Hà Nội, nhờ đó mà họ đã dần dần ý thức được, mà khi họ ý thức được thì họ vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu và họ đứng lên để giành lại các quyền làm người căn bản mà chính chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của họ bằng bạo lực.”
Tuy nhiên, theo lời anh Quang thì trước mắt vẫn còn nhiều trở ngại, còn nhiều rào càn:
Ông Nguyễn Ngọc Quang: “So với các nước Bắc Phi và Trung Đông thì Việt Nam là một nước độc tài cộng sản, do đó không thể có một đảng đối lập hoặc một tổ chức đối lập nào so với đảng cộng sản ở tại Việt Nam cả. Và đặc biệt để duy trì sự tham quyền cố vị, đảng CSVN đã làm được cái việc mà tôi cho rằng hết sức khó khăn, đó là đảng cộng sản đã đầu độc anh em an ninh, đầu độc giới công an và bộ đội, cho họ thấy rằng nếu như mà đảng cộng sản sụp đổ thì chính những người đó sẽ chết trước, vì vậy cho nên những người đó đã điên cuồng đàn áp chính ngay đồng bào mình một cách điên cuồng.
Chính tư tưởng đó đã do đảng cộng sản đã bơm vào đầu họ để sử dụng họ như một công cụ để bảo vệ chế độ bằng cách đàn áp các lực lượng biểu tình. Đó là công an và bộ đội, và mình phải làm sao để họ nhìn ra được việc làm của họ để họ quay trở về với dân tộc. Điều đó là trở lực lớn nhất hiện nay. Còn nói đến lòng người thì tôi nghĩ rằng đã có sự kết hợp. Riêng đối với sự đàn áp của công an và bộ đội thì đó là trở lực lớn nhất cần phải vượt qua, tuy nhiên không thể nói cái kế hoạch như thế nào để vượt qua mà phải thực hiện nó như thế nào.”
Cô Lư Thị Thu Trang, một dân oan ở Gò Vấp có tài sản bị chính quyền địa phương tịch thu, thường bị công an bám sát, sách nhiễu, hạch hỏi, mong được cất cao tiếng nói của mình trước công luận nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam.
Cô Lư Thị Thu Trang: “Đó là niềm mơ ước mà tất cả người dân Việt Nam đều mong đợi điều này để mà đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại cái quyền đó cho người dân Việt Nam sống trong nước. Tôi là một người đại diện cho những người dân oan thấp cổ bé miệng đã đòi những quyền đó suốt bao năm nay mà càng đòi thì càng bị mất. Còn mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả. Có thì nó được thể hiện bằng dùi cui và roi điện, bằng sự áp bức và tù đày, đến độ một con người không còn là con người nữa. Và nhân dịp này tôi xin gửi lời kêu cứu đến tất những ai quan tâm đến đời sống của người dân Việt Nam, quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, hãy giúp chúng tôi, cứu chúng tôi thoát khỏi bạo quyền cộng sản này để mà có được quyền sống của một con người tối thiểu, thưa quý vị.”
Đỗ Hiếu tường trình từ Thái Lan.
Cần lên tiếng vì nhân quyền
Là sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản năm 1990 tại Sài Gòn, từng ngồi tù suốt thời gian tổng cộng hơn 20 năm, được tặng nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói lên suy tư của mình nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam, 11 tháng 5.Mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả.BS Nguyễn Đan Quế: “Đấy là điều mà dân tộc ta mong muốn. Đấy, anh em mình nói thật thế! Khi nào mà có nhu cầu cần thiết cho đất nước thì mình lên tiếng ngay. Chính tôi và tôi thành thật với dân tộc mình, chúng ta cố gắng lấy cái mốc ngày hôm nay để biến nó thành một cái ngày mà người ta không nhớ nó ở đâu ra, mà nó là của chung của dân tộc Việt Nam. Đấy là, theo tôi là nguyện vọng của cá nhân tôi, là nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và lợi ích do cuộc đấu tranh của chúng ta đấy. Tình thật tôi chưa bao giờ được dịp sang Mỹ bao giờ cả, nhưng mà đúng như thế thì quả nhiên cái ngày đó bây giờ người ta thấy nó thân thuộc, quen biết như từ lâu rồi, mà của người ta, đấy là chúng ta thành công. Theo tôi thì tình hình lúc này ở trong nước đòi hỏi chúng ta nên làm một chuyện như thế. Tôi đã quyết định nói rõ điều đó là một điều cần thiết, cần lên tiếng.”
Lư Thị Thu Trang
Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam, từng bị giam cầm trên ¼ thế kỷ vì đấu tranh cho tự do tôn giáo, được Tổ Chức Human Rights Watch trao Giải Thưởng Nhân Quyền Năm 2009, giải bày qua câu câu chuyện với RFA:
Thượng tọa Thích Thiện Minh: "Nhà nước Việt Nam cũng không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước Việt Nam dùng bạo lực nhiều hơn trước nữa, cho nên sự vi phạm nhân quyền được đặt trong tình trạng báo động hiện nay, theo tôi hiểu như vậy ạ. Chỉ cách đây mấy hôm thôi thì chắc có lẽ quý Đài cũng biết vấn đề người H’Mong ở phía Bắc, năm sáu ngàn người họ biểu tình đòi hỏi những quyền lợi của họ nhưng mà nhà nước Việt Nam đã ra tay trấn áp, đàn áp.
Và tôi hiểu biết được ở trên các đài trong cùng như ngoài nước là nhiều người bị chết, nhiều người bị hành hung, nhiều người bị bắt bị cầm tù. Thời gian gần đây nhứt nữa bên tôn giáo, chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Lía, một người đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo truyền thống bị bắt giam tới ngày hôm nay cũng chưa biết như thế nào nữa.”
Về sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam, Thượng tọa Thích Thiện Minh giải thích:
Thượng tọa Thích Thiện Minh: “Nếu tất cả các tôn giáo này mà nằm trong cái quốc doanh do nhà nước quản lý thì họ dễ dàng tự do hoạt động, còn những tôn giáo nào, trong đó có Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, muốn độc lập và phát triển tự do thì bị cấm đoán, chứ không có gì thay đổi cả. Cái giáo hội quốc doanh của nhà nước thì dân chúng đến chùa hay đến nhà thờ một cách tự do thoải mái, đông đảo, cho nên du khách quốc tế họ nhìn thấy thì đó là bề ngoài, hình thức, chứ không phải nội dung bên trong. Bên trong thì cái vị linh mục đó, vị tu hành Phật Giáo đó phải có chân trong chính quyền, hoặc họ là đại biểu quốc hội, hoặc họ nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, hoặc họ như thế nào đó, cho nên nơi đó mới tổ chức đông đảo như vậy. Còn dân chúng có một số người thì họ có niềm tin đối với tôn giáo thôi cho nên họ không đặt nặng vấn đề chính trị nữa, cho nên họ có đức tin tôn giáo về mặt tâm linh thì họ đến thôi, chớ còn họ không phân biệt vị tu hành đó, cái tôn giáo đó nó có bị nhà nước như thế nào hay không, đó là điều làm cho quốc tế có khi bị nhầm lẫn.”
Theo Thượng tọa Thiện Minh thì ước mơ đơn giản nhứt của người dân Việt Nam còn xa vời:
Nhà nước VN không có dấu hiệu cải thiện về nhân quyền. Nói đúng ra thì trong thời gian gần đây tôi nhận biết được là nhà nước VN dùng bạo lực nhiều hơn trước.Thượng tọa Thích Thiện Minh: “Theo tôi nghĩ thì người dân hiện bây giờ không đặt kỳ vọng gì cả vì Việt Nam hồi xưa tới giờ đã ký nhiều công ước quốc tế về quyền con người nhưng mà không có thực hiện hoàn toàn đầy đủ. Chỉ có một mặt nào đó theo lý thuyết, lý luận thôi, trình bày với quốc tế bề ngoài thôi, chớ còn bên trong nội dung thì không có gì cả, cho nên dân chúng rất là bất mãn và không có niềm tin.
TT Thích Thiện Minh
Tước đoạt quyền con người
Tiếp tục câu chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, một thành viên Khối 8406, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang từng bị kêu án 3 năm tù cộng 2 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nay đã đặt chân tới vùng đất tự do, nói về công cuộc vận động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam:Ông Nguyễn Ngọc Quang: "So với thời gian trước đây thì thời gian sau này có nhiều thuận lợi hơn là nhờ vào sự dấn thân của những con chim đầu đàn trong phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở quốc nội, đó là những vị khả kính như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và rất nhiều vị khác nữa. Nhờ sự dấn thân của những con chim đầu đàn đó mà tư tưởng dân chủ - nhân quyền đã đi sâu vào nhiều tầng lớp, và nhờ sự phổ biến rộng rãi của những tạp chí lén như Tự Do Ngôn Luận của Khối 8406 đưa đến các nơi vùng sâu vùng xa, và vì vậy cho nên người dân càng ngày càng ý thức được là họ đã bị mất cái gì và họ đang bị nhà cầm quyền Hà Nội đã tước đoạt của họ những quyền căn bản nào, những quyền căn bản gì qua đường lối cai trị độc tài bằng bạo lực của chính quyền Hà Nội, nhờ đó mà họ đã dần dần ý thức được, mà khi họ ý thức được thì họ vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu và họ đứng lên để giành lại các quyền làm người căn bản mà chính chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của họ bằng bạo lực.”
Tuy nhiên, theo lời anh Quang thì trước mắt vẫn còn nhiều trở ngại, còn nhiều rào càn:
Ông Nguyễn Ngọc Quang: “So với các nước Bắc Phi và Trung Đông thì Việt Nam là một nước độc tài cộng sản, do đó không thể có một đảng đối lập hoặc một tổ chức đối lập nào so với đảng cộng sản ở tại Việt Nam cả. Và đặc biệt để duy trì sự tham quyền cố vị, đảng CSVN đã làm được cái việc mà tôi cho rằng hết sức khó khăn, đó là đảng cộng sản đã đầu độc anh em an ninh, đầu độc giới công an và bộ đội, cho họ thấy rằng nếu như mà đảng cộng sản sụp đổ thì chính những người đó sẽ chết trước, vì vậy cho nên những người đó đã điên cuồng đàn áp chính ngay đồng bào mình một cách điên cuồng.
Chính tư tưởng đó đã do đảng cộng sản đã bơm vào đầu họ để sử dụng họ như một công cụ để bảo vệ chế độ bằng cách đàn áp các lực lượng biểu tình. Đó là công an và bộ đội, và mình phải làm sao để họ nhìn ra được việc làm của họ để họ quay trở về với dân tộc. Điều đó là trở lực lớn nhất hiện nay. Còn nói đến lòng người thì tôi nghĩ rằng đã có sự kết hợp. Riêng đối với sự đàn áp của công an và bộ đội thì đó là trở lực lớn nhất cần phải vượt qua, tuy nhiên không thể nói cái kế hoạch như thế nào để vượt qua mà phải thực hiện nó như thế nào.”
Cô Lư Thị Thu Trang, một dân oan ở Gò Vấp có tài sản bị chính quyền địa phương tịch thu, thường bị công an bám sát, sách nhiễu, hạch hỏi, mong được cất cao tiếng nói của mình trước công luận nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam.
Cô Lư Thị Thu Trang: “Đó là niềm mơ ước mà tất cả người dân Việt Nam đều mong đợi điều này để mà đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại cái quyền đó cho người dân Việt Nam sống trong nước. Tôi là một người đại diện cho những người dân oan thấp cổ bé miệng đã đòi những quyền đó suốt bao năm nay mà càng đòi thì càng bị mất. Còn mức độ nhân quyền của Việt Nam ngày hôm nay có hay không thì tôi xin thưa với quý vị rằng là không hề có một điều gì trong cuộc sống hiện tại của chúng tôi cả. Có thì nó được thể hiện bằng dùi cui và roi điện, bằng sự áp bức và tù đày, đến độ một con người không còn là con người nữa. Và nhân dịp này tôi xin gửi lời kêu cứu đến tất những ai quan tâm đến đời sống của người dân Việt Nam, quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, hãy giúp chúng tôi, cứu chúng tôi thoát khỏi bạo quyền cộng sản này để mà có được quyền sống của một con người tối thiểu, thưa quý vị.”
Đỗ Hiếu tường trình từ Thái Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét