Hiện nay nguồn nhân lực cho lĩnh vực mầm non đang thiếu trầm trọng, nhất là giáo viên. Tìm trên google bằng cụm “giáo viên mầm non tìm việc”, kết quả cho ra phần lớn là tuyển dụng giáo viên mầm non, ngoại trừ một vài tin đăng tìm việc từ những năm 2008, 2009. Vào các trang web chuyên đăng tuyển dụng và tìm việc cũng thấy nhan nhãn thông tin tuyển dụng giáo viên mầm non mà không thấy nhân sự đăng tìm việc.
Sự thiếu hụt giáo viên mầm non, đối với khối công lập thì tuỳ theo số lượng giáo sinh do Sở GD– ĐT phân về sau các kỳ thi tuyển công chức. Nếu thiếu thì nhà trường không mởthêm lớp – một hiệu trưởng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại quận 8 cho biết.
Với khối ngoài công lập thì tình hình khó khăn hơn. Để tuyển được giáo viên thì các chính sáchưu đãi của trường phải cao hơn khối công lập. Nhưng cái khó của khối này trong thời điểm hiện tại là không thể phát triển thêm số lớp vì nguồn tuyển khan hiếm.
Cá biệt có trường tư thục mở ra, đạt sĩ số 40 – 50 học sinh nhưng một thời gian sau phải đóng cửa vì không tuyển thêm được giáo viên mà duy trì số lượng cũ thì không đủ chi phí.
Ở khu vực phía Nam, hiện tại chỉ có 3 cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, gồm Đại học Sài Gòn, Cao đẳng sư phạm Trung ương 3, Đại học sư phạm TP. HCM. Năm học 2011 – 2012, tổng chỉ tiêu của cả 3 trường trên mới khoảng 1.000 giáo viên. Trong khi nhu cầu riêng của TP. HCM đến năm 2013 đã đến 4.000 giáo viên! Đấy là chưa kể các tỉnh lân cận cần hơn 10.000 nữa.
Con số khoảng 1.000 giáo viên mầm non nói trên mới là chỉ tiêu chứ chưa phải con số thực. Bởi sức hút của ngành này hiện nay không cao. Khách quan mà nói, mặt bằng chung của lương giáo viên mầm non quá thấp. Chính điều này dẫn đến sự khan hiếm.
Nhưng thực tế cuộc sống thì không thể thiếu và ngày càng cần hơn đối với đội ngũ này. Nghĩa là cầu rất lớn nhưng nguồn cung thiếu.
Kịch bản trong năm 2011 – 2012, có thể là mặt bằng lương ở khối mầm non tư thục sẽ được cải thiện. Và khi đó sẽ có sự dịch chuyển nguồn lực giữa hai khối: công lập và ngoài công lập. Nhưng dù dịch chuyển thế nào đi nữa thì con số đầu vào mới khoảng 1.000 giáo viên cũng không thể đáp ứng nổi nhu cầu hơn 14.000 giáo viên.
Khối mầm non công lập không tăng lớp thì cộng đồng bị giảm đi quyền lợi công ích, khối ngoài công lập không phát triển được sĩ số thì thêm một khó khăn nữa về sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Trong tương lai, “thị trường lao động” ở lĩnh vực này chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh hợp lý. Nhưng thời gian tự điều chỉnh sẽ không diễn ra nhanh như mong muốn. Chuyện gì sẽxảy ra nếu không có sự điều chỉnh ngay từ bây giờ?
Sự thiếu hụt giáo viên mầm non, đối với khối công lập thì tuỳ theo số lượng giáo sinh do Sở GD– ĐT phân về sau các kỳ thi tuyển công chức. Nếu thiếu thì nhà trường không mởthêm lớp – một hiệu trưởng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại quận 8 cho biết.
Với khối ngoài công lập thì tình hình khó khăn hơn. Để tuyển được giáo viên thì các chính sáchưu đãi của trường phải cao hơn khối công lập. Nhưng cái khó của khối này trong thời điểm hiện tại là không thể phát triển thêm số lớp vì nguồn tuyển khan hiếm.
Cá biệt có trường tư thục mở ra, đạt sĩ số 40 – 50 học sinh nhưng một thời gian sau phải đóng cửa vì không tuyển thêm được giáo viên mà duy trì số lượng cũ thì không đủ chi phí.
Ở khu vực phía Nam, hiện tại chỉ có 3 cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, gồm Đại học Sài Gòn, Cao đẳng sư phạm Trung ương 3, Đại học sư phạm TP. HCM. Năm học 2011 – 2012, tổng chỉ tiêu của cả 3 trường trên mới khoảng 1.000 giáo viên. Trong khi nhu cầu riêng của TP. HCM đến năm 2013 đã đến 4.000 giáo viên! Đấy là chưa kể các tỉnh lân cận cần hơn 10.000 nữa.
Con số khoảng 1.000 giáo viên mầm non nói trên mới là chỉ tiêu chứ chưa phải con số thực. Bởi sức hút của ngành này hiện nay không cao. Khách quan mà nói, mặt bằng chung của lương giáo viên mầm non quá thấp. Chính điều này dẫn đến sự khan hiếm.
Nhưng thực tế cuộc sống thì không thể thiếu và ngày càng cần hơn đối với đội ngũ này. Nghĩa là cầu rất lớn nhưng nguồn cung thiếu.
Kịch bản trong năm 2011 – 2012, có thể là mặt bằng lương ở khối mầm non tư thục sẽ được cải thiện. Và khi đó sẽ có sự dịch chuyển nguồn lực giữa hai khối: công lập và ngoài công lập. Nhưng dù dịch chuyển thế nào đi nữa thì con số đầu vào mới khoảng 1.000 giáo viên cũng không thể đáp ứng nổi nhu cầu hơn 14.000 giáo viên.
Khối mầm non công lập không tăng lớp thì cộng đồng bị giảm đi quyền lợi công ích, khối ngoài công lập không phát triển được sĩ số thì thêm một khó khăn nữa về sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Trong tương lai, “thị trường lao động” ở lĩnh vực này chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh hợp lý. Nhưng thời gian tự điều chỉnh sẽ không diễn ra nhanh như mong muốn. Chuyện gì sẽxảy ra nếu không có sự điều chỉnh ngay từ bây giờ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét