Nước Nga ở thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở trong tình trạng vô củng nhiễu nhương. Vào năm 1898, khi Lenin đang ở Siberia, thì đảng Lao Động Dân chủ Xã Hội Nga (the Russian Social Democratic Labor Party, viết tắt là SD) được thành lập. Đây là tiền thân của đảng Cộng Sản Nga. Đảng này hoạt động ngầm ở nước Nga, nhưng hoạt động công khai ngoài nước Nga. Sau đó SD bị phân rẽ thành 2 cánh kình chống nhau. Họ phân rẽ và trở thành thù địch chỉ vì khác biệt trong phương thức hành động, chứ không khác nhau về tư tưởng. Lenin sang Thuỵ Sĩ lãnh đạo cánh tả (left wing) của đảng này. Sự phân rẽ này được chính thức hoá (Bolsheviks và Mensheviks) trong đại hội đảng SD ở Luân Đôn năm 1903. Lenin lãnh đạo nhóm Bolsheviks. Trước đó, vào năm 1901, nước Nga có thêm một đảng chính trị khác là đảng Cách Mạng Xã Hội (Social Revolutionary Party, viết tắt là SR). Đảng SD (cả Bolsheviks và Mensheviks) và đảng SR kình chống nhau dữ dội và dùng đủ mọi thủ đoạn để tiêu giệt nhau.
Trong cuộc cách mạng tháng 10 (1) ở Nga, dù nhóm Bolshevisk chỉ là thiểu số trong những lực lượng cách mạng, nhưng chính họ đã làm nên cuộc cách mạng này. Lúc đó họ chỉ có 5 người trong Duma (một cơ chế tương tự như quốc hội của Nga vào lúc đó); trong Nghi Hội Công Nhân và Binh Sĩ toàn nước Nga (All-Russian Congress of Workers and Soldiers Deputies) họ cũng chỉ có một thiểu số rất nhỏ; ngoài ra họ cũng bị các thành phân quân đội, công đoàn kịch liệt chống đối. Với một tương quan lực lượng như vậy Lenin đã làm cách nào để nắm được quyền lực?
Ba vũ khí của Lenin là:
• Thứ nhất: Ông ta đã biến đảng Cộng Sản, tuy chỉ là một lực lượng nhỏ so với các lực lượng khác, thành một công cụ cực kỳ hữu hiệu và sắc bén, với những con người tiên phong của giai cấp vô sản.
• Thứ hai: Lenin là bậc thầy trong hoạt động chính trị. Đặc biệt là ông ta không ngần ngại xử dụng bạo lực để đạt mục đích.
• Thư ba: Những hứa hẹn hoà bình, cơm no áo ấm của ông chính là những ước mơ của người dân Nga, một dân tộc vốn đã phải chịu đựng triền miên trong đói lạnh và chiến tranh (khẩu hiệu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” ra đời vào lúc này).
Ngoài ra, “kỹ thuật cách mạng của thời đại”, một quan niệm rất mới mẻ của Trotsky (tên thật là Lev Davidovich Bronstei, phụ tá của Lenin) cũng đã đóng góp rất lớn trong sự thành công của cách mạng tháng 10 Nga. Quan niêm này tránh đụng đầu với sức mạnh quân đội, mà chỉ tập trung vào việc đánh chiếm những “trọng điểm của quyền lực” [của thời đại đó] như các trụ sở viễn thông và các phương tiện thông tin liên lạc. (2)
Bên cạnh sự kiệt xuất trong lãnh đạo cách mạng như vừa kể trên, sự tàn bạo và khát máu là một điểm nổi bật khác của con người Lenin. Điều này không chỉ thể hiện và được lập đi lập lại trong các bài viết, hay bài nói chuyện của ông ta, mà quan trọng hơn, qua những chiến dịch tàn sát tập thể, trấn áp tàn bạo trong suốt 5 năm ông cầm quyền. Ba công cụ giết người tập thể do Lenin sáng tạo là:
• Thứ Nhất: Các trại tù lao động khổ sai ở những vùng khí hậu khắc nghiệt (Siberia), ăn uống thiếu thốn, bệnh tật không thuốc men, sức lao động của tù nhân bị vắt cạn . Các trại tù này được thành lập từ năm 1919, giam giữ bất cứ ai chế độ thấy cần phải giam giữ mà không cần phải có bằng cớ về tội phạm.
• Thứ hai: Giết người tập thể bằng nạn đói do chế độ cộng sản cố tình tạo ra như là một vũ khí để đạt được những mục tiêu khủng bố chính trị của ông ta. Đây là cách người Việt Nam gọi là “cai trị bằng cách nắm bao tử”.
• Thứ ba: Hành quyết. Trong thời đại Lenin, cách giết người bằng cách hành quyết đóng vai trò quan trọng hơn là bắt giam để đối tượng chết dần chết mòn trong các trại tù lao động khổ sai. Công an, mật vụ (tiếng Nga gọi là Cheka) là lực lượng chính thực hiện việc giết người kiều này và đã tạo ra thời kỳ “kinh hoàng đỏ” (Red Terror) dưới triều đại của Lenin. Người ta không biết đích xác con số nạn nhân là bao nhiêu, tuy nhiên con số ước lượng là từ 100 ngàn đến nửa triệu người đã bị hành quyết trong 4 năm Lenin cầm quyền.
Với những cách giết người vừa kể, những nạn nhân của Lenin thuộc thành phần nào? Trong chính trị, định nghĩa “kẻ thù” luôn luôn là điều quan trọng. Phúc Âm có câu “Ai không đứng chung với ta là chống lại ta”. Lenin đi xa hơn và dứt khoát hơn: “Ai chống lại ta thì phải chết”, và ông ta đã thực hiện điều này trên toàn xã hội (3). Lenin hô hào đấu tranh cho nông dân, cho giai cấp vô sản, tiêu diệt tầng lớp tư sản, nhưng nông dân lại chính là thành phần nạn nhân bị giết dưới tay ông nhiều nhất. Kẻ thù của ông không chỉ là chế độ cũ, giới quý tộc, giới tư sản hay sĩ quan quân đội của chế độ cũ, mà là tất cả những ai chống lại chính sách của Bolsheviks. Ai có tư tưởng chống đối là lập tức bị liệt vào thành phần “tư sản” . Đối với Bolsheviks, bất cứ ai gây cản trở cho quyền lực tuyệt đối của họ, bất kể thành phần xã hội nào cũng đều là tư sản và phải bị tiêu diệt. (4), (5).
Một đặc điểm “độc đáo” khác của Lenin là vô cùng thù ghét giới trí thức. Ngày 6/9/1919, sau việc vài chục trí thức bị bắt, trong lá thư gửi Lenin, Gorky, một ký giả và sử gia của Nga, đã cho rằng giới trí thức là tinh hoa, là sức mạnh của dân tộc, do đó cần phải đối xử với giới trí thức cho đàng hoàng. Tiêu diệt trí thức là tiêu diệt bộ óc của đất nước. Lenin đã trả lời thư đó như sau: “Thật là sai lầm khi so sánh sức mạnh trí tuệ của dân tộc với sức mạnh trí tuệ của đám trí thức tư sản. Sức mạnh trí tuệ của công nhân và nông dân sẽ phát triển trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản và đám đệ tử trung thành của chúng. Lũ trí thức hạng hai và bè lũ tay sai của chủ nghĩa tư bản tưởng chúng nó là bộ óc của đất nước. Không, chúng nó không là bộ óc của đất nước, chúng nó chỉ là những cục phân”. (6)
Người ta vẫn thường tưởng lầm Mao Trạch Đông là người xem trí thức như cục phân. Qua lá thư vừa nêu thì chính Lenin mới là người đầu tiên có sự so sánh như vậy.
Sau khi hệ thống các nước cộng sản ta rã, càng ngày thế giới càng khám phá ra thêm những sự thực kinh hoàng về các triều đại Cộng Sản ở các nước. Đặc biệt là về Lenin, người... “sáng lập” ra cái thế giới kinh hoàng đó. Thực vậy, trước đây khi nói về những kẻ giết người khủng khiếp nhất trong thế kỷ thứ 20, người ta thường nghĩ ngay đến Hitler với những trại tập trung, những lò hơi ngạt nổi tiếng. Nhưng thực ra Hitler không phải là người “phát minh” ra những kiểu giết người hàng loạt mang tính cách diệt chủng và những cách để reo rắc sự khủng bố trên toàn xã hội. Người phát minh ra những cách giết người và khủng bố đó chính là Lenin. Hittler chỉ bắt chước những gì mà những người cộng sản Bolsheviks đã làm trước đó. Trước khi Hitler lên cầm quyền thì Bolsheviks đã giết khoảng 20 triệu người Nga. Chỉ mấy năm sau khi cướp được chính quyền từ Nga Hoàng, nền kinh tế kiểu Mác Xít của Lenin ở Nga đã hoàn toàn bị sụp đổ. Đến năm 1920 thì đồng Ruble (đơn vị tiền tệ của Nga) bị mất giá 96%. Trong hoàn cảnh đó, sau khi tước đoạt mọi tài sản của dân chúng, như đã được đề cập ở trên, chính Lenin đã chủ tâm gây ra nạn đói năm 1920 – 1922 giết chết 5 tiệu người, để đạt được những mục tiêu khủng bố chính trị của ông ta. Sau này, các hệ thống khủng bố dân chúng, từ hệ thống mật vụ kìm kẹp đến hệ thống các trại tù tập trung, cùng những phương thức khác reo rắc kinh hoàng trên toàn xã hội, thường được trút lên đầu Stalin, nhưng thực ra Stalin chỉ tiếp tục những gì mà Lenin đã dày công thực hiện. (7)
Mấy năm gần đây, với sự tiến bộ của khoa học, người ta còn khám phá thêm một sự thực khác là, suốt thời gian nắm quyền, Lenin sống cùng với bệnh giang mai và ông ta chết vì bệnh đó. Nhưng nghiên cứu khoa học cũng cho biết, giang mai là loại bệnh gây ra sự suy hoại trong hệ thống thần kinh và não bộ. Từ đó có thể nói rằng, sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga, dân tộc Nga đã bị cai trị bởi một người lãnh đạo có bộ óc bệnh hoạn.
Chẳng may cho nhân loại là sau Lenin còn có thêm một số những người lãnh đạo ở một số quốc gia khác đã rước cái chủ nghĩa và phương thức cai trị bệnh hoạn đó của Lenin đem về áp dụng cho nước mình. Hậu quả là, chỉ trong vòng mấy chục năm, dưới các chế độ đó đã có khoảng 100 triệu người bị tàn sát:
Liên Bang Sô Viết: 20 triệu người chết
Trung Quốc: 65 triệu người chết
Việt Nam: 1 triệu người chết
Bắc Hàn: 2 triệu người chết
Kampuchia: 2 triệu người chết
Đông Âu: 1 triệu người chết
Châu Mỹ La Tinh: 150,000 người chết
Châu Phi: 1.7 triệu người chết
Afghanistan: 1.5 triệu người chết
Những đảng Công Sản quốc tế không nắm quyền: khoảng 10,000 người chết
Tổng cộng gần 100 triệu người chết. (8)
Nhiều người tưởng rằng sự tàn ác của Phát Xít và Cộng Sản đều giống nhau. Thực ra sự tàn ác của hai chủ nghĩa này khác nhau. Phát Xít giết người ngoại chủng khi xâm chiếm các nước khác. Còn cộng sản thì tàn sát người đồng chủng ngay tại đất nước của mình.
Lenin, cha đẻ cuộc cuộc cách mạng vô sản đã để lại cho nhân loại những di sản kinh hoàng như vừa nêu ở trên những di sản của ông đã bị thế giới lần lượt đưa vào bãi rác. Thế giới không chỉ ném tư tưởng của ông vào sọt rác, mà các tượng đài của ông cũng bị giật sập để đưa vào bãi rác. Trong ngày kỷ niệm lần 141 ngày sinh nhật của ông năm nay, người dân Tajikistan, một thời nằm trong qũy đạo cộng sản Liên Xô, đã bắt đầu hạ bệ bức tượng lớn nhất của ông Vladimir Lenin ở thành phố Dushan ra khỏi chỗ đã từng vinh danh ông trong mấy chục năm qua (9). Cuba là nước kiên trì đi theo con đường của Lenin thì trong đại hội lần thứ sáu của đảng Cộng Sản Cuba người ta cũng không còn thấy hình tượng của ông trong đại hội nữa (10). Có lẽ Cuba không còn muốn cùng VN luân phiên thức ngủ để canh chừng hoà bình thế giới nữa chăng? (như ông Nguyễn Minh Triết đã từng vênh váo tuyên bố).
Thế giới vứt bỏ di sản của Lenin ra bãi rác, nhưng giữ lại các bài học kinh hoàng của Lenin để truyền lại cho con cháu biết mà lánh xa. Đồng thời ngày càng xây dựng thêm nhiều những tượng đài và bia kỷ niệm các nạn nhân bị cộng sản sát hại.
Riêng VN, thì vẫn nâng Lênin như ngọn đuốc soi đường; vẫn “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời le lói chiếu qua tim” như một Tố Hữu say máu và mù lòa hơn nửa thế kỷ trước và một Tô Huy Rứa hiện nay, với những bài viết lạc lõng tung hô người cha đẻ ra sự kinh hoàng của nhân loại trong thế kỷ 20. Điển hình của sự lạc lõng này là, vào tháng 10 năm 2009, khi mà cả thế giới hân hoan kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh xụp đổ, thì họ Tô lại trịnh trọng viết bài ca ngợi cuộc cách mạng tháng 10, một biến cố dẫn đến việc tường Bá Linh được dựng lên.
Dĩ nhiên, ngọn đuốc Lenin dẫn Đảng CSVN đi đâu thì đó là vấn đề của họ, nhưng buộc cả dân tộc Việt Nam phải bước và chỉ được bước sau lưng họ thì đó là một sự gian ác tới mức man rợ .
Bài thơ sau đây về bức tượng Lenin ở Hà Nội (trong vườn hoa Canh Nông cũ, bên đường Điện Biên Phủ) được truyền tụng trong dân chúng cho thấy người dân Việt Nam nghĩ gì về Lenin
Ông Lê Nin ở Nước Nga
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này,
Ông chống nạnh, ông khuỳnh tay:
“tự do dân chủ, chúng mày còn lâu”
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này,
Ông chống nạnh, ông khuỳnh tay:
“tự do dân chủ, chúng mày còn lâu”
Có một phiên bản lời thơ hơi khác một chút, nhưng cũng mỉa mai tương tự:
Lênin ông ở nước Nga .
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?
Ông ngửng mặt, ông chỉ tay.
Chủ nghĩa xã hội nước này còn lâu
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?
Ông ngửng mặt, ông chỉ tay.
Chủ nghĩa xã hội nước này còn lâu
— -
(1) Tháng 10 ở đây là theo lịch cổ của Nga (Gregorian Calender), có ngày đi sau dương lịch 13 ngày.
(2) Những dữ kiện trong phần trên trích từ quyển Inside Russia Today, John Gunther, Harper & Brothers, New York, 1958.
(3) The identification of enemies has always played an important role in politics. Even the gospel says: “He who is not with me is against me.” What was new was Lenin’s insistence not only that those not with him were against him, but also that those who were against him were to die. Furthermore, he extended this principle outside the domain of politics into the wider sphere of society as a whole. (the crimes of communism by Stéphane Courtois)
(4)How was the enemy to be defined? Politics was reduced to a civil war in which two opposing forces, the proletariat and the bourgeoisie, were in conflict, and the former had to exterminate the latter by any means necessary. The enemy was no longer the ancien regime, the aristocrats, the bourgeoisie, and the military officers, but anyone opposed to Bolshevik policy. Those who expressed opposition were immediately designated “bourgeois” and treated accordingly. To the Bolshevik mind, an “enemy” was anyone, regardless of social category, who presented an obstacle to the Bolsheviks’ absolute power. (the crimes of communism by Stéphane Courtois).
(5)In The Red Terror in Russia, published in Berlin in 1924, the Russian historian and socialist Sergei Melgunov cited Martin Latsis, one of the first leaders of the Cheka (the Soviet political police), as giving the following order on 1 November 1918 to his henchmen: “We don’t make war against any people in particular. We are exterminating the bourgeoisie as a class. In your investigations don’t look for documents and pieces of evidence about what the defendant has done, whether in deed or in speaking or acting against Soviet authority. The first question you should ask him is what class he comes from, what are his roots, his education, his training, and his occupation.” (the crimes of communism by Stéphane Courtois).
(6) Unlike the terror of the French Revolution, which with the exception of the Vendee touched only a small section of the population, terror under Lenin was directed at all political parties and at all the layers of society: nobles, the bourgeoisie, soldiers, policemen, Constitutional Democrats, Mensheviks, Socialist Revolutionaries, and the entire mass of the population, including peasants and workers. Intellectuals were treated especially badly. On 6 September 1919, after the arrest of several dozen members of the intelligentsia, Gorky sent a furious letter to Lenin: “For me, the richness of a country, the power of a people is to be measured by the quantity and quality of its intellectual development. Revolution is a useful enterprise only if it favors such development. Scholars should be treated with care and respect. But in trying to save our own skins, we are decapitating the people, destroying our own brain.”
The brutality of Lenin’s response matched the lucidity of Gorky’s letter: “We would be wrong to equate the ‘intellectual strength of the people’ with the strength of the bourgeois intelligentsia. . . The intellectual strength of workers and peasants grows in the struggle to overturn the bourgeoisie and their acolytes, those second-rate intellectuals and lackeys of capitalism who think they are the brain of the nation. They are not the brain of the nation. They’re shit.” This response on the subject of intellectuals is one of the first indicators of the profound disdain that Lenin felt for his contemporaries, even the most eminent among them. And he quickly passed from disdain to murder.
(the crimes of communism by Stéphane Courtois).
(7) The Soviet Union (http://www.markhumphrys.com/soviet.html )
(8) http://theblackbook.wordpress.com/2006/11/
(9) Di sản của Lenin để lại tan thành bọt bèo ở vùng Trung Á(http://184.73.254.72/modules.php?name=News&file=article&sid=8417 )(DCVOnline.net)
(10)
- Hình ảnh đại hội đảng Cộng Sản Cuba mới đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét