Bài đăng : Thứ tư 18 Tháng Năm 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 18 Tháng Năm 2011
Một cuộc đình công của công nhân Việt Nam
Hiện nay, 80% số vụ đình công, bãi công tại Việt Nam đều bắt nguồn từ vấn đề lương của công nhân và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp da giày, may mặc. Trong khi đó, mức lạm phát trong tháng 4 đã lên tới 17,51% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho dù với mức lương 1,6 hay 1,7 triệu đồng, trong bối cảnh giá các mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng vọt, cuộc sống người lao động rất khó khăn. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng đình công.
Theo báo chí trong nước hôm nay (18/5), chỉ trong ba tháng đầu năm nay, đã xảy ra 220 vụ đình công, so với 216 vụ cả năm 2009 và 424 vụ cả năm 2010. Tờ Vietnam News trích dẫn lời ông Mai Đức Chính, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, nhìn nhận là mức lương hiện nay của công nhân không theo kịp đà leo thang của vật giá và đây là nguyên nhân chính khiến con số các vụ đình công tăng vọt.
Theo các số liệu do chính phủ công bố vào năm ngoái, mức lương bình quân hàng tháng ở Việt Nam là 1.365.000 đồng, tức là tương đương 65 đôla. Trong khi đó, mức lạm phát trong tháng 4 đã lên tới 17,51% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho dù với mức lương 1,6 hay 1,7 triệu đồng, trong bối cảnh giá các mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng vọt, cuộc sống người lao động rất khó khăn. Theo VnEconomy, hiện nay 80% số vụ đình công, bãi công đều bắt nguồn từ vấn đề lương của công nhân và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp da giày, may mặc.
Nhưng bên cạnh lạm phát và lương thấp, các cuộc đình công xảy ra còn là do điều kiện làm việc tồi tệ. Theo lời ông Lê Thanh Hà, phó viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn, cho biết là nhiều chủ xí nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của công nhân để bóc lột họ. Ông Mai Đức Chính, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cũng cho rằng, đình công sẽ chỉ giảm đi một khi quyền của người lao động được tôn trọng.
Theo hãng tin DPA của Đức, một cuộc thăm dò gần đây của Viện Công nhân-Công đoàn cho thấy là chỉ có khoảng 60% số hợp đồng làm việc với công ty có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp là tuân theo đúng luật Việt Nam.
Vào tháng trước, chính thứ trưởng Lao động Phạm Minh Huân cũng đã nhìn nhận rằng các quy định hiện hành không bảo đảm được quyền của người lao động; cho nên không thể ngăn chận được các vụ đình công. Ông Huân đã kêu gọi chính phủ đơn giản hóa các quy định, tôn trọng quyền của người lao động và đưa các quyền này vào một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ.
Theo các số liệu do chính phủ công bố vào năm ngoái, mức lương bình quân hàng tháng ở Việt Nam là 1.365.000 đồng, tức là tương đương 65 đôla. Trong khi đó, mức lạm phát trong tháng 4 đã lên tới 17,51% so với cùng kỳ năm ngoái. Cho dù với mức lương 1,6 hay 1,7 triệu đồng, trong bối cảnh giá các mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng vọt, cuộc sống người lao động rất khó khăn. Theo VnEconomy, hiện nay 80% số vụ đình công, bãi công đều bắt nguồn từ vấn đề lương của công nhân và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp da giày, may mặc.
Nhưng bên cạnh lạm phát và lương thấp, các cuộc đình công xảy ra còn là do điều kiện làm việc tồi tệ. Theo lời ông Lê Thanh Hà, phó viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn, cho biết là nhiều chủ xí nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của công nhân để bóc lột họ. Ông Mai Đức Chính, phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cũng cho rằng, đình công sẽ chỉ giảm đi một khi quyền của người lao động được tôn trọng.
Theo hãng tin DPA của Đức, một cuộc thăm dò gần đây của Viện Công nhân-Công đoàn cho thấy là chỉ có khoảng 60% số hợp đồng làm việc với công ty có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp là tuân theo đúng luật Việt Nam.
Vào tháng trước, chính thứ trưởng Lao động Phạm Minh Huân cũng đã nhìn nhận rằng các quy định hiện hành không bảo đảm được quyền của người lao động; cho nên không thể ngăn chận được các vụ đình công. Ông Huân đã kêu gọi chính phủ đơn giản hóa các quy định, tôn trọng quyền của người lao động và đưa các quyền này vào một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét