Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan sát hải quân Trung Quốc
Ngọc Thu lược dịch
2010-05-28
Những người đứng đầu cơ quan quốc phòng Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm thứ tư đồng ý cam kết các nỗ lực chung để tăng cường giám sát hải quân Trung Quốc khi các các cuộc diễn tập quân sự gần đây đã khuấy động các mối quan ngại, theo báo Bloomberg.Cùng để mắt tới Trung Quốc
Trong một cuộc họp kéo dài 40 phút tại Lầu Năm Góc, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ông Toshimi Kitazawa, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản “nói về các hoạt động gần đây của hải quân Trung Quốc và đồng ý tiếp tục hợp tác và theo dõi các hành động của Trung Quốc trong khu vực”, ông Geoff Morrell, phát ngôn Lầu Năm Góc nói trong một tuyên bố.“Hành động này chứng tỏ rằng cả hai nước đang ngày càng bị khuấy động về sức mạnh hải quân Trung Quốc ngày càng phát triển, mặc dù Trung Quốc không che giấu bất kỳ ý định theo đuổi sự mở rộng quân sự nào”, ông Jia Qingguo, Phó Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói với Global Times.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ gây nguy hiểm cho an ninh ở eo biển Đài Loan, và một loạt các nước láng giềng đã tuyên bố bất hợp pháp trên vùng lãnh hải của Trung Quốc.
Ô. Jia Qingguo
Hoa Kỳ luôn để mắt tới việc gia tăng sức mạnh hải quân Trung Quốc với mối nghi ngại. Ông Robert F. Willard, Đô đốc và là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ bày tỏ mối lo ngại về sự gia tăng của hải quân Trung Quốc trong một bài báo phát hành trên tờ tuần báo Washington Observer, số mới nhất.
Ông Willard cho biết khả năng của Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực Thái Bình Dương, có khả năng tác động đến vấn đề chiến lược trong vùng biển quốc tế quan trọng, gồm eo biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Malacca.
Ông từng nói trong một cuộc họp tại Hạ viện Hoa Kỳ trước đây, rằng việc gia tăng quân sự đáng kể của Trung Quốc là mối đe dọa đến hoạt động của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dẫn giải việc hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng hàng hải của Trung Quốc.
Ông lưu ý rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang phát triển một tên lửa đạn đạo mới, phóng từ tàu ngầm có khả năng vươn tới bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, và một số nhà phân tích nói rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng một tàu sân bay vào năm 2012.
Mặc dù khả năng hàng hải của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu xa so với Hoa Kỳ, bất ổn gia tăng về sự xói mòn tiềm tàng của Trung Quốc đối với lợi ích của mình có thể gây ra tranh chấp.
Ông He Maochun
Ông Jia nói: “Việc gia tăng của hải quân không nhất thiết chuyển thành mối đe dọa quân sự. Hải quân Trung Quốc phục vụ để bảo vệ chủ quyền hàng hải và an toàn thương mại hàng hải. Sự hiện diện của quân đội Mỹ gây nguy hiểm cho an ninh ở eo biển Đài Loan, và một loạt các nước láng giềng đã tuyên bố bất hợp pháp trên vùng lãnh hải của Trung Quốc”.
Ông He Maochun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Ngoại giao tại Đại học Thanh Hoa, nói: “Lực lượng hải quân Trung Quốc có thể ảnh hưởng sâu sắc qua việc góp phần thiết lập một chế độ hàng hải công bằng hơn bằng cách cân bằng các cường quốc lớn trong khu vực Tây Thái Bình Dương”.
Nhưng ông He cũng nhấn mạnh những thách thức mà lực lượng hải quân Trung Quốc đối mặt.
Ông nói: “Mặc dù khả năng hàng hải của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu xa so với Hoa Kỳ, bất ổn gia tăng về sự xói mòn tiềm tàng của Trung Quốc đối với lợi ích của mình có thể gây ra tranh chấp. Trung Quốc nên hành động để củng cố trao đổi thông tin, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét