Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Lúc nào bạn cũng ở với chúng tôi

Lúc nào bạn cũng ở với chúng tôi

2010-07-13
Trái banh quý hơn vàng của Iniesta đã đưa chiếc cúp vô địch về với Tây Ban Nha ở phút thứ 116 đá hiệp phụ.

RFA photo
Biên tập viên Nguyễn Khanh, Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do có mặt tại Nam Phi từ những ngày đầu World Cup 2010

Hầu như lúc đó cả thế giới đều reo hò mừng rỡ, chẳng mấy ai để mắt xem cảnh Iniesta cởi chiếc áo cầu thủ, bên trong là chiếc áo thun kẻ hàng chữ "Dani Jarque siempre con nosotros”, có nghĩa là “Dani Jarque lúc nào cũng ở với chúng ta”.
Dani Jarque là tên một cầu thủ của hội tuyển Tây Ban Nha, từ trần vì chứng tai biến mạch máu não hồi tháng 8 năm ngoái trước trận gặp Italy, đúng một tháng sau ngày được chọn làm thủ quân cho hội tuyển. Anh và người hùng Iniesta là bạn thân từ U17,U19, U20 và U21, ở tuổi ngang nhau (26), được chọn vào hội tuyển quốc gia cùng một thời, và kẻ ở lại dùng vinh quang của mình để vinh danh người bạn vắn số.
Cũng chẳng mấy ai thèm để ý hay thắc mắc tới chuyện ông trọng tài người Anh Howard Webb đưa tay vào túi, lấy chiếc thẻ vàng giơ cao trước mặt của anh cầu thủ vừa tạo chiến thắng cho Tây Ban Nha vì theo quy định của FIFA, cầu thủ không được quyền cởi áo trong sân nếu trọng tài không cho phép.

Trong một tháng trời ở Nam Phi, tôi thấy rất nhiều điều chưa bao giờ được thấy và học được rất nhiều điều chưa bao giờ được học.
Nguyễn Khanh



Và cũng chẳng mấy ai biết đến Dani Jarque.
Chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ có ngày đi Châu Phi. Mặc dù là người thuộc hạng “chỉ nhìn máy bay cất cánh đã thấy lòng xao xuyến’, nhưng đi làm có được ít ngày phép, để dành được ít tiền, tôi nghĩ ngay đến chuyện đi Châu Á hay Châu Âu, cùng lắm là nghĩ đến cảnh tay xách valise ra phi trường bay một chuyến thật dài để sang thăm lại Châu Úc.
Sáu năm trước đây khi thấy ông Nelson Mandela nở nụ cười hân hoan trong ngày Liên Đoàn Bóng Tròn Thế Giới FIFA loan báo chọn Nam Phi là địa điểm tổ chức World Cup 2010, tôi cũng không hề nghĩ sẽ đi sang Phi Châu. Mãi 2 năm gần đây tôi mới quyết định lên đường, nhưng lòng tự nhủ “có đi thì cũng vì World Cup, xem World Cup tổ chức ở Châu Phi như thế nào”, chứ iNigizima Afrikaa thì không có tôi. Sẽ chẳng bao giờ có tôi.
Tôi nhất định “không đi Châu Phi vì Châu Phi”.  

Thể thao không biên giới

Lên làm Tổng Thống hồi 1994, nhà tranh đấu Nelson Mandela tin sẽ chẳng bao giờ xóa được vết thương “chủng tộc” nếu không có một kế hoạch để nối liền nhịp cầu giữa người da màu bản xứ và tập thể người da trắng từng có thời cai trị quốc gia.

Ông bảo tiếp: “FIFA tin trái banh gắn chặt người dân thế giới, chúng tôi tin trái banh sẽ gắn chặt người da đen và người da trắng ở Nam Phi. Nếu FIFA tin World Cup xóa bỏ mọi tị hiềm, đưa người dân các châu lục đến gần với nhau, chúng tôi tin World Cup xóa bỏ những điều cần phải xóa bỏ ở Nam Phi và ở Châu Phi”.
Mười sáu năm sau, ước mơ của ông Mandela trở thành sự thật. Chưa bao giờ đất nước của ông được nói đến nhiều như thế: cả thế giới chăm chú nhìn về Nam Phi, tin tức về quả banh lăn không ngừng ở 10 sân vận động liên tục được gửi từ Nam Phi, đi kèm với tin tức liên quan đến đời sống của người dân bản xứ. Tin vui rất nhiều, nhưng tin không được vui cũng chẳng thiếu. Trong một tháng trời ở Nam Phi, tôi thấy rất nhiều điều chưa bao giờ được thấy và học được rất nhiều điều chưa bao giờ được học.
Tôi không thể quên nhưng lời chào hỏi chân tình “sawubona” hay “unjani” được nghe mỗi buổi sáng, không bao giờ quên của bà bếp Phòng Thông Tin FIFA lúc nào cũng lo tôi than đói bụng“Ngylambeele”, hay nỗi lo của ông bảo vệ khách sạn vì chỉ sợ tôi tìm cách lẻn ra đi bộ vào những khu dân cư.
Ông bảo vệ tên Thabo chẳng hề tỏ vẻ khó chịu, dù đã có lần phải bắt nhân viên lái xe chạy theo buộc tôi đi về, “không được đi dạo một mình” ở quốc gia nổi tiếng không có an ninh. Có lần thấy tôi cầm cái iphone tí toáy bấm trả lời email, ông bảo ngay “đừng mang ra đường” vì “đã có người chết chỉ vì chiếc iphone”.  
Chưa bao giờ tôi đặt chân đến một nước an ninh tệ như thế. Thử tưởng tượng hầu như nhà nào cũng cửa sắt, tường thì chăng dây kẽm gai, ngay ở khách sạn cũng có người canh gác ban ngày, có cảnh sát đi tuần ban đêm, du khách được dặn dò đi đâu thì đi nhưng nhớ về sớm, và cũng có nhiều nhà treo hẳn bảng “armed response” để cảnh báo bọn gian “chúng mày mà bước vào là ông bắn ngay”. Thủa còn bé khi đi ngang qua những căn nhà ở Sàigòn dựng bảng “coi chừng cho dữ” đã thấy khiếp, bây giờ nhìn những hàng chữ mang ý nghĩa súng ống, đạn dược này tự dưng thấy kinh hoàng.

“Những gì ông thấy chưa tệ lắm đâu”, ông tài xế Timothy nói với tôi trên chuyến xe đi ra phi trường. “Thời còn kỳ thị, tham nhũng kinh lắm, đến khi dành lại được quyền hành, chính phủ da đen duy trì ngay chủ nghĩa tham nhũng để làm giàu”. Ông kể thêm “chỉ cần 5,000 dollars” là có thể “mua” được rất nhiều thứ, từ bằng lái xe cho đến passport, nhưng cũng nói luôn “passport của Nam Phi chẳng đi được đâu cả”.
Ông tài xế của tôi còn mỉa mai “nói ông đừng giận, tệ trạng chính phủ ăn hối lộ giết dân chỉ xảy ra với người da đen và người da vàng thôi, chứ không xảy ra với dân da trắng đâu”. Bằng chứng đâu mà ông nói như thế? “Thời kỳ thị chính quyền da trắng bị thế giới lên án bóc lột người da đen, bây giờ người da đen bóc lột lẫn nhau, sáng cầm tờ báo thấy đăng toàn tin đọc mà phát ngượng”, ông tài vừa nói vừa lắc đầu ngao ngán.
Ông tài kể thêm cả nước Nam Phi bây giờ dùng đồng tiền to nhất là tờ giấy 100 rand (tương đương khoảng 15 dollars Mỹ), trong khi Ngân Hàng Trung Ương vẫn phát hành đồng 200 rand. Tại sao thế? “Đồng 200 bị làm giả nhiều lắm, thay vì tìm cách giải quyết thì chính phủ khuyên người dân không nên dùng đồng 200 nữa”. Dân không dùng, nhưng chính phủ vẫn in “vì lỡ ký giao kèo và nhận tiền hối lộ của công ty in tiền rồi, hủy bỏ không được”.

Nếu FIFA tin World Cup xóa bỏ mọi tị hiềm, đưa người dân các châu lục đến gần với nhau, chúng tôi tin World Cup xóa bỏ những điều cần phải xóa bỏ ở Nam Phi và ở Châu Phi.
Nhà tranh đấu Nelson Mandela



Nhưng không phải vì thế mà tôi không yêu Nam Phi.
Trong thời gian 5 tuần lễ vừa qua, tôi đã may mắn được ăn, thở, đi đứng cùng với người dân xứ này. Tôi sẽ nhớ mãi tiếng tù và vuvuzela ở sân và ở ngoài thành phố đã trở thành một phần đời sống của mọi người trong suốt thời gian cuộc tranh tài diễn ra. Lúc đầu, không chỉ mình tôi, ai ai cũng thấy khó chịu vì tiếng tù và nghe như tiếng ong kêu, nhưng dần dần quen thuộc tới độ gần như không thể thiếu.
Bốn năm sau này, khi World Cup diễn ra tại Brazil và giữa điệu samba cuồng nhiệt, chắc chắn mọi người sẽ bảo nhau các trận banh World Cup lúc nào cũng hay, nhưng “thấy thiếu một cái gì đó”. Thiếu là thiếu tiếng vuvuzela, thiếu những lời reo hò “ayoba” kêu gọi mọi người cùng chung vui, thiếu những khuôn mặt hân hoan của người dân khi đón du khách bằng câu “Ke Nako”, báo hiệu thời điểm vàng son của họ đã tới, cho dù chỉ 100 ngày trước đó FIFA từng nghĩ đến chuyện sẽ đưa World Cup về lại Đức nếu quốc gia được chọn chưa sẵn sàng để tổ chức giải thể thao quan trọng nhất thế giới.

Và tôi cũng sẽ thấy thiếu hình ảnh của những khu ổ chuột nằm ở Soweto ngay bên ngoài thành phố, thiếu hình ảnh những người dân nghèo địa phương địu con sau lưng đi ngoài đường, hay cảnh những người phụ nữ đội hàng kiện hàng trên đầu đi bán chung quanh các xóm nghèo, vừa đi vừa nhún nhảy mà kiện hàng to đùng trên đầu không rơi xuống đất.
Tự dưng tôi nhớ lại hình ảnh của Iniesta ngay sau khi anh đưa chân đá quả banh mang chiếc cúp vô địch thế giới về với Tây Ban Nha, nhớ đến cảnh anh cởi chiếc áo cầu thủ, bên trong là chiếc áo thun kẻ hàng chữ "Dani Jarque siempre con nosotros”, có nghĩa là “Dani Jarque lúc nào cũng ở với chúng ta”. Tôi cũng nhớ lại ước mơ của vị cha già dân tộc Nelson Mandela, hy vọng World Cup mới kết thúc và trái banh Jo’Bulani mang ý nghĩa của vui mừng sẽ “xóa bỏ những gì Nam Phi cần xóa bỏ” như ông từng bảo.
Trái banh đã ngưng lăn, thế giới đã chia tay với Nam Phi, nhưng ước mơ của nhà tranh đấu Nelson Mandela vẫn còn mãi. Và những gì tôi ghi nhận được ở đây trong hơn 1 tháng trời qua cho thấy vẫn phải mất một thời gian rất lâu nữa may ra ước mơ của ông mới trở thành sự thật, cũng như phải cần rất nhiều quyết tâm vả may mắn, rất nhiều inhlanhla.
Đã đến lúc phải nói lời cám ơn và chia tay với Nam Phi. Ngyyabonga và  Hambakahle các bạn. Ngykufisela inhlanhla, chúc các bạn muôn vàn may mắn, chúc ước mơ của ông Nelson Mandela sớm thành hình.
Can đảm lên, các bạn ơi. Siempre con nosotros, lúc nào các bạn cũng ở với chúng tôi. Chúng tôi chẳng bao giờ quên các bạn đâu.

photo1-200.jpg
Anh Nguyễn Khanh tại một TTTM ở Nam Phi. RFA photo
Lúc đó chắc chắn tôi sẽ thấy thiếu rất nhiều điều “chỉ xảy ra ở Nam Phi”: thiếu hình ảnh các cậu bé con da trắng da đen cùng nhau chạy theo quả banh ở fanfest, thiếu cảnh người dân da đen và da trắng ngồi cạnh nhau trên khán đài phùng má thổi vuvuzela, hay cảnh cả trăm người quây quần trước màn ảnh truyền hình ở khách sạn, hò hét ủng hộ hội tuyển “bafana bafana” của họ.
photo-20-200.jpg
Anh Khanh chụp với người dân Nam Phi. RFA photo
Trong tháng World Cup Nam Phi đón hơn nửa triệu du khách, nhưng du khách từ khắp nơi về đây đều ngạc nhiên vì hầu như ít ai thấy được thấy bóng dáng của chiếc taxi, muốn đi đâu cứ gọi khách sạn sẽ có xe đưa đón đàng hoàng, đương nhiên giá không rẻ. Hỏi thăm mới biết “taxi là mục tiêu của bọn gian” nên đón khách xong tài xế tháo bảng hiệu taxi gắn trên mui giấu ngay vào trong xe. Một anh bạn nhà báo bảo cũng từ Mỹ sang nói ngay cảnh này khác hẳn cảnh bên Mỹ: “xe cảnh sát chìm gắn đèn trên mui đuổi theo bọn gian, bên này ông taxi giấu bảng hiệu để tránh bọn gian”.
photo-200.jpg
Anh Nguyễn Khanh và cổ động viên tuyển Uruguay tại Nam Phi. RFA photo
Một trong những ý kiến ông nghĩ đến là xin tổ chức World Cup, và ngay trong bài phát biểu đọc tại Laussane, Thụy Sĩ, trước các thành viên Hội Đồng tuyển chọn FIFA, ông cũng nói rõ điều đó. Ông nhìn nhận “trong đời tôi chưa bao giờ ngồi xem một trận banh quốc tế, nhưng chúng tôi tin ở quý ông bà và xin quý ông bà tin ở chúng tôi”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét