Nóng: THƯ KHẨN CỦA 144 NHÂN SĨ TRÍ THỨC kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
Ngày 30 tháng
10 năm 2012
Kính gửi: Chủ tịch
Nước Trương Tấn Sang
Tiếp theo thư của các cháu sinh viên
trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi
Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu
thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người
ký tên dưới đây, trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị
sau đây.
Vừa qua, theo
dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn
Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, bị công an bắt. Công
an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó
họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi tràn vào phòng trọ
bắt cô hôm 14/10, công an chỉ nói lý do là “để điều tra về các truyền
đơn chống Trung Quốc” mà không hề có bất kỳ một lệnh bắt hay một văn bản
nào. Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, gia đình Phương Uyên mới chính
thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều
tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo điều 88”.
Hầu hết bạn bè
đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp
10CDTP1 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là “một người bạn
tốt, hiền ngoan và học giỏi, rất năng động trong những hoạt động của trường lớp,
hòa đồng với bạn bè...”. Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an
thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội “tuyên truyền chống Nhà
nước”. Bà nói: “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó
nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ
ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường
Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an
là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó
không sai trái gì hết.”
Những bạn cùng
lớp của Nguyễn Phương Uyên tại trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh đã viết một đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chủ tịch Nước để xin can
thiệp giúp cho Nguyễn Phương Uyên sớm trở về với gia đình, với trường lớp và
thầy cô. Bức thư viết: “Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng
tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn
thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột,
luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy
nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận
trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì
mà bác đã gửi đến chúng cháu nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết
hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của
mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý
chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí
phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát
triển và trường tồn mãi mãi.”
Trong chúng
tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của
tuổi trẻ. Có những người từng là tù Côn Đảo
trước 1975, vốn từng trải qua
tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố
khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt
không cho gia đình biết theo kiểu cách như công an ta vừa bắt cô sinh viên 20
tuổi Phương Uyên cũng trạc tuổi chúng tôi dạo ấy, nhằm lung lạc tinh thần tuổi
trẻ và gây hoang mang cho gia đình. Tâm trạng của chúng tôi khi ấy là chỉ thầm
mong sao cha mẹ mình biết tin, chứ bản thân mình vốn đã xác định “dấn thân vô
là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn
một nửa”, vì vậy “Dù ai
ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết,
cũng không nói ghét thành yêu” như những dòng
thơ mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết
sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ “hiền ngoan” để trở thành phường
“giá áo túi cơm”, khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất
công.
Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố,
đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp,
biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng
nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến
trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh
thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng
của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm
lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như
Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc
nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu
Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn” đã hèn nhát
cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân
dân nguyền rủa.
Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm
lược, không chịu “hiền lành, ngoan ngoãn” như bản tính vốn có của cháu,
mà dám dấn thân vào chuyện “mạo hiểm”, thì những người làm cha chú như chúng ta,
trong đó có Chủ tịch Nước, cần phải ứng xử như thế nào với cháu, người cùng
trang lứa với Võ Thị Sáu, Quách Thị Trang trước đây? Phải chăng cháu Phương Uyên
đã thực hiện mơ ước mà nhiều người trong số chúng tôi, khi đứng trên bục giảng,
đã từng giải thích cho sinh viên “Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy
lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành /
Ánh sáng?”.
Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị
quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất
đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp,
yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với
những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây
thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn
tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù
người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt
của đất nước trước thế giới không?
Chẳng phải Chủ tịch Nước, trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi cũng đã
nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng “chủ
quyền đất nước là thiêng liêng, chúng tôi không bao giờ lơi lỏng vấn đề
này”, đó sao? Khi cháu Phương Uyên cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa
với cháu thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những
lời nói suông, thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện
cho họ hành động, nếu cần thì đối thoại với họ chứ sao lại dung dưỡng cho sự
trấn áp thô bạo nhằm khủng bố và triệt tiêu những tư tưởng và hành vi yêu nước
của tuổi trẻ?
Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra để rồi đất
nước sẽ lại phải chứng kiến những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới với
những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã
hội?
Kính thưa Chủ tịch Nước,
Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào
Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân
dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu
tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta
cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các
cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra
ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải
cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện
đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì
bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và
đang bị kết án hình sự”. Cũng trên tinh thần đó, một số trong chúng
tôi đã ký vào Đề nghị ngày 27.7.2012 của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến Thường trực
Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt
Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị có chủ
trương tổ chức biểu tình để biểu thị tình cảm, ý chí của người dân thành phố
trước hành động gây hấn mưu toan độc chiếm Biển Đông của thế lực hiếu chiến
trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Thế nhưng, cho đến nay, ngoài việc một vị Phó Chủ
tịch UBNDTPHCM tiếp ba trong số 42 nhân sĩ, trí thức ký tên vào văn bản đề nghị
nói trên với những lời giải thích loanh quanh không cho thấy một hướng giải
quyết nào, thì hiện chưa có thêm bất cứ hồi âm cụ thể
nào.
Chúng tôi nhắc lại ý kiến này nhằm biểu tỏ ý chí của chúng tôi trước
họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc
hiểu rằng, bất cứ mưu ma chước quỷ quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng
không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ
Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với tuổi trẻ yêu nước với bản
lĩnh kiên cường không nao núng trước cường quyền và bạo lực của con cháu chúng
ta, mà cháu Phương Uyên là một ví dụ, nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn
đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước. Chính vì thế, chúng tôi nhắc lại một lần nữa những điều đã nêu
trong các Thư ngỏ ngày 6.8.2012 và Đề nghị ngày 27.7.2012: “chấm dứt các hành
động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước”, đặc
biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám
dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ.
Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước đòi cơ quan có trách nhiệm
phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy
tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định
của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công
luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ
thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20
tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân
xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào.
Thực hiện điều đó chính là một biểu
hiện cụ thể khiến cho bất cứ người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng
ta đang ngồi trên ghế nhà trường đều hiểu được rằng: đoàn kết, hòa hợp dân tộc,
đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh mới
của thế giới với những biến động khó lường trong khi họa ngoại xâm lại đang rình
rập đất nước ta từng phút, từng giờ.
Vì những lý do đã trình bày ở trên,
chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ
quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh
chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập như mong muốn của các bạn
cháu trong thư gửi Chủ tịch Nước để cháu “tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí
phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát
triển và trường tồn mãi mãi” mà Chủ tịch đã phát
biểu.
Chúng tôi cũng đề nghị Chủ tịch xem
xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất
đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi
ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy
tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành
động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp.
Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất
nước hiện nay thay vì thực hiện một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi,
người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc
bậc nhất của nước ta: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp
càng bộc lộ tính phi nhân
nghĩa và không thể nào an dân khi mà
lòng dân đang hết sức bất an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang
nhung nhúc đục khoét cơ thể đất nước, khi một “bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang
thoái hóa biến chất” chưa bị xử lý để lấy lại lòng
tin của dân. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót
đó để có những quyết sách
an dân khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ
trẻ, chứ không thể bằng biện pháp "phát xít hóa" đã từng là giải pháp bế tắc mà
lịch sử đã cho thấy đó là cách giải khát bằng thuốc
độc!
Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân
trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch
đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa
qua.
Sao kính gửi:
Văn phòng Thủ tướng Chính
phủ
Văn phòng Chủ tịch Quốc
hội
Văn phòng Trung ương
Đảng
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN
1.
|
Hoàng
Tụy
|
GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng
Viện IDS
|
Hà
Nội
|
2.
|
Ngô Bảo
Châu
|
GS TS, Đại học
Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của Việt Nam
(VIASM)
|
Hoa
Kỳ
|
3.
|
Ngô Huy
Cẩn
|
GS TSKH, Ủy viên Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
|
Hà
Nội
|
4.
|
Trần Lưu Vân
Hiền
|
PGS
TS
|
Hà
Nội
|
5.
|
Trần Việt
Phương
|
Nguyên thành viên
Viện IDS
|
Hà
Nội
|
6.
|
Trần Đức
Nguyên
|
Nguyên thành viên Viện
IDS, Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ
|
Hà
Nội
|
7.
|
Phaolô Nguyễn Thái
Hợp
|
Giám mục Giáo phận
Vinh
|
Nghệ
An
|
8.
|
Nguyễn Đình
Đầu
|
Nhà nghiên
cứu
|
TP
HCM
|
9.
|
Bùi Ngọc
Tấn
|
Nhà
văn
|
Hải
Phòng
|
10.
|
Hồ Ngọc
Nhuận
|
Ủy viên Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí
Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin
Sáng
|
TP
HCM
|
11.
|
Huỳnh Tấn
Mẫm
|
Bác sĩ, Đại biểu
Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước
1975
|
TP
HCM
|
12.
|
Lê Hiếu
Đằng
|
Nguyên Phó Tổng thư ký
UBTƯ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó
Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa IV,
V
|
TP
HCM
|
13.
|
Lê Công
Giàu
|
Nguyên Phó Bí thư
thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên
Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố
(Saigontourist)
|
TP
HCM
|
14.
|
Nguyễn Quang
A
|
TS, nguyên Viện trưởng
Viện IDS
|
Hà
Nội
|
15.
|
Phùng Liên
Đoàn
|
TS, chuyên viên an toàn
điện hạt nhân, Oak Ridge, Tennessee
|
Hoa
Kỳ
|
16.
|
Nguyễn Huệ
Chi
|
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học
Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt
Nam
|
Hà
Nội
|
17.
|
Phạm
Toàn
|
Nhà
giáo
|
Hà
Nội
|
18.
|
Nguyễn Thế
Hùng
|
GT TS, Đại học Bách khoa,
Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt
Nam
|
Đà
Nẵng
|
19.
|
Trần Văn
Thọ
|
GS TS, Đại học Waseda,
Tokyo
|
Nhật
Bản
|
20.
|
Trần Quốc
Thuận
|
Luật sư, nguyên Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội
|
TP
HCM
|
21.
|
Nguyên
Ngọc
|
Nhà văn, nguyên thành
viên Viện IDS
|
Hà
Nội
|
22.
|
Nguyễn
Trung
|
Nguyên thành viên Viện
IDS, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan
|
Hà
Nội
|
23.
|
Tương
Lai
|
Nguyên Viện trưởng Viện
Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, nguyên thành viên Tổ Tư vấn và Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
|
TP
HCM
|
24.
|
Chu Hảo
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri
Thức
|
Hà
Nội
|
25.
|
Lê Đăng
Doanh
|
TS, nguyên thành viên
Viện IDS, Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung
ương
|
Hà
Nội
|
26.
|
Phạm Duy
Hiển
|
GS TS, nguyên Viện trưởng
Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện
IDS
|
Hà
Nội
|
27.
|
Hoàng
Dũng
|
PGS TS, Đại học Sư phạm
TP HCM
|
TP
HCM
|
28.
|
Tống Văn
Công
|
Nguyên Tổng Biên tập báo
Lao Động
|
TP
HCM
|
29.
|
Đào
Hùng
|
Phó Tổng biên tập Tạp chí
Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
|
Hà
Nội
|
30.
|
Huỳnh Công
Minh
|
Linh
mục
|
TP
HCM
|
31.
|
Huỳnh Kim
Báu
|
Nguyên Tổng Thư
ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa
học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
|
TP
HCM
|
32.
|
Phạm Xuân
Phương
|
Đại tá, Cựu chiến
binh
|
Hà
Nội
|
33.
|
Nguyễn Thị Ngọc
Toản
|
Đại tá, Giáo sư bác sĩ,
nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản, Quân y Viện 108
|
Hà
Nội
|
34.
|
Tô Văn
Trường
|
TS, nguyên Viện trưởng
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
|
TP
HCM
|
35.
|
Nguyễn Xuân
Diện
|
TS, Viện Hán
Nôm
|
Hà
Nội
|
36.
|
Kha Lương
Ngãi
|
Nguyên Phó Tổng biên tập
báo Sài Gòn Giải phóng
|
TP
HCM
|
37.
|
Trần Văn
Long
|
Nguyên Phó Bí thư Thành
Đoàn TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Du lịch TP HCM
(Saigontourist)
|
TP
HCM
|
38.
|
Trịnh Đình
Ban
|
Luật sư, nguyên Phó Chủ
tịch Hội Luật gia TP.HCM
|
TP
HCM
|
39.
|
Hồ Ngọc
Cứ
|
Luật gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội
đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
|
TP
HCM
|
40.
|
Hạ Đình
Nguyên
|
Nguyên Chủ tịch Ủy ban
Hành động thuộc Tổng Hội Sinh viên Học sinh trước
1975
|
TP
HCM
|
41.
|
Cao
Lập
|
Cựu tù chính trị Côn Đảo,
nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới
|
TP
HCM
|
42.
|
Tạ Duy
Anh
|
Nhà
văn
|
Hà
Nội
|
43.
|
Hoàng
Hưng
|
Nhà
thơ
|
TP
HCM
|
44.
|
Thanh
Thảo
|
Nhà thơ, Phó Chủ tịch Hội
đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
|
Quảng
Ngãi
|
45.
|
Lưu Trọng
Văn
|
Nhà
báo
|
TP
HCM
|
46.
|
Lê Hiền
Đức
|
Giải thưởng Liêm chính
năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc
tế
|
Hà
Nội
|
47.
|
Trần Thanh
Vân
|
Kiến trúc
sư
|
Hà
Nội
|
48.
|
Trần Thị Băng Thanh
|
PGS TS, nguyên cán bộ
Viện Văn học
|
Hà
Nội
|
49.
|
Phạm Khiêm
Ích
|
GS TS, Ủy viên Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Thông Tin thuộc
UBKHXHVN trước đây
|
Hà
Nội
|
50.
|
Lê Văn
Tâm
|
Cựu Chủ tịch “Tổ chức
người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa bình và Thống Nhất đất nước”, nguyên
Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật
Bản
|
Nhật
Bản
|
51.
|
Đặng Đình
Cung
|
ME, DS,
DBA
|
Pháp
|
52.
|
Vo Van
Giap
|
Kỹ sư, Toronto,
Ontario
|
Canada
|
53.
|
Khương Quang
Đính
|
Chuyên gia công nghệ
thông tin, Paris
|
Pháp
|
54.
|
Đoàn Viết
Hiệp
|
|
Pháp
|
55.
|
Trần Minh
Khôi
|
Kỹ sư điện toán, Berlin
|
Đức
|
56.
|
Hà Sĩ
Phu
|
TS
|
Đà
Lạt
|
57.
|
Nguyễn Thanh
Giang
|
TS
|
Hà
Nội
|
58.
|
Nguyễn Đăng
Hưng
|
GS TS, Giáo sư Danh dự
Thực thụ Đại Học Liège, Bỉ
|
TP
HCM
|
59.
|
Vũ Quang
Việt
|
Nguyên chuyên viên cấp
cao về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc
|
Hoa
Kỳ
|
60.
|
Trần Hải
Hạc
|
Nguyên PGS Đại học Paris
13
|
Pháp
|
61.
|
Lê Phú
Khải
|
Nguyên phóng viên Đài
Tiếng nói Việt Nam
|
TP
HCM
|
62.
|
Nguyễn Quốc
Thái
|
Nhà
báo
|
TP
HCM
|
63.
|
Huỳnh Ngọc
Chênh
|
Nhà
báo
|
TP
HCM
|
64.
|
Phạm Đình
Trọng
|
Nhà
văn
|
TP
HCM
|
65.
|
Tô Lê
Sơn
|
Kỹ
sư
|
TP
HCM
|
66.
|
Nguyễn Lê Thu
Mỹ
|
Nguyên chiến sĩ
biệt động, quân báo khu Sài Gòn - Gia Định, cựu tù Côn
Đảo
|
TP
HCM
|
67.
|
Lê Thân
|
Cựu tù chính trị Côn Đảo,
nguyên Tổng thư ký Lực lượng nhân dân tranh thủ dân chủ Đà
Lạt
|
Nha
Trang
|
68.
|
Tuấn
Khanh
|
Nhạc
sĩ
|
TP
HCM
|
69.
|
Vũ Hồng
Ánh
|
Nghệ sĩ
cello
|
TP
HCM
|
70.
|
Phạm Xuân
Yêm
|
Nguyên Giám đốc nghiên
cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học, làm việc tại Đại học Pierre
& Marie Curie, Paris
|
Pháp
|
71.
|
Nguyễn Trường
Tiến
|
GS TS, Chủ tịch Hội Cơ
học Địa chất Việt Nam
|
Hà
Nội
|
72.
|
Tran Van
Binh
|
TS, Kỹ sư, Maintal /
Frankfurt
|
Đức
|
73.
|
Ton That
Hung
|
Kỹ sư Lâm
nghiệp
|
Hoa
Kỳ
|
74.
|
Trần Văn
Cung
|
Kỹ sư luyện kim,
Sulzbach-Rosenberg
|
Đức
|
75.
|
Trần Thu
Thủy
|
Nội trợ,
Sulzbach-Rosenberg
|
Đức
|
76.
|
Nguyễn Đức
Hiệp
|
Chuyên gia khoa học khí
quyển, Office of Environment & Heritage,
NSW
|
Australia
|
77.
|
Tiêu Dao Bảo
Cự
|
Nhà văn tự
do
|
Đà
Lạt
|
78.
|
Bùi Minh
Quốc
|
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng
|
Đà
Lạt
|
79.
|
Trần Minh
Thảo
|
Viết
văn
|
Lâm
Đồng
|
80.
|
Hà Dương
Tường
|
Nguyên Giáo sư Đại học
Compiègne
|
Pháp
|
81.
|
Ly Hoàng
Ly
|
MFA Candidate 2013, Art
in Studio - Sculpture Department School of the Art Institute of
Chicago
|
Hoa
Kỳ
|
82.
|
Hoàng Ngọc
Biên
|
Nguyên Giáo sư thỉnh
giảng, Phân khoa Giáo dục, Đại học Bách khoa Sài Gòn
(73-75)
|
Hoa
Kỳ
|
83.
|
Nguyễn Thế
Quang
|
Nhà giáo, San
Jose
|
Hoa
Kỳ
|
84.
|
Phan Quốc
Tuyên
|
Kỹ sư tin học, Liên minh
Viễn thông Quốc tế (ITU), Geneva
|
Thụy
Sĩ
|
85.
|
Hà Thúc
Huy
|
PGS TS, Đại học Khoa học
Tự nhiên TP HCM
|
TP
HCM
|
86.
|
Nguyễn
Viện
|
Nhà
văn
|
TP
HCM
|
87.
|
Nguyễn
Hòa
|
Trang mạng Văn chương
Việt
|
TP
HCM
|
88.
|
Vũ Thế
Khôi
|
Nhà giáo ưu
tú
|
Hà
Nội
|
89.
|
Vũ Thế
Cường
|
TS, Kỹ sư Cơ khí,
Munich
|
Đức
|
90.
|
Lê Mạnh
Đức
|
Kỹ
sư
|
TP
HCM
|
91.
|
Đặng Thị
Hảo
|
TS, nguyên cán bộ Viện
Văn học
|
Hà
Nội
|
92.
|
Nguyễn Tiến
Dũng
|
TS, nguyên giảng viên Đại
học Kỹ thuật Quân sự. Hiện là Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt
Nam
|
Hà
Nội
|
93.
|
Nguyễn Hồng
Khoái
|
Chuyên viên Tư
vấn Tài chính, Hội viên CLB Kế toán trưởng toàn quốc, Hội viên hội Tư vấn Thuế
Việt Nam
|
Hà
Nội
|
94.
|
Nguyễn Thị Khánh
Trâm
|
Nghiên cứu viên
Viện VHNT Việt Nam - Phân viện TP HCM
|
TP
HCM
|
95.
|
Nguyễn Đức
Tường
|
GS TS, nguyên Giáo sư Đại
học Ottawa, Canada, Quebec
|
Canada
|
96.
|
Đào Xuân
Dũng
|
Bác
sĩ
|
Hà
Nội
|
97.
|
Triệu
Xuân
|
Nhà
văn
|
TP
HCM
|
98.
|
Vũ Trọng
Khải
|
PGS TS, Chuyên gia kinh
tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
TP
HCM
|
99.
|
Xà Quế
Châu
|
Đầu
bếp
|
TP
HCM
|
100.
|
Song
Chi
|
Đạo
diễn
|
Đan
Mạch
|
101.
|
Nguyễn Đăng Nghĩa
|
TS, nguyên Đại biểu HĐNDTP/HCM Khóa
VII, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường phía
Nam
|
TP
HCM
|
102.
|
Nguyễn Thiện
Công
|
Kỹ sư Cơ
khí
|
Đức
|
103.
|
Nguyễn Lân
Thắng
|
|
Hà
Nội
|
104.
|
Lê
Dũng
|
|
Hà
Nội
|
105.
|
Nguyễn Chí Tuyến
|
|
Hà
Nội
|
106.
|
Nguyễn Hồng
Kiên
|
|
Hà
Nội
|
107.
|
Lê Gia
Khánh
|
|
Hà
Nội
|
108.
|
Ngô
Quỳnh
|
|
Hà
Nội
|
109.
|
Phan Văn
Phong
|
|
Hà
Nội
|
110.
|
Lê Hồng
Phong
|
|
Hà
Nội
|
111.
|
Trương Minh
Tam
|
|
Ninh
Bình
|
112.
|
Nguyễn Hữu
Khiêm
|
|
Bắc
Ninh
|
113.
|
Bùi Tiến
Hưng
|
|
Hà
Nội
|
114.
|
Nguyễn Thế
Anh
|
|
Hà
Nội
|
115.
|
Hoàng
Anh
|
|
Hà
Nội
|
116.
|
Vũ Quốc
Ngữ
|
|
Hà
Nội
|
117.
|
Nguyễn Tường
Thụy
|
|
Hà
Nội
|
118.
|
Lê
Hùng
|
|
Hà
Nội
|
119.
|
Lê Anh
Hùng
|
|
Hà
Nội
|
120.
|
Từ Anh
Tú
|
|
Bắc
Giang
|
121.
|
Nguyễn Chí
Đức
|
|
Hà
Nội
|
122.
|
Ngô Thùy
Trang
|
|
Hà
Nội
|
123.
|
Đinh Trần Nhật Minh
|
|
Hà
Nội
|
124.
|
Lê Thị Hồng
Hạnh
|
|
Hà
Nội
|
125.
|
Ngô Nhật
Đăng
|
|
Hà
Nội
|
126.
|
Vũ Triệu Bảo
Ngọc
|
|
Hà
Nội
|
127.
|
Bùi Thị
Huệ
|
|
Hưng
Yên
|
128.
|
Hà Thị
Vân
|
|
Bắc
Ninh
|
129.
|
Phạm Thanh
Nghiên
|
|
Hải
Phòng
|
130.
|
Hoàng Thị
Hà
|
|
Hà
Nội
|
131.
|
Bùi Thanh
Hiếu
|
|
Hà
Nội
|
132.
|
Bùi Việt
Hà
|
Công ty Công nghệ Tin học
Nhà trường
|
Hà
Nội
|
133.
|
Nguyễn Mậu
Cường
|
Nguyên giảng viên Đại học
Bách khoa Hà Nội (từ 1966 đến 1995), PGS Đại học Agostinho -
Luanda
|
Angola
|
134.
|
Nguyễn Văn
Tạc
|
Nhà giáo, đã nghỉ
hưu
|
Hà
Nội
|
135.
|
Đặng Thị Hải
Ninh
|
|
Hưng
Yên
|
136.
|
Nguyễn Hữu
Tùng
|
|
Hà
Nội
|
137.
|
Nguyễn Thị Thanh
Tâm
|
|
Hà
Nội
|
138.
|
Nguyễn Thúy
Hà
|
|
Hà
Nội
|
139.
|
Phạm Vương
Anh
|
Cựu sĩ quan Quân đội Nhân
dân Việt Nam, Kỹ sư kinh tế, đã nghỉ hưu
|
Nghệ
An
|
140.
|
Hà Văn
Thùy
|
Nhà
văn
|
TP
HCM
|
141.
|
Lê Mạnh
Chiến
|
Hưu
trí
|
Hà
Nội
|
142.
|
Hà Dương
Tuấn
|
Cố vấn công nghệ thông
tin
|
Pháp
|
143.
|
Vũ Cao
Đàm
|
PGS TS, nguyên Viện
trưởng Viện Chính sách Khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công
nghệ
|
Hà
Nội
|
144.
|
André Menras – Hồ Cương
Quyết
|
Chủ tịch Hiệp hội trao
đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét