Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013


Lê Nguyên Hồng

Tác giả gửi đến 

Ngày 28/09/2011 ông Lý Thái Hùng – Tổng bí thư Đảng Việt Tân – đã viết bài “Cơn lốc chính trị mới tại Việt Nam sau vụ Bầu Kiên bị bắt”. Đây là một bài viết nhanh, ngắn gọn, sắc bén – một phong cách và cũng là thói quen của tác giả Lý Thái Hùng. Bài viết vừa kể được đăng trên trang nhất của Website Việt Tân.
Một blogger trong nước là nhà văn Phạm Viết Đào đã post lên trang blog cá nhân của mình bài viết của ông Lý Thái Hùng, nhưng có sửa lại tiêu đề thành “Cơn địa chấn quyền lực sau vụ bắt Bầu Kiên”, giữ nguyên nội dung thân bài và tên tác giả.

Đây là một hành động dũng cảm của nhà văn Phạm Viết Đào. Trong lúc ông Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành công văn số 7169 của văn phòng chính phủ, công khai răn đe các trang blog và các bloggers. Đồng thời trong bối cảnh nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam vừa kết án bất công ba blogger nổi tiếng là Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần…


Nói "nhà văn Phạm Viết Đào là một người dũng cảm" vì ông đã dám đăng một bài viết chính luận của một lãnh đạo Đảng Việt Tân, bài viết đó đã thẳng thắn vạch mặt bản chất chế độ Cộng Sản và chỉ ra những yếu kém thối nát của chế độ, những lùng bùng vì nạn lũng đoạn trong hệ thống tài chính và ngân hàng của các “bố già” như Nguyễn Đức Kiên…

Nói “nhà văn blogger Phạm Viết Đào dũng cảm” vì trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam đang vô cùng run sợ bởi sự lớn mạnh của Phong trào Đấu tranh Trong nước, mà Đảng Việt Tân là một đối thủ chính trị điển hình có đủ khả năng làm đối trọng chủ yếu của Đảng Cộng Sản, với những hoạt động rộng khắp của họ, và chế độ Cộng Sản hiện đang loay hoay lúng túng đối phó với “làn sóng từ trường” mang tên  “Việt Tân”, thì việc một blogger trong nước công khai đăng bài của ông Lý Thái Hùng là một việc làm dũng cảm!

Chỉ duy nhất có một góp ý với blogger Phạm Viết Đào: Biết rằng ông là nhà văn, chuyện chữ nghĩa là nghề nghiệp của ông. Nhưng văn phong mỗi người một khác. Việc nhà văn Phạm Viết Đào sửa lại tựa đề bài viết “Cơn lốc chính trị mới tại Việt Nam sau vụ Bầu Kiên bị bắt”, ít ảnh hưởng đến giá trị của bài viết, nhưng dụng ý của ông Lý Thái Hùng muốn dùng cụm từ “cơn lốc” thay vì “cơn địa chấn” là hoàn toàn có ý sâu xa.

Nếu như mặt đất trải qua một cơn địa chấn thì đồng thời là sự tàn phá và sụp đổ, hay ít nhất cũng gây một sự hoảng loạn. Nếu là một cơn lốc, nó chỉ cuốn đi những gì là yếu kém, mục nát, sơ sài, chắp vá, còn những gì bền vững và căn bản thì sẽ không sao. Nhưng quan trọng nhất, sức mạnh của gió là sức mạnh của sự bất ngờ nhưng công khai, được báo trước, không đột ngột như các cơn động đất… Đó cũng chính là điểm thượng phong của phương pháp đấu tranh ôn hòa: Trực diện, mạnh mẽ, nhưng mềm dẻo. Vì vậy tác giả Lý Thái Hùng đã tránh dùng những từ ngữ nhạy cảm trong trường hợp này.

Dường như trong bài viết của tác giả Lý Thái Hùng còn có một thông điệp ngầm, giới thiệu phương pháp và sức mạnh của chủ trương đấu tranh bất bạo động – một chủ trương đấu tranh mềm dẻo đang đẩy chế độ Cộng Sản tại Việt Nam vào thế bí trên mọi phương diện. Điển hình là việc họ đã phải thừa nhận thất bại trong cố gắng gán tội “khủng bố” cho các đảng viên Việt Tân.

Dẫu sao, một lần nữa xin ghi nhận sự dũng cảm của nhà văn Phạm Viết Đào! Và cũng xin nói thật, biết đâu những "cơn lốc chính trị" bắt đầu từ những vụ tham nhũng mang tính chất  bè cánh trong ngành ngân hàng lại không có những bàn tay vô hình đứng đằng sau?  

Lê Nguyên Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét