Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Dân chủ và sợ hãi

2011-11-22
Hồi tháng tư vừa rồi, khi viết bài tựa đề “Về Sự Sợ Hãi”, GS Ngô Bảo Châu có nhận xét liên quan giới cầm quyền Việt Nam, khẳng định rằng “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.
AFP photo
Quang cảnh một phiên họp Quốc Hội hàng năm tại Hà Nội hôm 20/10/2011.

Vì thiếu kiến thức...

Hôm thứ Hai đầu tuần này (21/11/11), bài thơ “Nhân Dân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm được nhiều mạng nhật ký, kể cả Quê Choa phổ biến kết luận rằng “sự sợ hãi không cứu được chúng ta, mà chính là sự can đảm đi tới dân chủ”. Những vầng thơ ấy đã đề cập tới người dân Việt từng gian lao “cúi mình trên đồng lúa”, từng anh dũng trong chiến tranh, từng “lăn mình trong các cuộc xuống đường”, rồi “cặm cụi với sách vở”. Cho nên “họ là nhân dân thứ thiệt”. Thế nhưng:
…Trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân không đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Và “lời phán” đó khiến tác giả “suy nghĩ mãi” rồi nêu lên câu hỏi rằng:
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình ?
Và nhà thơ khẳng định:
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
Theo luật gia Trần Đình Thu qua bài “Đại biểu Quốc Hội không thể phát biểu vi hiến”, được nhiều mạng nhật ký phổ biến, thì đại biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước “đã làm nóng dư luận” khi lên tiếng vừa rồi tại diễn đàn Quốc Hội về 2 dự luật biểu tình và lập hội, cho rằng cần phải loại bỏ 2 dự luật này ra khỏi chương trình nghị sự Quốc Hội trong suốt khoá 13, thậm chí ám chỉ loại bỏ vĩnh viễn những luật như vậy khỏi sinh hoạt chính trị VN. Luật gia Trần Đình Thu nhận xét:
"Việc diễn đạt để đi đến các kết luận như trên của ông Hoàng Hữu Phước khá băm bổ, đọc lên không thấy một chút nào là lập luận của một nhà lập pháp. Chẳng hạn về Luật biểu tình ông viết: Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Quyền tự do lập hội, tự do biểu tình là 2 trong 5 quyền cơ bản của công dân được ghi rõ trong các văn bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, thế mà ông Phước gọi là cái gọi là, một cách gọi hết sức miệt thị. Cách gọi này của ông Phước chẳng những vô nguyên tắc mà thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường hiến pháp, coi thường quốc hội các khóa trước."
Blogger Hà Văn Thịnh nhân vấn đề này có viết bài “Xót đau cho nghị sĩ nước mình!”, bày tỏ tâm trạng “đau và chán tận cổ”. GS Hà Văn Thịnh không khỏi nêu lên câu hỏi rằng “Làm sao có thể có một nghị sĩ vừa kém cỏi về kiến thức lại vừa ngông nghênh khinh dân, thậm chí đã vi hiến khi ngang nhiên chống lại Hiến pháp?”. Theo GS Hà Văn Thịnh:
"Chẳng hiểu ông Nghị Phước học từ đâu mà nói rằng cuộc biểu tình đầu tiên của loài người là ở Ấn Độ, năm 1913? Nói như thế có nghĩa là ông chả biết cái quái gì về hai từ cách mạng. Mọi cuộc cách mạng trên thế giới đều bắt đầu từ bạo lực vũ trang hoặc biểu tình. Những cuộc biểu tình sớm nhất  đã xảy ra từ thời La Mã cổ đại khi những người bình dân đấu tranh chống lại quý tộc, kết quả là giai cấp quý tộc phải nhượng bộ…

GS Hà Văn Thịnh nhân tiện nêu lên câu hỏi rằng Nhà nước ta là của dân, vì dân sao lại sợ dân biểu tình yêu nước? Và ông lưu ý rằng chính không phải nhà nước của dân mới sợ chứ đã là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì làm sao phải sợ? GS Hà Văn Thịnh nhận xét tiếp:Chuyện thứ hai chứng tỏ ông nghị Phước đã ngộ nhận về kiến thức sơ đẳng là ở chỗ ông cho rằng cuộc biểu tình đầu tiên ở Mỹ là những năm 60 của thế kỷ trước, khi nhân dân Mỹ chống lại chính phủ Kennedy…Và, căn cứ vào đâu để nghị Phước khẳng định rằng đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn."
"Một người không nắm được kiến thức cơ bản về chính trị thì không thể đủ tư cách để bàn về chuyện lớn nhất quan trọng nhất là lập pháp. Thiết nghĩ rằng sau chuyện ông Nghị Hồng với Luật nhà văn chẳng biết đưa ra để làm chi, ông nghị Phước vi hiến ngang nhiên như thế, Quốc hội cần phải có chế tài nghiêm khắc với nghị sĩ nước ta kẻo đa số dân chúng bây giờ đều có tri thức hơn ông sẽ coi thường Quốc hội chúng ta, lại còn xấu mặt với thế giới. Hơn nữa, nếu cứ ưa chi nói nấy thì người dân bình thường ít hiểu biết ở vùng sâu vùng xa sẽ trở nên hoang mang và đau xót lắm. Càng đau đớn hơn khi chợt nhận ra rằng nếu nghị sĩ mà cứ như hai ông này thì dân tộc ta không lầm than, không tụt hậu mới thật là chuyện lạ!"

... và sợ hãi!

Blogger Trương Duy Nhất lưu ý rằng “Không thể nhân danh nhân dân để phản bác dự luật biểu tình”. Theo blogger Trương Duy Nhất, “Nhân danh nhân dân để nói rằng nếu lấy ý kiến dân thì đa số sẽ không ủng hộ, đó là cách nói hồ đồ của một anh trọc phú ít học, chứ không phải là của một đại biểu quốc hội, đại diện cho tiếng nói, cho quyền lợi và quyền lực nhân dân. Nói như vậy, chẳng khác gì anh đang ném lựu đạn về phía nhân dân!”. 
000_Hkg5148961-250.jpg
Người dân Hà Nội trong một lần biểu tình phản đối TQ. AFP photo
Tác giả không quên trích dẫn lời Đại biểu Dương Trung Quốc rằng quyền biểu tình là một đòi hỏi thực tiễn, thậm chí bức xúc trong giai đoạn hiện nay, là một chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Vì thế VN không thể không có luật biểu tình đúng nghiã. Và nói không với luật biểu tình chẳng khác nào “biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường” trong thế giới hiện nay.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn xem chừng như bất an hơn, lưu ý rằng ngay cả VN có luật biểu tình, luật lập hội hay một bản hiến pháp mang tinh thần dân chủ, bao gồm những điều khoản rất dân chủ nhưng “không gian trao đổi vẫn bị giới hạn, luồng thông tin và sự phản biện vẫn bị theo dõi và bóp nghẹt thì đó vẫn chỉ là điềm báo của sự lừa gạt, tai ương hơn là thiện ý, hạnh phúc”. Nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn cảnh báo:
"Loài người đã phải trả giá nhiều cho những âm mưu, vấp váp, ngộ nhận như thế. Luật thành văn hay hiến pháp dân chủ chưa phải là phương thuốc thiết yếu để ngăn chặn hay chữa trị độc tài mà có thể chính chúng còn tạo ra những chỗ núp đẹp và kín hơn cho những ý đồ thâm độc, những hành động tàn ác với con người. Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh những năm 1953-1959 và chính thể Third Reich của Adolf Hitler những năm 1933-1939 là những minh họa rõ ràng cho những bài học đau đớn đó của nhân loại."
Qua bài “Từ nghị Phước đến ‘Luật biểu tình’: Rau nào sâu nấy”, tác giả Việt Hoàng “không biết nên buồn hay nên vui” trước lời tuyên bố của một ông nghị này, khiến tác giả nhận thấy “Nhân loại đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế mà văn minh nhân loại vẫn chưa chiếu đến được mảnh đất hình chữ S có tên là Việt Nam!”. Cũng giống như nỗi âu lo của nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn, tác gia Việt Hoàng bày tỏ nghi ngại là “ đừng bao giờ trông chờ vào cái luật biểu tình, kể cả khi nó được thông qua: Rồi có thể đa số của Quốc hội sẽ đưa vào nghị trình và thông qua các luật đó trong nay mai? Nhưng rồi thực tế sẽ cho thấy chính những Luật Biểu tình hay Luật Hội đó sẽ trói, bắt tất cả những ai muốn lập hội hay biểu tình thực sự ?”. Theo tác giả, “Khi cái gốc toàn trị vẫn còn đó thì hoa, lá, cành, mầm, chồi cũng phải mang cái gen toàn trị, không thể khác được”.

"Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua của dân tộc ta chỉ ra rằng, nhờ có sự hiểu biết và ủng hộ của nhân dân mà chúng ta giành được những chiến thắng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nay là thời bình nhưng đang có nhiều vấn đề xẩy ra khiến đại bộ phận quần chúng nhân dân cảm thấy cần phải có một hình thức nào đó để lên tiếng, để bày tỏ thái độ, tình cảm, nhận thức của mình. Đó chính là biểu tình."“Biến cố nghị Phước” vừa nói khiến blogger Hồ Bất Khuất đặt nghi vấn rằng “Dân trí thấp hay quan trí thấp ?”, qua đó lưu ý chữ “dân trí” hiện nay được sử dụng khá thường xuyên, đặc biệt là trong những trường hợp các quan chức, kể cả đại biểu Quốc Hội, cho rằng “dân trí của nước ta đang thấp”. Nhưng tác giả dựa trên thực tế nhận thấy “quan trí của chúng ta đang có vấn đề”, và khẳng định:

Cá nhân và cộng đồng

Nhân dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving ở Bắc Mỹ, blogger Huỳnh Thục Vy bày tỏ “Tâm tư nhân Ngày Lễ Tạ Ơn”, ý thức sâu đậm về mối tương quan tối quan trọng của chủ thể là cá nhân và cộng đồng. Theo blogger Huỳnh thục Vy:
huynhthucvy21-250.jpg
Blogger Huỳnh Thục Vy. Photo courtesy of vanganh.info
"Là một Phật tử, tôi cho rằng mình có thể cảm nhận phần nào, dù ít ỏi, về thuyết Vô Ngã của Phật lý trên bình diện nhân sinh quan đơn giản; rằng trong vũ trụ này, không có một bản thể tồn tại độc lập với các bản thể khác. Chính sự cảm nhận rõ nguyên tắc tương tác giữa cá nhân và cộng đồng, tôi luôn có quan điểm đề cao cá nhân và chú trọng cộng đồng."
Chính mối tương tác đó, hay nói cách khác, chính sự quan tâm, vận động, hỗ trợ của cộng đồng, đặc biệt về mặt ngoại giao và công luận – theo blogger Huỳnh Thục Vy – đã giúp cho gia đình Thục Vy được “an toàn phần nào trong  hoàn cảnh khó khăn và cấp bách này”. Blogger Huỳnh Thục Vy tâm sự tiếp:
"Người ta có thể bóp chết một tiếng nói nhỏ bé vừa cất lên, nhưng người ta không chặn được sức mạnh của cộng đồng và những tiếng nói đồng loạt cất lên trên khắp Thế giới để bảo vệ nhân quyền và công lý, đặc biệt là để bênh vực và bảo vệ gia đình tôi. Cái sức mạnh cộng đồng to lớn ấy bất chấp biên giới quốc gia và gông cùm có thể phát huy khắp mọi nơi, hướng về những người đang phải chịu khổ đau và khốn khó dưới quyền lực thế tục độc đoán. Nếu không có sự vận động nhiệt thành ấy, mọi tiếng nói từ trong nước sẽ bị dập tắt. Và cho đến hôm nay, tôi có thể tự tin minh xác một điều rằng những hành động chung và sự đoàn kết của chúng ta sẽ mở ra một sinh lộ cho dân tộc chúng ta."
Và nhân dịp Lễ Tạ Ơn, blogger Huỳnh Thục Vy bày tỏ tri ân:
"Người Việt chúng ta không có một ngày lễ Tạ ơn của riêng mình. Cũng đã gần đến ngày Lễ Tạ ơn theo truyền thống Cơ đốc phương Tây, cho tôi được nhân dịp Lễ này bày tỏ lòng tri ân quý đồng bào, thân hữu hải ngoại cũng như trong nước về những sự nâng đỡ và cổ vũ mà quý vị đã dành cho gia đình tôi."
Và cũng nhân Dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving này, Thanh Quang kính chúc quý vị cùng người thân, bằng hữu được mọi điều an lành.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Người mẹ Việt Nam và nỗi đau hoá đá

Sun, 11/20/2011 

Lê Diễn Đức - Mến tặng bà Thái Thị Lượm  cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền
 
Bà Lượm bật khóc trên đường phố Hà Nội ngày 17/11/2011 - Ảnh: Dân Làm Báo
 
Tôi nghe chuyện Hòn Vọng Phu từ nhỏ
Người vợ ôm con, mòn mỏi ngóng chồng
Nước mắt cạn khô, biền biệt chờ mong
Để rồi hoá đá!
 
Nàng Tô Thị giờ đây không còn nữa [1]
Cũng như thác Bản Giốc, Ải Nam Quan
Những đồng tiền và quyền lực tham lam
Đã vùi lấp cả cội nguồn, lịch sử!
 
Tổ tiên ngàn năm gìn giữ
Ngàn năm bờ cõi mở mang
Biết bao người mẹ Việt Nam
Đã hoá đá cùng đau thương năm tháng?
 
**
 
Hôm nay,
Tượng đài Mẹ oai hùng, uy nghi, hoành tráng
Từ trên cao, Mẹ hỡi, có nhìn
Đàn con của Mẹ nheo nhóc, oan khiên?
 
Những học sinh nghèo phải bơi sông đi học
Những em bé ra đời trong hiểm nguy bị bắt cóc
Công an bắn chết trẻ thơ đang tuổi tới trường
Những cháu gái vị thành niên nhỏ dại, đáng thương
Phải ngồi tù bởi quan tham dâm đãng
Cô gái mất cha phải ngậm cay, nuốt đắng
Vợ mất chồng, mẹ mất con phải lê chân trên khắp phố phường…[2]
 
Có ánh sáng nào không nơi mảnh đất mù sương?
Có công lý nào không giữa thủ đô Hà Nội?   
 
**
 
Thương mẹ quá, mẹ ơi, suốt cuộc đời lặn lội
Giữa dòng đời oan trái, đảo điên
Các ác lên ngôi, mọi giá trị đều được tính bằng tiền
Lũ quỷ khoác cờ đỏ sao vàng rêu rao đạo đức!
 
**
 
Mẹ và các em ơi, hãy can đảm hơn, đừng khóc!
Hãy để nỗi đau hoá đá trước bạo quyền
Rồi sẽ có ngày đất nước đứng lên
Cùng mẹ và các em đi đòi công lý!

Đừng Chà Đạp Những Nhà Báo Công Dân


Bài viết này, của tác giả Huỳnh Việt Lang, đã xuất hiện trên web Đàn Chim Việt (hôm 9 tháng 11) chúng tôi xin phép được đăng lại trên diễn đàn này để rộng đường dư luận, sau sự kiện gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị công an tỉnh Quảng Nam sách nhiễu - vào ngày 8 tháng 11 vừa qua.
Trân trọng
Anh Huỳnh Ngọc Tuấn (1963) và các con: Huỳnh Thục Vy (1985), Huỳnh Trọng Hiếu (1989) hoàn toàn không tham gia một tổ chức đảng phái chính trị nào, họ chỉ là những nhà báo công dân thể hiện tinh thần trách nhiệm trước xã hội. Đâu thể vì những bài viết đăng trên Đàn Chim Việt và một số trang web, blog khác mà vội chụp lên đầu họ cái mũ “phản động, chống phá”. Quả là hàm hồ khi một quan chức tỉnh Quảng Nam phát biểu trong buổi họp báo ngày 8/11, cho rằng các bài viết của cha con anh Tuấn: “có nội dung chống Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” mà không trưng được một bằng chứng cụ thể nào trước công luận. Hay phải chăng, có thể xem màn hăm he bắt bớ tại tỉnh lỵ Quảng Nam vốn nhằm thị uy cùng ai đó [?] trước vòng 16 cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt được tổ chức tại Washington (09 – 10/11)?
 
Không thể xem Việt Nam hiện nay là quốc gia có dân chủ khi liên tục xảy ra tình trạng đàn áp giới truyền thông bất đồng chính kiến. Đã sang thế kỷ XXI rồi, đâu thể giở ra mãi cái trò đểu: nếu không buộc được dân đen im lặng thì lại rồng rắn dắt nhau đến nhà họ để tịch thu đồ đạc và vu khống.
 
Gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn bị CA khám nhà.
Photo: Facebook Trầm Tử
Ông Chủ tịch tỉnh Quảng Nam à, đêm về nằm gác tay lên trán thử nghĩ: suy tư của người trên Đại Lộc quê ông có khác gì với ba cha con anh Tuấn… Nước cửa biển Tam Thanh đâu ra nếu không chảy từ những dòng sông xanh mượt dưới rặng tre như Thu Bồn, Vu Gia… Nếu cha con người ta rặt phường bán nước hại dân thì cứ đem bắn tắp lự. Còn nếu suy nghĩ của cha con anh Tuấn cũng không khác gì với bà con quê mình thì ông nên nghĩ lại đi ông. Rút bớt lính mật vụ về cho gia đình người ta sống với. Tổ tiên ta ngày xưa vì không chịu nổi thói cường hào nơi quê cũ, sống chẳng yên thân cùng đám tham quan đê tiện mà theo lịnh vua Lê vượt đèo Hải Vân đi mở đất. Tiền bối dân xứ Quảng không nhược, hậu sinh cõi đất mở rộng về phương Nam sao hèn. Nửa đêm giật mình thức giấc nhớ lại chuyện xưa: trận thử lửa đầu tiên hai thời Pháp Mỹ đều nổ trên đất Quảng. Cú gây hấn cắt cáp của Tàu vừa rồi lại là ngoài khơi tỉnh Phú Yên; liệu lần sau Tàu không cắt cáp mà rầm rộ đổ quân vào bờ thì thử nghĩ là ở đâu hả ông… Lúc đó pháo to, tàu sắt có cự được không; hay chiến lũy kiên cố nhất chính là lòng dân. Kẻ ở trên cao tầm nhìn chẳng hẹp, mắc chi mà vội co chân đạp bỏ dân đen. Lòng dân là ý trời, diễn như vậy có người chẳng chịu, song làm sao có thể phủ nhận: lòng dân là một tồn tại khách quan so với ý đảng cộng sản. Bởi lòng dân với ý đảng cộng sản là một thì đẻ thêm làm chi cái ý đảng – cho nó rách việc phải không ông?
 
Lòng dân như đất bốn mùa, mưa thì đất ướt, nắng thì đất khô. Quy luật tự nhiên ngàn xưa vốn vậy, hà cớ chi bó rọ lòng dân Việt Nam phải phụ thuộc vào ý chí một đảng chính trị nào đó. Dân đẻ ra đảng chớ nào có chuyện ngược lại. Giết chết tiếng nói của các nhà báo công dân là tệ lắm ai ơi. Quyền được tự do ngôn luận vốn chẳng ai thèm nhập khẩu từ Tây hay Mỹ, quyền này đối với dân ta dám có lẽ ngàn năm; vì vậy trong bốn cái học hàng đầu của người Việt, học nói mới nằm tiếp ngay sau học ăn. Ăn mà không nói sao đặng thành con người. Trong các bài viết của cha con người ta không có những thông tin sai lệch, sự giả định và tiên đoán thiếu cơ sở. Ba cha con anh Tuấn đang thực thi những trách nhiệm rất cần thiết trong xã hội Việt Nam. Những mong muốn đời thường dân ta thì bình dị, cụ thể đâu mênh mông như khái niệm “XHCN”, chẳng ai thấy mô hình ấy đâu là đâu.
  
Trong lúc các cha con anh Huỳnh Ngọc Tuấn chưa bị truy tố thì hàng loạt báo chí quốc doanh như Sài gòn giải phóng, Pháp luật Việt Nam, Tiền phong… bằng như lời lẽ kích động đã cất dàn đồng ca kết tội cha con anh. Định hướng dư luận theo kiểu quy chụp này chỉ thể hiện đúng bản chất một chế độ toàn trị. Hôm nay đâu phải những gì viết thành bản văn khiến người đọc phải bận tâm suy nghĩ thì cái đó là phải thành “chống phá”. Một khi người không đau đáu ưu tư về cuộc sống thì chẳng thể nào viết được về cuộc sống; chẳng thể vì vài điều hiểu chưa tới nào đó mà đi xổ toẹt vào các bài viết của cha con anh Tuấn là phản động. Bộ một lần bỏ tù anh Huỳnh Ngọc Tuấn 10 năm (1992 – 2002) đến nỗi vợ chết không thấy mặt chồng, bỏ lại đàn con nheo nhóc sống cảnh mồ côi chưa đủ sao ai ơi?!
 
Các cơ quan hữu trách cần có một cái nhìn tích cực hơn trong vấn đề này. Cách làm của ba cha con anh Tuấn cần xem như những hành động phản ánh thực trạng xã hội cách nhiệt tình mà không phải người dân bình thường nào cũng làm được. Trong những bài viết của nhà anh Tuấn, độc giả có thể tìm thấy sự nhạy bén thông tin, vốn kiến thức sâu rộng và quan trọng hơn: những tấm lòng yêu nước thiết tha. Một nhà nước bóp chết tiếng nói của công dân là một nhà nước khủng bố. Nếu xem báo chí công dân (civic journalism) là một xu hướng phát triển nhân quyền của thế giới thì những gì chính quyền Việt Nam đang làm cùng gia đình anh Huỳnh Ngọc Tuấn là một hành vi đi ngược xu hướng phát triển thời đại.
  
Ngày 10/11/2011
 
Huỳnh Việt Lang

Tranh chấp Biển Đông nhìn từ bài học ngôi đền cổ Preah Vihear

Tue, 10/18/2011  — Kami

http://www.creditonhand.com/images/kannews/rat_20075405.jpg

Đã từ lâu tôi và không ít người thường đặt câu hỏi tại sao vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông không được chính quyền Việt nam quốc tế hóa, để thông qua đó sẽ có lời phán xét cuối cùng của Tòa án Quốc tế có giá trị pháp lý, khẳng định phần lãnh hải nào, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng sa - Trường sa trên Biển Đông thuộc về chủ quyền của Việt nam? Sở dĩ tôi thắc mắc như vậy cũng vì thái độ lấp lửng của nhà nước Việt nam trong vấn đề này, đặc biệt là trong quan hệ của họ đối với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Mà hậu quả là ngư dân Việt nam thường xuyên bị tàu Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, tịch thu tài sản (ngư cụ) trong khi đánh bắt cá trên vùng biển mà nhiều đời nay cha ông họ vẫn hành nghề.
1. Đàm phán song phương hay đa phương?
Đến hôm nay, sau khi kết thúc chuyến thăm  chính thức Trung quốc của TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ 11 – 15 tháng10.2011 vừa qua thì mọi chuyện đã rõ ràng. Bằng chứng là  với thỏa thuận thì Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các cuộc đàm phán hai bên, nên không cần sự can thiệp của nước thứ ba, hai bên cho rằng các cuộc đàm phán đa phương sẽ làm tình hình thêm phức tạp, chứ không giúp giải quyết được vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Nghĩa là Việt nam và Trung quốc sẽ sử dụng giải pháp thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Điều này đã khiến dư luận quốc tế, đặc biệt là Philipines cho rằng thỏa thuận Việt – Trung mới đây là  bước lùi của Hà Nội khỏi tuyên bố hành xử Trung Quốc – Asean hồi năm 2002, đồng thời Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angaracủa Phi lipines cho rằng: “Tôi nghĩ thương lượng song phương với Trung Quốc sẽ chỉ đem lại thiệt thòi cho các nước trong Asean vì sức mạnh trên biển của Trung Quốc”, với lý do theo họ thì nếu đàm phán đa phương thì thế đàm phán của Manila và Hà Nội sẽ mạnh hơn nếu hai nước đàm phán với Bắc Kinh về Biển Đông trong khuôn khổ Asean và Luật biển Liên Hiệp Quốc. Và Ngoại trưởng Nhật Bản, Koichiro Gemba, trong chuyến công du Indonesia và các nước Đông Nam Á mới đây, cũng đề nghị một chương trình làm việc đa phương để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sth-ch-sea-sovereig-not-the-issu-10142011072803.html/bien-dong-uschina-institude-305.jpg
Biển Đông và các quốc gia liên hệ
Vì chúng ta đều biết tên gọi Biển Đông, đây là một vùng biển của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương, mà ở đó các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo và phần lớn các đảo này hầu hết không có người ở. Chính vì vậy nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh. Những tranh chấp đó cũng thể hiện ở số lượng tên gọi được sử dụng để chỉ vùng biển này như Biển Đông theo cách gọi của Việt nam, hay Biển Nam Trung Hoa (東海: Nam Hải), hoặc Biển Tây Philipines v.v.. Và khu vực biển này có tên gọi chung trên các bản đồ quốc tế là South China Sea, hiện nay đang có nhiều quốc gia đang tranh chấp như Việt nam, Đài loan, Philipines, Brunei, Indonesia, Malaysia và Trung quốc .
.
Và hình như phía Việt nam đã mắc mưu Trung quốc, vì ngay sau chuyến đi của TBT Nguyễn  Phú Trọng thì lập tức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận Việt – Trung về Biển Đông. Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc và Việt Nam vừa có thỏa thuận song phương, những thoat thuận này nó có vẻ đi ngược lại thỏa thuận Trung Quốc – Asean là làm việc theo cả đội chứ không phải theo từng cá nhân mỗi quốc gia, trong khi Trung Quốc chỉ muốn các bên tranh chấp thương lượng song phương với họ. Vì theo các chuyên gia thì nếu thương lượng song phương với Trung Quốc sẽ chỉ đem lại thiệt thòi cho các nước trong Asean vì sức mạnh trên biển của Trung Quốc vượt trội.
Lý giải điều này, ông Lý Thái Hùng – Đảng Việt tân cho rằng “Trong khi Trung Quốc tiếp tục có thái độ gây hấn trên biển Đông đối với Việt Nam và các quốc gia trong vùng, việc đòi hỏi đối tác Việt Nam ký kết văn bản “hữu nghị, hợp tác” không khác gì thái độ của của kẻ cướp buộc nạn nhân phải thân thiện khi bị trấn lột.”
Đó là các bằng chứng về lời nói, còn hành động của Trung quốc trong vai trò kẻ dấu mặt đứng sau Campuchia trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ 4,6 km2 khu vực xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, một danh thắng được UNESCO đưa vào danh sách những di sản văn hóa của thế giới thì khác hoàn toàn. Họ (Trung quốc) luôn xúi Campuchia  kiên trì lập trường đòi quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Thái lan và không chấp nhận đàm phán song phương.


2. Bài học vấn đề tranh chấp 4,6 km2 xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Liên tiếp trong nhiều năm và gần đây nhất tháng 5 và tháng 6.2011 đã xảy ra giao trang dữ dội giữa quân đội Campuchia và quân đội Thái lan trong việc tranh chấp chủ quyền đồi với một khu vực có diện tích 4,6 km2 xung quanh khu đền Preah Vihear.  Được biết, ngôi đền Preah Vihear là một ngôi đền cổ toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dângrêk ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear của Campuchia hiện nay. Theo các tài liệu lịch sử thì Preah Vihear là khu định cư quan trọng của Đế quốc Khmer trong thế kỷ 12. Điều đặc biệt là ngôi đền cổ này nằm cheo leo trên dãy núi Dângrêk, một phần vì đền nằm trong khu vực khá nhạy cảm là đường biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Phần nửa đền nằm bên vườn quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalak thuộc tỉnh Sisaket của Thái Lan, một nửa đền thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia. Do ngôi đền được xây trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia (trước đây được cho là lãnh thổ Thái Lan), nhưng lối dẫn vào ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đá dựng đứng cheo leo và không thể tiếp cận từ phía Campuchia. Điều này có nghĩa là, để tham quan được di sản này bắt buộc du khách phải đi từ phía cổng của vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan. Để giải quyết trở ngại này hai quốc gia  Thái lan và Campuchia đã từng có thỏa thuận cùng khai thác đón khách du lịch tới tham quan chung đối với ngôi đền này.
Preah Vihear Temple.png
Vị trí của ngôi đề cổ Preah Vihear
Đến đây thiết nghĩ cũng phải nhắc tới một vài chi tiết mang tính lịch sử, có liên quan đến Đế Quốc Kh’mer (802-1432) một triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử của  Campuchia.  Ở gia đoạn này, Đế quốc Kh’mer vốn là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam. Đặc biệt, khi đó Thái lan chỉ là các thần dân người Thái của Đế quốc này và vào năm 1220 họ đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên là Vương quốc Sukhothai và đẩy lùi người Khmer. Và cho tới sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer nhưng đều bị đánh bật, cuối cùng, năm 1431, Xiêm đã chiếm được Angkor đồng nghĩa tòan bộ khu đền Preah Vihear cũng rơi vào tay người  Thái.
Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12
.
Cho đến khi Pháp chiếm đóng Đông Dương đã ký Hiệp ước biên giới 1904 với Vương quốc Xiêm La, kết quả là ngôi đền Prea Vihear nằm trên lãnh thổ của Xiêm. Cho tới năm 1908, Pháp đã tiến hành vẽ được một bản đồ và không sử dụng các  đầu nguồn  nước như  các đường biên giới, do đó các ngôi chùa trên bản đồ trong đó có ngôi đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ của Campuchia. Chính phủ của Xiêm La vào thời điểm đó đã không chấp nhận sự  chính xác  và phản đối đến cùng.
Năm 1943, Pháp đã thua cuộc chiến tranh với Đức, lập tứ Xiêm đã đề xuất kêu gọi đất bị mất trong thời cai trị của Pháp. Quân đội Pháp đã bác bỏ những chuyển động. Năm 1944 trong chiến tranh Đông Dương, tranh chấp giữa Thái Lan và Pháp trong cuộc chiến 22 ngày Thái Lan đã giành được chiến thắng và Công ước Tokyo phía Pháp đã đồng ý trả lại cho Thái các tỉnh Chai Buri, Pakse và Siem Reap và Battambang thuộc Thái Lan. Một lần nữa n gôi đền được nằm trong lãnh thổ của Thái Lan. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai, do chính phủ Thái Lan trước đó đã công bố một liên minh với Nhật Bản để tuyên chiến với quân Đồng minh. Do đó, khi Nhật Bản bại trận và muốn gia nhập Liên hợp quốc. Họ đã phải đồng ý trả lại lãnh thổ cho Pháp bốn tỉnh. Ngôi đền trở lại biên giới Thái Lan – Campuchia sau này trong năm 1954 do thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ Việt Nam phải rút quân khỏi Đông Dương, Thái Lan đưa quân để duy trì ngôi chùa một lần nữa.
Sau khi Campuchia giành được độc lập, Hoàng tử Norodom Sihanouk thoái vị và là thủ tướng Campuchia và đòi lại tất cả các ngôi đền , Khi Thái Lan là không chấp nhận , Hoàng tử Norodom công bố cắt quan hệ ngoại giao với Thái Lan. Ngay sau đó trong hai năm 1958- 1959 Hoàng tử Norodom Sihanouk đã nộp đơn kiện Tòa án Tư pháp Quốc tế. Cho đến 15.6.1962, Tòa án Tư pháp Quốc tế đã tuyên án cho ngôi đền Preah Vihear thuộc về Campuchia với tỷ lệ 9 – 3 và các quyết định của Tòa án là cuối cùng. Không có kháng án. Để đưa vụ án trở lại xem xét lại có thể được thực hiện nếu có bằng chứng mới và phải được thực hiện trong vòng mười năm.
  •  Vạch màu đỏ: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm 1904.
  • Vạch màu vàng: Đường Biên giớiThái lan chấp thuận
  • Vạch màu xanh: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm do Pháp tự ý sửa năm 1908.
   
Phía Thái lan giữ vững nguyên tắc theo Hiệp ước Pháp – Xiêm năm 1904 mà theo quy định của Mục 1 của Hiệp ước này thì đường Biên giới giữa hai nước được phân định bởi đường phân thủy đầu nguồn (đường màu đỏ), nhưng sau theo phán quyết của Tòa án quốc tế phía Thái lan chấp nhận đường màu vàng. Ngược lại phía Campuchia lại căn cứ vào bản đồ do Pháp ấn hành năm 1908 (đường màu xanh). Từ đó dẫn tới việc tranh chấp 4,6 km2 (như hình dưới đây) và cuối cùng năm 2000 – 2001 Thái lan – Campuchia đã tiến hành ký kết  văn bản MOU (Memorandum Of Understan ding) Bản ghi nhớ giữa Thái Lan – Campuchia biên giới để khám phá và phát triển khu đất 4,6 km2 đang tranh chấp trở thành khu vực phi quân sự.
http://farm5.static.flickr.com/4117/4858839395_77271b3521_z.jpg
  • Khu vực tranh chấp 4,6 km2 – Vạch xanh lá cây
Tình hình quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn vào năm 2007, khi Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một phần Thái Lan bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia.
Tuy nhiên, một năm sau, việc này lại được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận trước đó là Đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa hoàng gia (2003). Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bị trong nước cáo buộc là vi phạm pháp luật khi ủng hộ Campuchia đăng ký Đền Preah Vihear là di sản thế giới, và ông này đã phải từ chức. Chính vì điều này mà quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan trở nên căng thẳng, và vấn đề tranh chấp khu vực 4,6 km2 vẫn là tiêu điểm , phía Thái lan chỉ chấp nhận đàm phán song phương, nhưng ngược lại phía Campuchia dưới sự chỉ đạo của Trung quốc thì luôn đòi quốc tế hóa vấn đề tranh chấp này. Bởi họ biết đó là giải pháp duy nhất có cơ hội giành được chủ quyền đối với 4,6 km2 đang tranh chấp để có thể có đường lên ngôi đền Preah Vihear thuận tiện.
Thay lời kết
Vấn đề tranh chấp này giữa Thái lan và Campuchia khác hẳn sự tranh chấp trên Biển Đông của Việt nam và Trung quốc về quy mô, xong giống nhau về tính chất và giải pháp giải quyết. Qua việc này cho thấy, trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì những quốc gia yếu hơn, nhưng có cơ sở pháp lý đầy đủ và chặt chẽ như Campuchia thì họ phải dùng giải pháp quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Đó cũng chính là bài vở của mấy ông Tàu đỏ ở Trung Nam Hải bày cho Campuchia – đàn em thân tín của họ trên bán đảo Đông dương. Vậy tại sao các nhà lãnh đạo Việt nam không biết để chơi bài “Lấy độc trị độc”, nghĩa là  dùng bài của Tàu thông qua việc đa phương hóa, quốc tế hóa  vấn đề tranh chấp Biển Đông và để  hội đủ điều kiện sẽ đưa việc tranh chấp này ra Tòa án quốc tế để phán xét.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sth-ch-sea-sovereig-not-the-issu-10142011072803.html/SpratlyParacel072011-305.jpg
Đường lưỡi bò của TQ liên quan tới nhiều quốc gia
Nhưng họ lại chọn giải pháp đàm phán song phương Việt nam – Trung quốc để giải quyết một vấn đề chiến lược có ảnh hưởng tới chủ quyền và lợi ích kinh tế, an ninh, quốc phòng. Mà chuyện mấy chú Tàu đi đêm, dùng tiền bạc để đổi chác cho mấy ông cán bộ tham gia đàm phán đút túi riêng thì đã và đang từng xảy ra. Chẳng thế mà Thác Bản giốc, Mục Nam quan, Bãi Tục lãm… cứ dần dần tự nhiên bỏ nước mà đi tự biến sang bên kia biên giới. Đặc biệt vấn đề Biển Đông thì mấu chốt của nó là cái đường lưỡi bò do Trung quốc tự vạch ra, cái lưỡi bò này của họ liên quan tới nhiều quốc gia khác trong khu vực, chứ không phải chỉ là vấn đề riêng của Việt nam. Nếu vội vã tiến hành đàm phán song phương với họ thì nghiễm nhiên mắc mưu tách bó đũa thành từng chiếc để bẻ để chia rẽ, mà Việt nam là chiếc đũa cha chung không ai khóc có khả năng bẻ gãy dễ nhất. Tàu họ thâm là thâm ở chỗ đó, trong khi các ông thì “Lú” như Trọng, cứ nhắm mắt mà theo cái sự đồng thuận xã hội chủ nghĩa.
Song phương là cần thiết, nhưng nó phải là việc đàm phán song phương giữa các nước trong khối Asean có quyền lợi liên quan tới đường lưỡi bò để hợp tác có hành động chung thống nhất trong việc đối thoại với Trung quốc, có như vậy mới có khả năng bảo vệ quyền lợi về kinh tế cũng như chủ quyền lãnh hải của mỗi quốc gia. Nên biết rằng, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước Asean và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Phnom Penh, Campuchia, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà Asean và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông, và được coi là bước đột phá trong quan hệ Asean-Trung Quốc về vấn đề này. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước Asean, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Và hơn nữa việc tiến hành đàm phán song phương giữa Việt nam- Trung quốc sẽ làm ảnh hưởng tới mọi nỗ lực đàm phán đa phương mà Hoa Kỳ và các quốc gia Asean đã từng cổ xuý từ tháng 8 năm 2010 đến nay.
Cứ cái kiểu này của các lãnh đạo đảng CSVN thì biển rồi sẽ mất, đất sẽ không còn, vậy xin trích chỉ dụ của Vua Lê Thánh Tông cho bọn Thái Bảo Kiến Dương Bá ,Lê Cảnh Huy – Đại Việt Sử Ký Toàn Thư- Bản Kỷ Thực Lục- Kỷ Nhà Lê có ghi rõ “ Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ ? Ngươi phải cương quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di “.
Cũng chỉ dám hy vọng chỉ dụ này cũng giúp mấy chú lãnh đạo đảng CSVN đỡ lú, bớt lú để rồi quay đầu vào bờ. Chứ cứ tin tưởng vào mấy thằng anh em đồng chí 4 tốt “đểu” và 16 chữ vàng “rởm” rồi sớm hay muộn cũng sẽ khốn.
Ngày 18 tháng 10 năm 2011

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Nhạc Sĩ Trúc Phương


Nguyễn Trung
Phải nhìn nhận một điều là, hầu như các bài hát của Trúc Phương có một sức thu hút mãnh liệt trong suốt hơn bốn chục năm qua và mãi cho đến ngày hôm nay ở bất cứ nơi nào có người Việt Nam đang sinh sống. Tài năng của ông thì vô cùng nổi trội, có thể nói là đạt đến đỉnh cao của nền âm nhạc mang âm hưởng miền Nam. Nhưng đời sống của ông thì lại trải qua quá nhiều bất hạnh và đau thương, khốn khổ cho đến tận những giờ phút cuối cùng.
Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông. Một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.
Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lìa.
Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về . Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.
Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền Nam.
có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.

Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này
“Khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về”“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn?
Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.

Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành,
Quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”…“Người yêu ta rồi cũng xa ta… “Cỏ ưu tư buồn phiền lên xám môi…”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở Mình còn ai đâu để vui, khi trót sa vũng lầy nhân thế”?

Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).
Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn… nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa.”

Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi.
Ông có tâm sự lại vài lời xót xa, nghẹn ngào, xúc động trên một đoạn video clip ngắn ngủi về đời sống của chính bản thân ông lúc đó như sau:
“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no… Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… Đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả. Tôi nghĩ ra được một cách... là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ… Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng… thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta... thế là mình lấy 1 đồng về… như là tiền thế chân… Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng… Mà nói anh thương… khổ lắm… Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự, tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi. Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát… mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn… Tôi nghĩ mà thôi, còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này.
Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ, trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995, tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép..
Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương, còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn.Nửa đêm ngoài phố” lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi: “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh vừa biết đam mê...” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau: “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK):Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”
Tâm hồn TP như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm: “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ... (đoạn kết) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc. Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay.” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc TP không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa. “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi...” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì TP lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói... thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng... Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên? Giấc ngủ nào gọi tên? Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. Trao nhau, niềm vui cuối tuần...” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc: “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang...” Trong lúc Mưa nửa đêm: “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức...” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở...”
... Buồn vào hồn không tên. Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu đương trót trao nhau trọn lời.
Ðể rồi làm sao quên. Biết tên người quen biết nẻo đi đường về. Và biết có đêm nao ta hẹn hò. Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên. Nửa đêm lạnh qua tim. Giữa đường phố hoa đèn. Có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến. Mà tiếng bước buồn thêm.
Tiếc thay hoài công thôi. Phố đã vắng thưa rồi. Biết rằng chẳng duyên thừa. Ðể người không gặp nữa. Về nối giấc mơ xưa..

Ngày buồn dài lê thê. Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về. Làm rét mướt qua song len vào hồn. Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.
Ðời còn nhiều bâng khuâng. Có ai vì thương góp nhặt ân tình này. Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười.xin ghi kỷ niệm một đêm thôi.
Các sáng tác nổi tiếng của TP : Ai Cho Tôi Tình Yêu, Nửa Đêm Ngoài Phố, Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm, Mưa Nửa Đêm, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chiều Cuối Tuần, Đêm Tâm Sự... và còn rất nhiều những sáng tác rất tuyệt vời.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Cali! Tiểu Bang Vàng Nay Còn Đâu?


TO: 1 recipient
Show Details

Message body



                           

                    
Tờ báo thiên hữu Pháp bên kia bờ Đại Tây Dương là tờ báo Le Figaro mà gần đây còn có một phóng sự đáng buồn cho tiểu bang Cali, đông dân nhứt Mỹ, đông người Mỹ gốc Việt nhứt Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Cali tiểu bang vàng của Mỹ, của người Mỹ gốc Việt chúng ta chỉ là một tiểu bang nhưng từng đứng so kè với nước Pháp, nay còn đâu!
Với 16.3% dân số sống dưới mức nghèo khó. Như Cô Sheila Magsby - do báo Figaro viết trong phóng sự - thất nghiệp ba năm, suốt ba năm chạy đôn chạy đáo  hết trung tâm tìm việc này đến trung tâm khác, vỏ xe mòn, tay lái mỏi, sau 36 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người nữ thơ ký  bốn mươi tuổi này với hai mươi năm kinh nghiệm làm thơ ký ở Los Angeles vẫn chưa  tìm được việc làm dù  sẵn sàng nhận một việc làm với mức lương tối thiểu. Từ một tiểu bang dứng ngang hàng Pháp đệ ngũ siêu cường kinh tế, mấy năm kinh tế Mỹ suy thóai Cali sụt xuống hạng  tám.
                          

Với mức thất nghiệp 12.1%,  cao hơn tòan quốc 9.1%, chỉ đỡ hơn TB Nevad13,4 %.  Chỉ riêng vùng San Francisco, trái tim của nền kỹ nghệ kỹ thuật cao và Internet thì hơi đỡ  một chút nhờ  công ty  Twitter và Facebook tiếp tực thu dụng người làm. Phần còn lại tòan tiểu bang vàng lún sâu trong thất nghiệp và suy thóai kinh tế. Còn Miền Trung Cali  đồng bằng  San Joaquin Valley, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 40%  tại nhiều thành phố. Miền Nam gần biên giới nước Mễ , thất  nghiệp cao 26%  đối với cư dân quần cư ở 'El Centro.
Với kinh tế ngưng đọng, thị trường chứng khóan tuột dốc, khủng khỏang tài chánh nhà đất, công ăn việc làm khó khăn, khan hiếm.  Tháng Tám rồi - ở lãnh vực tư-  các cơ sở sản xuất kinh doanh cho nghỉ việc 8400  người trong khi từ đầu năm đến đó tiểu bang chỉ tạo dược 98.500  việc làm, vừa ngám với số lao dộng trẻ đúng tuổi tham gia vào thị trưởng nhân dụng.
Ở lãnh vực công,  3600  giáo chức bị cho nghỉ việc. Có người phải chạy kiếm sống cho gia đình bằng cách đi giữ trẻ, săn sóc người già (những việc làm ngòai chuyên môn, uổng phí công sức học hành) với giá 50 Đô một ngày làm việc  – thấp hơn đồng lương tối thiểu.
                           

Người đông việc ít, việc mới tạo ít hơn việc mất đi khiến trung bình có ba trăm người xin cho một việc làm. Có người phải đi học nghế khác, hay làm việc ngòai chuyên môn được đào, làm việc với đồng lương tối thiều vẫn không kiếm ra việc làm như Cô Sheila Magsby nói ở trên .
Có người không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp vì hưởng quá thời hạn luật định mà kiếm không ra việc làm. Nên 16,3 %  sống dưới mức nghèo khó. Nhà bị ngân hàng siết. Chưa đến tuổi đủ điều kiện hưởng MediCal rơi vào gần 50 triệu người Mỹ không có một thứ bảo hiểm y tế công hay tư nào. Theo bộ Lao dộng của TB Cali  có khỏang 300 người tranh nhau xin  một việc làm mổi khi có thông báo cần người.
Nên chánh quyền Cali rất thiết tha với kế họach tạo việc làm của TT Obama công bố gần đây. Ba tỷ chín Đô la dành cho việc tân trang hạ tầng cơ sở TB Cali có thế tạo ra  51.500  việc  làm,  37.000  giáo chức có thể trở lại trường. Nhưng số tiền TT Obama hứa đó còn nằm ở Quốc Hội.

Cali đã hơn một lần bên bờ phá sản. Tin  trên Việt Báo, hồi  cuối tháng 1 năm 2009, nhân chuyền viếng thăm quí vị cao niên ở ba nhà dưỡng lão, Dân biểu Tiểu bang Cali, Luật sư Trần Thái Văn thưa cùng quí cụ, “Hiện nay ngân sách tiểu bang đang trong cơn khủng hoảng và có thể bị thâm thủng khoảng 42 tỷ Mỹ kim tính đến cuối tháng 6 năm naỵ. Dân biểu Văn cho biết đến cuối tháng 2 sắp đến, ngân sách tiểu bang sẽ cạn tiền và  không có khả năng thanh toán cho bất cứ ai”. Còn Giám sát viên Janet Nguyễn  lúc bấy giờ đưọc cử làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám sát Quân Cam, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông nhứt Mỹ, trong Nhật Ký trên mạng cũng nói điêu  không vui của Quận Cam. Tổng Uûy Viên Ngân Khố John Chiang cho biết sẽ đình hoãn chi trả những công chi quan yếu nếu Thống Đốc và Lập pháp không thể đưa ra những giải pháp để giải quyết cơn khủng khoảng tài chánh ở Cali. Còn  thông tấn xã  AFP và báo Liberation của Pháp đi tin còn thảm hơn, “Cali  gần kề phá sản”.

Cali là tiểu bang đông dân và kinh tế mạnh nhứt Mỹ. Cali là tiểu bang có ngưòi Mỹ gốc Việt, đông nhứt Mỹ tức đông nhứt thề giới, chỉ sau công đồng ngưòi Việt trong nước đang sống trong gông kềm CS Hà nội thôi. Tìền trợ cấp an sinh xã hội Cali chơi ngon nhứt, giúp người lớn tuổi nhiều nhứt, cho thêm 200 mấy Đô, cao hơn tất cả các tiểu bang. Về diện tích Cali ngang với nước Ý nhưng có chỉ có 36 triệu rưởi dân. Mà về kinh tế Cali đứng hàng thứ 8 so với các siêu cường kinh tế trên thế giới. Nhưng tỉểu bang vàng đang gặp khó khăn. Đã 5 năm  thời Ông Arnold Schwarzenegger làm Thống Đốc, Ông đã gắn một đồng hồ khiếm hụt ngân sách ở tòa nhà Capitol nơi thủ phủ Sacramento. Cứ 1 giây thì ngân sách Cali khiếm hụt 500 Đô la.  
Ông  phải đề nghị công chức TB Cali phải  nghi 2 ngày không lương để tiết giảm chi phí nhân viên và điều hành. Ông còn đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng. Nhưng phải có đa số tuyệt đối tức 2 phần 3 Quốc Hội đồng ý mới được. Quốc Hội Cali do đảng Dân Chủ kiểm soát. Chưa có một dự án thoả hiệp dàn xếp nào.Thống đốc mới của Cali lên cùng Đảng Dân Chủ với đa số dân biểu nghị sĩ Quốc Hội Cali. Ông  lãnh một gánh nặng công nợ của tiểu bang, tìm cách gỡ nhưng chưa thấy dấu hiệu lạc quan nào.

Trở lại cộng đồng ngươi Mỹ gốc Việt ở Cali của chúng ta, một cộng đồng đông người Mỹ gốc Việt nhứt so với các tiểu bang. Nhiều đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại đã hơn một lần lên tiếng kêu gọi kế hoạch hoá việc gởi tiền và đi VN. Sẵn dịp nền tài chánh kinh tế Cali khó khăn người Mỹ gốc Việt có thể cùng chia xẻ với dân Cali nói chung. Người Việt có câu "cứu ngặt chớ không ai cứu nghèo" để bà con ở nước nhà liệu cơm gắp mắm, không ỷ lại vào cái vú sữa ở ngọai quốc gởi về. 

Người Pháp có câu "từ thiện sắp đặt đúng bắt đầu từ mình trước", trừ khi tang gia hữu sự ở nước nhà, cực chẳng đả phải đi VN. Chớ bỏ ra cả ngàn tiền máy bay để đi VN, mới tới phi trường mà thấy bộ mặt “hình sự” của công an, hải quan VC đã mất hứng du lịch rồi. Đó là chưa nói những bịnh hoạn do đồ ăn thức uống, bò lạc, cỏ non ô nhiễm bịnh xã hội làm khổ thân và gia đình khi trở lại Mỹ nữa.

Muốn hay không muốn bây giờ Mỹ cũng như các quốc gia  người Việt định cư và nhập tịch ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu hiện là nước nhà của người Mỹ, Pháp, Anh, v.v. gốcViệt;  và VN chỉ là cố quốc thôi. Chế độ CS đang kềm kẹp VN. Tiền của những ngưòi CS Hà nội gọi là Việt Kiều gởi  càng nhiều  thì CS Hà nội càng có nhiều ngoại tệ  mạnh. Sưu khảo cho biết tiền của người Việt hải ngọai gởi về thừa để nuôi, trang bị, cho quân đội và công an cánh sát của CS Hà nội hai cánh tay chuyên chính vô sản kềm kẹp đồng bào trong nước.
Quyền phát hành tiền VN là quyền của Đảng Nhà Nước, muốn in bao nhiêu đề đổi lấy ngọai tệ gởi về CS  làm cũng được và không ai biết vì CS Hà nội xếp việc ấy vào hồ sơ bí mật quốc gia như ngân sách của đảng CSVN và sức khoẻ của lãnh tụ Đảng. Ngoại tệ nào vì thế sau cùng rồi ra cũng vào tay nhà cầm quyền CS Hà nội vì ngưòi Việt phải đổi ra tiền VNCS để xài.
“Việt Kiều” càng về kiếm cỏ non bò lạc ở VN thì CS Hà nội càng có lý do tuyên truyền hoà giải hoà hợp, gia đình ở ngoại quốc càng dễ mất hạnh phúc, và lớp thiếu nữ VN càng bị hư  hỏng thêm