REUTERS/ KHAM
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống Kê Việt Nam công bố vào hôm nay, 24/06/2011, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Sáu 2011 tăng 20,82% so với đúng một năm trước đây. Đây là tỷ lệ lạm phát được coi là cao nhất trên thế giới. Từ tháng 8/2010 chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam liên tục gia tăng, cho dù vẫn chưa đạt ngưỡng kỷ lục 28,3 % của tháng Tám 2008.
Đầu tháng Sáu, kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Deepark Mishra, đã cho biết là giới chuyên gia chờ đợi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng Sáu dao động ở mức khoảng 22%. Tuy nhiên, theo Ngân Hàng Thế Giới, chỉ số nói trên sẽ được điều chỉnh lại và có nhiều khả năng sẽ hạ xuống còn khoảng 15% vào cuối năm nay nhờ các biện pháp hạn chế tín dụng và tiền tệ của chính quyền Việt Nam.
Nhiều kinh tế gia cho rằng Nhà nước Việt Nam trong một thời gian dài đã đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng nhưng gần đây, bài trừ lạm phát đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Việt Nam.
Một trong những biện pháp giúp Việt Nam kềm chế lạm phát được AFP nhắc đến là chính phủ đã ra chỉ thị cho các ngân hàng thương mại duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dưới ngưỡng 20% trong năm nay. Bên cạnh chính sách giới hạn tiền tệ, Việt Nam còn đề ra các biện pháp cắt giảm các khoản đầu tư và chi tiêu công cộng. Tuy nhiên trả lời hàng AFP, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng lo ngại là các biện pháp nhằm đẩy lui lạm phát sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về phương diện kinh tế và xã hội.
Về phần mình, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận xét : Thách thức trước mắt đối với Việt Nam vẫn là giải quyết lạm phát và do vậy, Việt Nam cần tăng lãi suất chỉ đạo.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hồi tháng Năm 2011, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ lạm phát cao nhất và đáng quan ngại hơn cả là trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá lương thực, thực phẩm tại Việt Nam đã tăng hơn 22%. Chính phủ Việt Nam kỳ vọng kềm hãm lạm phát ở mức 15% cho toàn năm 2011, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 7% đã đề ra vào đầu năm nay.
Nhiều kinh tế gia cho rằng Nhà nước Việt Nam trong một thời gian dài đã đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng nhưng gần đây, bài trừ lạm phát đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Việt Nam.
Một trong những biện pháp giúp Việt Nam kềm chế lạm phát được AFP nhắc đến là chính phủ đã ra chỉ thị cho các ngân hàng thương mại duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dưới ngưỡng 20% trong năm nay. Bên cạnh chính sách giới hạn tiền tệ, Việt Nam còn đề ra các biện pháp cắt giảm các khoản đầu tư và chi tiêu công cộng. Tuy nhiên trả lời hàng AFP, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng lo ngại là các biện pháp nhằm đẩy lui lạm phát sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về phương diện kinh tế và xã hội.
Về phần mình, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận xét : Thách thức trước mắt đối với Việt Nam vẫn là giải quyết lạm phát và do vậy, Việt Nam cần tăng lãi suất chỉ đạo.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc được công bố hồi tháng Năm 2011, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ lạm phát cao nhất và đáng quan ngại hơn cả là trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá lương thực, thực phẩm tại Việt Nam đã tăng hơn 22%. Chính phủ Việt Nam kỳ vọng kềm hãm lạm phát ở mức 15% cho toàn năm 2011, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 7% đã đề ra vào đầu năm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét