Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Ông Phạm Minh Hoàng đã nộp đơn kháng cáo

Description: cid:9679536A4EAA4F05BD2774120A63C242@TranBinhPC
Ông Phạm Minh Hoàng bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế ngày 10/08/2010, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vietnam News Agency / AFP
Ngày hôm nay, 1/9/2011, theo AFP, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã gửi đơn đề nghị phúc thẩm bản án 3 năm tù, vừa được tuyên tại toà án thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/8/2011. Bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của ông Phạm Minh Hoàng, đã xác nhận điều này.
Theo bà Lê Thị Kiều Oanh, gia đình đã tiếp xúc với tòa án và được cho biết tòa đã nhận đơn phúc thẩm. Bà Oanh bổ sung thêm, bà không biết chồng mình đã thảo ra đơn này dựa trên những cơ sở nào, nhưng bà tin chắc, ông Phạm Minh Hoàng đã bị kết án sai.
Ông Phạm Minh Hoàng, quốc Pháp gốc Việt, bị bắt ngày 13/8/2010. Gần một năm sau, ngày 10/8/2011, tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã kết án ông Phạm Minh Hoàng 3 năm tù giam và 3 năm quản chế. Trong phiên tòa diễn ra trong vòng nửa ngày, giáo sư Phạm Minh Hoàng, 54 tuổi, đã bị quy tội viết 33 bài báo, với bút danh Phan Kiến Quốc, nhằm « bôi nhọ hình ảnh đất nước » và âm mưu lật đổ chính quyền.
Theo AFP, trong phiên toà hôm đó, ông Phạm Minh Hoàng đã bày tỏ sự hối tiếc và đề nghị được khoan hồng. Ông khẳng định, các bài báo mà ông viết không nhằm lật đổ bất cứ ai, ông chỉ muốn chỉ trích các tiêu cực trong xã hội và cho rằng Việt Nam cần phải dân chủ hơn.
Pháp và Liên hiệp Châu Âu đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng. Ngày thứ Ba, 30/8, Paris bày tỏ "sự thất vọng sâu sắc", vì đề nghị kể trên đã không được Hà Nội lắng nghe. Giáo sư Phạm Minh Hoàng không có tên trong danh sách các tù nhân được thả trước thời hạn nhân dịp ngày Quốc khánh 2/9.
Như lệ thường vào dịp này, Việt Nam có đợt ân xá lớn. Trong đợt ân xá năm nay, trong số hơn 10.000 tù nhân được thả trước thời hạn, có hai người đấu tranh cho dân chủ được trả tự do, ông Nguyễn Văn Tính (69 tuổi) và ông Trần Đức Thạch (59 tuổi), bị bắt vào cuối năm 2009.
Ngày thứ Ba, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero cho biết : « Ông Phạm Minh Hoàng đã bị bắt và bị kết án tù, giống như nhiều người khác ở Việt Nam, chỉ vì ông đã thể hiện các quan điểm riêng của mình ». Vào cuối năm 2009, theo Amnesty International, tại Việt Nam, có khoảng 12 người đã bị bỏ tù, vì thể hiện quan điểm chính trị một cách hòa bình. Trong khi đó, Việt Nam khẳng định đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền.

HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải và LM Nguyễn Văn Lý
Cũng về nhân quyền tại Việt Nam, ngày hôm qua 31/8/2011, tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW đã ra tuyên bố yêu cầu Việt nam trả tự do cho hai nhà bất đồng chính kiến, là ông Nguyễn Văn Hải, người viết blog, bút danh "Điếu Cày", 59 tuổi, và linh mục Nguyễn Văn Lý, 65 tuổi, được trả tự do từ ngày 15/3/2010 để điều trị bệnh, nhưng sau đó, đã bị bắt giam trở lại vào tháng Bảy để thụ lý nốt án tù 5 năm.
Ông Nguyễn Văn Hải đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, được thành lập tháng 9/2007. Ông bị bắt ngày 17/4/2008 và bị kết án 2 năm rưỡi tù vì tội trốn thuế. Tuy nhiên, sau khi mãn hạn tù, ông lại tiếp tục bị giữ lại, vì cáo buộc « tuyên truyền chống nhà nước ». Kể từ đó, gia đình không có tin tức gì về ông. Trung tuần tháng Bảy, có tin ông bị mất một cánh tay và bị đau nặng. Năm 2009, blogger Nguyễn Văn Hải được nhận giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett.
Linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những người đồng sáng lập Khối 4806, một nhóm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, thành lập vào ngày 08/04/2006. Năm 2007, ông Nguyễn Văn Lý bị kết án 8 năm tù vì bị cáo buộc « tuyên truyền chống nhà nước ». Linh mục Nguyễn Văn Lý đã từng hai lần nhận giải thưởng Hellman/Hammett vào năm 2004 và 2008. Hiện tại sức khỏe ông rất kém, ông đang bị liệt, có khả năng bị tai biến não.

VN phải đặc xá cho tất cả những người bất đồng chính kiến bị cầm tù nhân lễ Quốc khánh
Trà Mi-VOA Thứ Năm, 01 tháng 9 2011
Description: cid:B260AA019C9147649EC732C377951BD1@TranBinhPC
Hình: REUTERS
Việt Nam loan báo sẽ ân xá cho hơn 10 ngàn tù nhân trong dịp lễ Quốc khánh năm nay.
Đó là lời kêu gọi của hai tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới phản hồi trước loan báo của chính quyền Hà Nội về việc ân xá cho hơn 10 ngàn tù nhân trong dịp lễ Quốc khánh năm nay.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại Anh và Mỹ và tổ chức bảo vệ ký giả mang tên Phóng viên Không biên giới trụ sở ở Pháp yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng trong các công ước quốc tế.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới đặc biệt lưu ý tới trường hợp của các nhà hoạt động như ông Vi Đức Hồi, người từng nhận giải thưởng do tổ chức Human Rights Watch trao tặng hồi năm 2009, giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng, thanh niên công giáo Paulus Lê Sơn, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, và Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Thông cáo báo chí của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch bày tỏ quan ngại về tình trạng của nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và linh mục Nguyễn Văn Lý.

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với VOA Việt Ngữ:
“Cách tốt nhất để chính phủ Việt Nam ăn mừng lễ Quốc khánh là trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị tại Việt Nam, ưu tiên hàng đầu là phải phóng thích vô điều kiện những người bất đồng chính kiến đang cần chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, tôn trọng nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm, cũng như chấm dứt việc bắt bớ, giam cầm các công dân thực hành những quyền căn bản của con người một cách ôn hòa.”
Người nhà của blogger Nguyễn Văn Hải được biết ông đã bị mất tay trong thời gian bị cầm tù, nhưng tới nay chính quyền vẫn không cho phép thân nhân và luật sư vào thăm gặp. Hiện không rõ blogger Điếu Cày đang bị giam ở đâu và tình hình sức khỏe như thế nào. Linh mục Lý bị một khối u trong não và đã 3 lần bị đột quỵ.
(Nguồn: VOA interview + RSF + HRW)
Tin liên hệ
Các nhà hoạt động này là giáo dân thuộc Giáo phận Vinh từng tham gia các cuộc tuần hành chống Trung Quốc tại Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét