Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Dân Chơi Hà Nội

04/22/2011
Tác giả : Vi Anh

Đây là dân chơi Hà nội, theo Phùng Nguyên viết trên báo Tiền Phong. Dân chơi Hà nội thời CS chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Con cháu các cụ cả” và những người ăn theo chơi sang, chơi trội như ngạo nghễ những người Việt hải ngoại, nhiều nhứt ở Mỹ, chuyên sống bằng nghề gây quỹ đem tiền về cứu trợ, làm từ thiện, làm phước ở VN. Dân chơi Hà nội “chơi” giày sang Ý 22 triệu đồng VN, khoảng 1,100USD. Túi xách da 80 triệu đồng, còn túi Louis Vuitton, giá 245 triệu đồng, cô nhân viên bán hàng cười: “Người Việt Nam mua nhiều lắm, vào đây chủ yếu người mình. Anh không biết đấy thôi, nhiều bà vào đây mua túi xách dày dép cả trăm triệu đồng mà như mua mớ rau, con tép”. “Nhiều địa chỉ bán đồ hiệu của D&G, Just Carvalli, Versace, Armani, Louis Vuitton trên phố Tràng Tiền, ở Vincom Tower, Parkson. Quý ông bỏ ra 120 triệu khoảng 600USD để tậu bộ veston của Ý đã trở nên bình thường. Hà Nội có nhiều xe hơi loại cực kỳ siêu: đã có những siêu xe triệu đô như Bentley Continental GT, Porsche Cayenne, Lamborghini Murcielago, Chrysler 300C Limousine. Còn loại Lexus, BMW, Bentley, Mercedes, Porsche, Range Rover là chuyện thường. Hà Nội hiện có vài chục chiếc Roll – Royce Phantom loại này.
Trong năm 2010, khi kinh tế đất nước đang rất khó khăn thì thì Bộ Tài Chánh chính thức cho biết tổng số tiền mà nước ta chi để nhập hàng xa xỉ phẩm là 10 tỷ USD.
Rượu Tây, thịt bò Kobe có người Mỹ gốc Việt cả đời chưa được thưởng thức một lần, nhưng đối với dân chơi Hà nội là “chuỵên thường ngày” ở huyện. Họ ăn như trâu ăn cỏ, nhậu như trâu uống nước tại các nhà hàng ngoại quốc bốn năm sao. Một bữa nhậu vài người của họ tốn cả ba bốn tỷ tức cả mấy chục ngàn USD là chuyện thường.
Thế mà có một số ít người Việt hải ngoại vốn là những người tỵ nạn CS khoe về VN ăn chơi và làm phước; nghĩ cũng mắc cỡ trước việc dân chơi Hà nội giàu nứt đố đổ vách, quăng tiền qua cửa sổ như thế.
Với túi tiền của người Mỹ gốc Việt hay người Việt hải ngoại ở Âu, Mỹ, Úc không đủ để “boa” cho người phục vụ chớ đừng nói ăn với nhậu, hay làm từ thiện.
Nội hai chữ “đi” “về” VN thôi là một vấn đề tranh luận. Về địa lý về là trở lại xứ gốc như du học sinh “đi Tây”, sau khi tốt nghiệp trở về Việt Nam ở và làm việc. Còn “đi” Việt Nam thăm cố quốc, cố hương rồi quay trở lại nơi định cư coi như xứ gốc là quê hương thứ hai. Cho đến bây giờ có thể mạnh dạn nói số người đi Việt Nam thì nhiều, và số người về Việt Nam ở lại rất là ít -- không đáng kể.
Về chánh trị, có người nói Việt Nam là đất nước nhà của người Việt trong ngoài nước, chớ không phải của VC. VC chỉ “tạm chiếm,” quan chỉ nhứt thời, dân mới vạn đại. Nên chữ Việt Nam là chỉ nước Việt Nam, còn Việt Nam Cộng sản là chỉ chế độ CS Hà Nội đang cai trị Việt Nam, cai trị không do dân tự do bầu lên mà đảng cử dân bầu nên không gọi là chánh quyền mà gọi là nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền này của Đảng CS, vì đảng CS, do Đảng CS nằm tại Hà nội nên gọi là nhà cầm quyền CS Hà nội như gọi nhà cầm quyền Trung Cộng là nhà cầm quyển CS Bắc Kinh – chớ không có ý kỳ thị Nam Bắc gì cả. Do vậy, kể cũng tội nghiệp cho người làm truyền thông tiếng Việt, “con nhiều cha rất khó chiều,” hễ dùng chữ Việt Nam mà thiếu chữ CS phía sau thì có người gọi vào báo, kêu vô đài “sửa mũi mấn liền”.
Trở lại vấn đề về đi VN ăn chơi, làm từ thiện. Người Việt hải ngoại đi VN, nếu có ăn thì cũng ăn tại những hàng quán kha khá một chút, chớ tiền đâu mà vào nhà hàng năm sao như dân chơi Hà nội. Thế thì khó tránh mối lo dài dài và lớn lao nhứt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở VN quá bết bát. Ngay khi kỹ không cơm hàng cháo chợ, ăn ở nhà bà con đi nữa, thì thực phẩm, rau cải cũng phải mua, nó ô nhiểm khi nuôi trồng rồi.
Còn chơi thì đừng mong có bò lạc, cỏ non như những người đứng đường, dân mối, lái xe taxi, honda ôm chỉ dẫn. Bịnh xã hội ở VN trong giới giang hồ cao nhứt đến TT Bush còn phải viện trợ ngăn ngừa bịnh Aids mà ở VN gọi là Sida.
Đó là chưa nói tai hoạ lây truyền cho vợ hay chồng. Cái gì không biết cho vợ chồng dù gốc Việt ở Mỹ mà biết người phối ngẩu phản bội có tang chứng như vậy là coi như “anh đi đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi” rồi.
Chưa có số thống kê về số người về VN làm ăn ở khá lâu và đi VN chơi làm phước, gia đình ly tán, nhưng nghe nói khá nhiều trong hàng ngũ người Mỹ gốc Việt.
Kế đến là đi về VN làm phước. Chuyện này lại càng tréo cẳng ngỗng nữa. Cán bộ, đảng viên CS, và những người ăn theo giàu nứt đố đổ vách, ăn chơi, xài tiền như quăng qua cửa sổ. Họ sống nhờ dân, nhờ nước thì họ phải trả lại cho cộng đồng quốc gia dân tộc chớ. Tại sao họ không làm mà người Việt hải ngoại bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng, làm lại cuộc đời từ đầu mà những tổ chức và những người chuyên sống bằng nghề gây quỹ cứ bòn vét người Việt hải ngoại để đem tiền về VN làm phước. Có giúp thực không. Có giúp trực tiếp đến người dân không hay để cho ban xã hội, ủy ban và công an CS ăn xới, ăn bớt mới cho hợp dân phát chẩn, trị bịnh, v,v...
Vã lại nhà cầm quyền CS Hà nội cũng có mời, có thỉnh những người sống bằng nghề từ thiện về làm đâu. Trong chế độ CS, công tác từ thiện là độc quyền của Đảng Nhà Nước và Mặt Trận Tổ Quốc. Họ không kêu gọi mà len lỏi, bon chen, xin xỏ về làm, phải chăng vì muốn áo gấm trở về làng, khoe giàu khoe sang với đồng bào, dù số tiền làm từ thiện của “Việt Kiều” đem về không đủ cho con cháu cán bộ có chức có quyền chơi trong một bữa tiệc nhỏ nữa.
Xin nhắc lại nhập cảng xa xí phẩm thôi, một năm là 10 tỷ Đô là cho dân chơi Hà nội, thì số tiền của những người sống bằng nghề từ thiện đem về VNCS chẳng thấm tháp vào đâu cả. CS đâu có coi ra gì. Có người làm từ thiện phải chạy chọt, làm “thủ tục đầu tiên”, đút lót cho đảng viên, cán bộ địa phương, họ mới cho họp dân phát chẩn chụp hình đem về Mỹ khoa trương, chứng minh là giao thẳng cho dân.
Vi Anh

HOA ĐẸP CÓ ĐỘC

HOA ĐẸP CÓ ĐỘC !!!!!


Có thể bạn không biết, đằng sau vẻ quyến rũ tưởng chừng vô hại của những loài hoa đẹp quanh ta lại là mối nguy hiểm khôn lường.
 Hãy cũng ngắm nhìn vẻ đẹp của một số loài có chứa độc tố để biết nhé!
1. Cây hoa phụ tử – Tên gọi khoa học: Aconitum
Tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố cao. Chiến binh cổ đại thường sử dụng hoa phụ tử để đầu độc nguồn nước kẻ thù của họ.
 Chất độc trong cây gây ngứa ran và tê trong miệng, sau đó là ruột, tiếp theo là hiện tượng nôn mửa, ngạt thở.
Vẻ đẹp quyến rũ của...                      hoa độc - Tin180.com (Ảnh 1)

Vẻ đẹp quyến rũ của...                      hoa độc - Tin180.com (Ảnh 2)


2. Cây Phi Yến – Tên khoa học: Delphinium
Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa một chất có tên gọi Alkaloid delphinine gây ra nôn mửa nếu ăn một lượng nhỏ,
 có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm với số lượng lớn.
Vẻ đẹp quyến rũ của...                      hoa độc - Tin180.com (Ảnh 3)

Vẻ đẹp quyến rũ của...                            hoa độc - Tin180.com (Ảnh 4)


3. Cây Thủy Tùng – Tên khoa học: Taxus Baccata

Thủy tùng có trái màu đỏ mọng rất ngon mắt nhưng thực tế loại cây này có chứa độc tố Tananes, chất độc này tập trung nhiều nhất trong phần hạt.
 Nhiều người đã tự tử bằng cách nuốt lá và nhai hạt thủy tùng.
Vẻ đẹp quyến rũ của...                      hoa độc - Tin180.com (Ảnh 5)

Vẻ đẹp quyến rũ của...                      hoa độc - Tin180.com (Ảnh 6)


4. Cây Hoa Đỗ Quyên – Tên khoa học: Rhododendron occidentale
Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn,
 chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Vẻ đẹp quyến rũ                            của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 7)
5. Cây ngoắt nghẻo – Tên khoa học: Gloriosa superba
Củ và hạt có chất kịch độc Colchicine và một số chất Alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác,
 nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Vẻ đẹp quyến                                rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 8)


6. Cây Ngọc Trâm – Tên khoa học: Cyclamen persicum

Củ của cây này có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa. Vẻ đẹp quyến                                rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 9)

Vẻ   đẹp   quyến                   
             rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 10)


7. Cây Hoa Thủy Tiên – Tên khoa học: Narcissus

Củ của cây có chất AlkaloidsLycorine gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân , hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
Trên thân cây còn có độc tố có thể gây viêm da.
Vẻ   đẹp quyến                                        rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 11)

Vẻ đẹp quyến                                rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 12)


8. Cây Hoa Trúc Đào – Tên khoa học: Oleander

Tất cả các bộ phận của cây đều có độc. Nếu dùng củi trúc đào để đốt, khói của nó có thể dẫn đến các phản ưng nguy hiểm ở phổi gây tử vong.
Vẻ   đẹp   quyến                                rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 13)


9. Cây Hoa Hồng Môn – Tên khoa học: Anthurium
Các cuống và lá cây đều có độc, nếu ăn phải thì miệng sẽ nóng bừng rồi sưng và nứt nẻ.Tiếng nói sẽ trở nên khàn và cảm thấy khó nuốt.
Tuy nhiên, các triệu chứng trên sẽ tự mất dần.
Vẻ đẹp quyến                                    rũ của... hoa độc - Tin180.com (Ảnh 14)

10. Cây Hoa Thiên Điểu – Tên khoa học: Strelitzia reginae
Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột.Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Vẻ đẹp quyến                                rũ của... hoa   độc - Tin180.com (Ảnh 15)


11. Cây Hoa Cẩm Tú Cầu – Tên khoa học: Hydrangea macrophylla
Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Vẻ                                            đẹp quyến rũ của... hoa độc -                                            Tin180.com (Ảnh 17)



VINH-TRẦN & XUÂN-NGUYỄN

Gia tăng đàn áp đối lập sẽ dẫn đến sụp đổ

Gia tăng đàn áp đối lập sẽ dẫn đến sụp đổ

2011-04-27
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục gia tăng đàn áp những tiếng nói đối lập ôn hòa, như giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư, hoặc bắt họ đi mất mà không đưa ra một lý do nào.
AFP
Họa sĩ Ngải Vị Vị đứng trước studio của ông ở Thượng Hải bị phá hủy ngày 11 Tháng 1 năm 2011.
Cũng trong tuần này, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có các cuộc đối thoại về nhân quyền tại Bắc Kinh, trong khi các cuộc đàn áp gia tăng.
Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn ông Nguỵ Kinh Sinh, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, đã từng trải qua gần 20 năm trong nhà tù Trung Quốc, và được mệnh danh là “Cha đẻ của phong trào dân chủ Trung Quốc”.

Đàn áp vì sợ hãi

Ngọc Trân: Xin ông cho thính giả đài Á châu Tự do biết về việc đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư mà chính phủ Trung Quốc thực hiện trong thời gian gần đây?
Ông Ngụy Kinh Sinh: Chính phủ Trung Quốc gia tăng đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền trong thời gian gần đây, là vì họ thiếu tự tin. Đặc điểm của việc đàn áp này là họ có thể sử dụng việc tạm giam bất hợp pháp đối với các nhà hoạt động nhân quyền. Trên danh nghĩa, được gọi là "cư trú dưới sự giám sát", nghe có vẻ thoải mái hơn so với việc giam giữ bình thường, nhưng trên thực tế, có thể tước đi quyền tự do cá nhân mà không cần bất kỳ thủ tục pháp lý nào.
"Cư trú dưới sự giám sát" thậm chí còn khắc nghiệt hơn cả khi bị tước đoạt tự do cá nhân một cách hợp pháp, điều đó có nghĩa là các nghi phạm bị mất đi các quyền được pháp luật bảo vệ.
"Cư trú dưới sự giám sát" thậm chí còn khắc nghiệt hơn cả khi bị tước đoạt tự do cá nhân một cách hợp pháp, điều đó có nghĩa là các nghi phạm bị mất đi các quyền được pháp luật bảo vệ. Chẳng hạn như, trường hợp của ông Ngải Vị Vị, một họa sĩ nổi tiếng thế giới. Họ không thông báo cho gia đình và người thân của ông Ngải, cũng như ông không được phép gặp các luật sư.v.v... Nên trên thực tế, ông ấy bị bắt cóc bởi những kẻ cướp, vì vậy, Liên Hiệp Quốc gọi đó là ‘sự cưỡng chế biến mất’.
Những người khiếu kiện  tập họp ngay tại Bắc Kinh phản đối chính quyền tham nhũng. AFP
Những người khiếu kiện tập họp ngay tại Bắc Kinh phản đối chính quyền tham nhũng. AFP
Do các luật sư bảo vệ nhân quyền nhằm ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp của Đảng Cộng sản, nên chế độ cộng sản đã gia tăng khủng bố các luật sư, như trường hợp của ông Lý Trang ở Trùng Khánh xảy ra gần đây. Đặc điểm của họ là buộc tội bằng khái niệm mơ hồ, chẳng hạn như tội khai man, để đưa các luật sư vào tù. Cùng lúc, họ sử dụng sự dàn xếp bịp bợm để buộc các luật sư nhận tội, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn vai trò của các luật sư, buộc các luật sư phải rút lui khỏi việc bảo vệ quyền lợi, và biến các luật sư trở thành đồng lõa với sự khủng bố của nhà chức trách, chống lại người dân.
Ngọc Trân: Được biết, chiến dịch đàn áp này là một trong những chiến dịch đàn áp khốc liệt nhất trong những năm qua. Một số nhà phân tích cho rằng chiến dịch đàn áp này có liên quan đến những lời kêu gọi trên mạng ở Trung Quốc về cuộc "cách mạng hoa lài", tương tự như ở Trung Đông và Bắc Phi. Ông có nghĩ như vậy không? Ông có biết vì sao chính phủ Trung Quốc làm những gì mà họ đang làm gì, liên tục đàn áp những tiếng nói đối lập ôn hòa?
Đấu tranh giai cấp ở Trung Quốc đã phát triển đến mức sụp đổ có thể sắp xảy ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sợ hãi, cả những chuyện thật hay tưởng tượng, không phải là mối đe dọa nhưng họ nghĩ là đe dọa, xem cây, cỏ như những người lính thật.
Ông Ngụy Kinh Sinh: Vâng, đúng như các nhà phân tích đã nói. Mục đích của việc bắt giữ ông Ngải Vị Vị là do nhầm lẫn ông có liên quan đến tin đồn về cuộc cách mạng hoa lài. Đấu tranh giai cấp ở Trung Quốc đã phát triển đến mức sụp đổ có thể sắp xảy ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sợ hãi, cả những chuyện thật hay tưởng tượng, không phải là mối đe dọa nhưng họ nghĩ là đe dọa, xem cây, cỏ như những người lính thật. Để giữ chế độ độc tài, độc đảng, họ làm việc cẩu thả, vô nguyên tắc, vô đạo đức.
Càng gia tăng đàn áp, càng sớm sụp đổ
Ngọc Trân: Những người như ông Ngải Vị Vị, các cộng sự, và luật sư của ông Ngải, ông Lưu Hiểu Nguyên, đã thắp lên ngọn lửa cho thế hệ trẻ ở Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng việc bắt giữ những người này bất hợp pháp sẽ dập tắt ngọn lửa, hay là sẽ làm bùng lên một ngọn lửa khác lớn hơn?
Một số chuyên gia nói rằng, việc đàn áp khốc liệt của chính phủ Trung Quốc trong thời gian qua cho thấy, đó là những nỗ lực cuối cùng của chế độ cộng sản, cố nắm giữ quyền hành bằng vũ lực. Ông có nghĩ rằng, làm như thế, tức là chính phủ Trung Quốc đang cảm thấy hồi hộp và lo lắng về sự tồn tại của họ?
Ông Ngụy Kinh Sinh: Thực tế hành vi vô đạo đức, ngang nhiên, bất hợp pháp này đã làm dấy lên sự giận dữ hơn nữa từ phía người dân. Sự phê phán và khiếu nại của công chúng liên tục xảy ra. Nếu chính phủ không có phản ứng tích cực, rất có thể toàn xã hội sẽ bị hủy hoại vì sự lừa dối về pháp luật, thay vì xã hội sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn. Thậm chí một sự phản kháng mạnh hơn, có nhiều khả năng đến từ nhiều tầng lớp quần chúng rộng lớn hơn.
Ngọc Trân: Ông có nghĩ rằng những hành vi đàn áp ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các nhà hoạt động nhân quyền hiện nay có thể được xem như một thái độ thách thức đối với Mỹ, vì Trung Quốc thấy Mỹ đang trên đà suy yếu do khủng hoảng tài chính?
Giữa tuần này, Hoa Kỳ và Trung Quốc chuẩn bị đàn phán về nhân quyền ở Bắc Kinh, giữa lúc các cuộc đàn áp gia tăng. Những người bi quan cho rằng, các cuộc thảo luận như thế sẽ chẳng đi đến đâu, như lời của ông Nicholas Bequelin, thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Hồng Kông, đã nói: “Chỉ là thảo luận mà
Những dân oan ức quỳ khóc khiếu nại trước Tòa án  thành phố Trùng Khánh,  phía Tây Nam Trung Quốc năm 2010. AFP
Những dân oan ức quỳ khóc khiếu nại trước Tòa án thành phố Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc năm 2010. AFP
không đi đến hành động”. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Ngụy Kinh Sinh: Hơn một thập kỷ nay, tôi đã giữ thái độ phê phán, chống lại các cuộc đàm phán kiểu này, bởi vì đơn giản chỉ là nói chuyện, chứ thực chất không có nội dung gì cả. Đây chỉ là cách đánh lừa người dân Mỹ, chứ không có sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề nhân quyền.
Dưới thời Tổng thống George W. Bush, chính quyền Bush đã mất kiên nhẫn về các kiểu đối thoại vô ích này, cho nên đã có một lần, họ chấm dứt các cuộc đối thoại về nhân quyền. Chỉ có cách trừng phạt như hồi thập niên 1990 mới có thể buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc giải quyết vấn đề nhân quyền một cách cẩn thận.
Ngày nay, các chính phủ phương Tây đã đầu hàng Đảng Cộng sản vì các doanh nghiệp lớn của các công ty đa quốc gia. Đó là một đòn hiểm, đánh vào quyền con người ở các nước, như Trung Quốc và Việt Nam. Và đó cũng là lý do quan trọng, giải thích vì sao tình trạng nhân quyền ở nhiều nước khác nhau đi thụt lùi.
Ngọc Trân: Liên quan đến tình trạng gia tăng đàn áp ở Trung Quốc, trong một bài viết của ông đăng trên báo New York Times mới đây, ông có nói rằng, Trung Quốc có thể trở lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Điều đó có nghĩa là gì, thưa ông?
Ông Ngụy Kinh Sinh: Có nghĩa là trở về thời kỳ Cách mạng Văn hóa về bản chất, thay vì hình thức, khi không tuân theo luật lệ mà chỉ với mục đích duy trì sự cai trị độc đoán. Các nạn nhân không chỉ là thiểu số những người chống lại chính phủ, mà còn là những người dân bình thường và các quan chức chính phủ. Điều này sẽ dẫn tới sự hỗn loạn ở Trung Quốc, và chắc chắn sẽ dẫn đến sự phản kháng bạo lực hơn. Do vậy, chế độ Cộng sản sẽ sớm sụp đổ.
Việt Nam bắt chước Trung Quốc
Ngọc Trân: Như ông đã biết, những gì xảy ra ở Trung Quốc cũng đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Nhiều tiếng nói đối lập ôn hòa đã bị bắt giam. Ông đã từng nói: “Đảng cộng sản Việt Nam bắt chước Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có tự do, dân chủ, thì Việt Nam cũng sẽ có”. Ông nghĩ có cách nào khác không? Có thể nào Việt Nam có tự do, dân chủ trước khi Trung Quốc? Lời khuyên của ông dành cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam là gì?
Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không sụp đổ, họ sẽ không cho phép người dân Việt Nam lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam. Vì vậy, sự sụp đổ của Cộng sản Trung Quốc là điều kiện tiên quyết cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác ở châu Á
Ông Ngụy Kinh Sinh: Tôi nghĩ rằng những người bạn Việt Nam nên quan sát chặt chẽ tình hình ở Trung Quốc. Có hai lý do tại sao. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng phát minh ra phương pháp đàn áp, cho nên họ sao chép việc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi các bạn học được cách của họ trước, thì các bạn có thể phòng ngừa trước.
Thứ hai, Cộng sản Trung Quốc không muốn thấy người dân Việt Nam lật đổ chế độ độc tài cộng sản, trở thành một mô hình cho người Trung Quốc. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam duy trì sự thống trị độc tài của họ.
Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không sụp đổ, họ sẽ không cho phép người dân Việt Nam lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam. Vì vậy, sự sụp đổ của Cộng sản Trung Quốc là điều kiện tiên quyết cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác ở châu Á, như Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện và các nước khác.
Ngọc Trân: Xin cám ơn ông đã giành thời gian cho buổi phỏng vấn này.

Cần một tinh thần mới của Ngày 30 Tháng 4

Cần một tinh thần mới của Ngày 30 Tháng 4

Đoàn Hùng


Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4, người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều tổ chức những sinh hoạt tưởng niệm biến cố đau buồn này. Có nơi thì tổ chức mít tinh trong tinh thần Quốc hận - Quốc kháng. Có nơi tổ chức trong tinh thần tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên đường vượt biên tỵ nạn Cộng sản. Có nơi thì tổ chức một loạt những sinh hoạt từ văn nghệ, hội thảo, đêm không ngủ…. Tất cả những nỗ lực nói trên nhắm vào việc hun đúc tinh thần Quốc hận và khẳng định quyết tâm chống lại sự cai trị bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù nội dung sinh hoạt nói trên không hề thay đổi trong 36 năm vừa qua, nhưng phải nói là số người tham gia vào những sinh hoạt tưởng niệm ngày 30 tháng 4 ngày càng ít đi. Có thể những thế hệ ra đi tỵ nạn đầu tiên nay đã quá già và không còn tinh lực để tham gia các sinh hoạt. Có thể nỗi đau của quá khứ đã phai dần với thời gian khi con người không còn đối diện với nó nữa. Tuy có nhiều lý do đưa ra để giải thích sự suy giảm này, nhưng chúng ta cần phải nhận thức một điều là người ta không thể mãi mãi giữ sự thụ động trước những mất mát quá to lớn của cả một dân tộc, mà phải phấn đấu để đưa dân tộc vươn lên tìm lấy sự tự chủ trên đất nước của mình. Nghĩa là người Việt tỵ nạn không thể nào mãi mãi ôm mối nhục mất nước, mất nhà sống lưu vong suốt đời, mối nhục nhược tiểu và lạc hậu của đất nước, mối nhục của dân tộc bị cướp đi nhân phẩm, mà phải tìm cách đấu tranh để giành lại những gì đã mất, và để được tự do sống trên quê hương của mình.
Từ nhiều năm nay, tinh thần Quốc hận của 30 tháng 4 đã chuyển thành tinh thần Quốc kháng. Người Việt tỵ nạn đã không còn ngồi than khóc hàng năm vào dịp 30 tháng 4 mà đã xác định quyết tâm đấu tranh chấm dứt ách độc tài cộng sản để quang phục quê hương. Tuy quyết tâm là như vậy, nhưng phải nói là số người tin tưởng vào lẽ tất thắng của quyết tâm này không nhiều, nếu không nói là rất mong manh xa vời. Lý do dễ hiểu là cán cân sức mạnh của hai phía đã quá chênh lệch từ lúc khởi đầu. Trong khi đảng Cộng sản Việt Nam đã có tất cả mọi thứ trong tay từ guồng máy kinh tế, quân đội, công an, nhà tù cho đến hạ tầng cơ sở, bang giao quốc tế; người Việt tỵ nạn và cả những lực lượng đối kháng ở trong nước phải khởi sự từ con số không, hai bàn tay trắng và niềm tin đã hoàn toàn bị sụp đổ sau biến cố 30 tháng 4.
Xây dựng thế trận đấu tranh trên những đổ vỡ toàn diện từ tinh thần đến vật chất như vậy không thể nào chờ đợi sự chiến thắng nhanh chóng. Khắc phục được những khó khăn để duy trì cuộc chiến đấu tiếp tục lan tỏa cho đến ngày hôm nay, phải nói đó đã là một phép mầu do giòng lịch sử oai hùng của dân tộc hun đúc, nuôi dưỡng qua những tấm gương ngời sáng ngay từ ngày đầu mất nước.
Cuộc cách mạng nào cũng dựa trên sự tương quan của ba thế lực: 1/ Nhà cầm quyền tức đảng Cộng sản Việt Nam; 2/ Lực lượng đối kháng tức là những đoàn thể, đảng phái âm thầm tranh đấu trong suốt 36 năm qua; 3/ Đại khối quần chúng bao gồm dân oan, công nhân, thanh niên sinh viên, tôn giáo, người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Ba thế lực này có những hỗ tương và liên kết giai đoạn để tạo thành những thế trận làm xoay chuyển cục diện quốc gia.
Trong thời gian khởi đầu cuộc chiến đấu, phần lớn quyền lực khống chế xã hội đều nằm trong tay đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền đưa ra những luật lệ khắt khe và họ dùng bạo lực công an, bưng bít thông tin và giáo dục ngu dân như là ba chân vạc để triệt hạ tất cả mọi mầm mống phản kháng của quần chúng và đặt người dân trong tình trạng cảnh giác và xem chừng lẫn nhau. Tức là nhà cầm quyền không chỉ dùng bạo lực đàn áp mà còn tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau, triệt hạ mọi tin yêu trong xã hội. Lực lượng đối kháng tuy được hình thành nhưng không thể hoạt động hiệu quả vì bị cô lập trong dân chúng và ít có người dám tham gia hưởng ứng vì sợ bị chế độ trả thù.
Chúng ta đã mất một thời gian rất dài, từ năm 1975 đến tận cuối năm 1991 khi mà Hà Nội bỗng chốc trở thành mồ côi giữa chợ do sự tan rã của đế quốc Cộng sản Liên Xô, dân chúng và các lực lượng đối kháng mới dần dần thoát khỏi sự khống chế toàn diện của đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1991, khi đảng Cộng sản Việt Nam mò mẫm mở cửa ra với thế giới bên ngoài, du nhập kinh tế thị trường để tìm phương tiện cứu nguy chế độ thì khả năng khống chế bị yếu đi, nên người dân đã vùng dậy khai thác những kẽ hở mở cửa để tìm cách cải thiện cuộc sống. Có thể nói từ năm 1991 đến năm 2004, xã hội Việt Nam rơi vào bối cảnh rối ren nhất, với những xung đột thượng tầng lãnh đạo về mức độ cải cách và nạn tham nhũng hoành hành ở mọi cấp. Đây là thời kỳ mà thế lực quần chúng đã có những thay đổi đáng kể, những cuộc đình công hàng loạt của công nhân, làn sóng khiếu kiện của dân oan, sự tụ tập cầu nguyện của giáo dân đòi trả lại ruộng đất, tài sản giáo hội và nhất là sự xuất hiện của nhiều nhà phản kháng trẻ đã tạo cho thế giới chú ý và tạo áp lực rất nhiều lên thế lực cầm quyền, khiến đảng CSVN không còn dám tự tung tự tác bắt giữ hay đàn áp mạnh mẽ như thời toàn trị.
Từ năm 2006, kể từ khi Khối 8406 ra đời cùng với sự xuất hiện ngay tại Việt Nam của một số đảng phái đấu tranh như đảng Thăng Tiến, đảng Vì Dân, đảng Dân Chủ Nhân Dân, đảng Việt Tân… đã tạo cho cục diện chính trị tại Việt Nam thay đổi rõ rệt với sự hiện hữu của ba thế lực: Nhà cầm quyền CSVN, các lực lượng đối kháng, khối quần chúng thầm lặng. Trong ba thế lực này, nhà cầm quyền CSVN đang cố dụ dỗ khối quần chúng thầm lặng để không chống lại chính quyền, đồng thời ngăn chận tất cả mọi sự tiếp cận giữa lực lượng đối kháng với khối quần chúng thầm lặng vì sợ bị huy động nổi loạn.
Với những chuyển biến giữa ba thế lực chính trị tại Việt Nam trong 36 năm vừa qua, chúng ta thấy rõ rằng khối quần chúng thầm lặng đã và đang chuyển mình, tuy chậm nhưng là khối nhân lực quan trọng để tạo sức ép thay đổi lên chế độ. Trong tiến trình hành động, khi các lực lượng đối kháng đến gần và huy động được khối quần chúng thầm lặng, cuộc cách mạnh sẽ bắt đầu bùng nổ lớn trên đường phố. Chúng ta phải tin tưởng viễn cảnh này không còn bao lâu nữa sẽ xảy ra trên quê hương Việt Nam. Các cuộc cách mạng mới đây và trong thời kỳ cận đại cũng đều phải đi qua những tiến trình tương tự, không phải một sớm một chiều. Khi các nỗ lực kết hợp trong nhiều năm tháng hội đủ điều kiện, sự thay đổi tất đến trong nháy mắt của lịch sử. Cuộc cách mạng Hoa Lài xảy ra tại Tunisia sau hơn 1 tháng tranh đấu, buộc nhà độc tài Ben Ali phải bỏ xứ lưu vong. Âm hưởng của cuộc cách mạng này đã lan sang Ai Cập, Bahrain, Syria, Libya… đang tạo một số những thay đổi tại vùng Cận Đông và Bắc Phi.
Đặc điểm của cuộc cách mạng Hoa Lài là sự nối kết đấu tranh giữa những con người can đảm trên các đường phố với những người khai dụng mạng Internet để truyền đạt các thông tin nhanh chóng đến người dân và thế giới, từng phút từng giờ, đã tạo một sức ép sinh tử lên chế độ. Mạng Internet còn đóng góp một phần rất lớn làm soi mòn sức mạnh của thế lực cầm quyền trong bối cảnh hiện nay là vô hiệu hóa sự bưng bít, độc quyền thông tin của đảng CSVN. Khi người dân có nguồn thông tin độc lập, có khả năng vận động qua mạng để kêu gọi tập họp theo phương thức đấu tranh bất bạo động, thế lực cầm quyền không thể nào ngăn cản nổi và phải tự sụp đổ như Tunisia, Ai Cập mà thôi.
Để cho tình hình nói trên xảy ra nhanh chóng tại Việt Nam và để cho hai thế lực quần chúng và lực lượng đối kháng có điều kiện tương hợp chống lại thế lực cầm quyền là đảng CSVN trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh tinh thần Quốc kháng ở khắp mọi nơi nhân dịp 30 tháng 4. Nói cách khác, chúng ta cần có một tinh thần mới của ngày 30 tháng 4. Đó phải là ngày quật khởi cho cuộc cách mạng Hoa Mai tại Việt Nam.
Trước hết là cần phải chấm dứt than khóc và trách móc quá khứ. Kế đến là làm tất cả những gì có thể làm để giúp cho dân oan, công nhân, thanh niên sinh viên, giáo dân có phương tiện tiếp tục cuộc đấu tranh. Ngược lại phải giới hạn nguồn tiền tiếp cứu cho chế độ Hà Nội mỗi năm 8 tỷ Mỹ Kim, bằng cách giới hạn bớt việc chuyển tiền về giúp thân nhân. Sau cùng là tích cực tham gia vào chiến dịch Tự Do Internet cho Việt Nam, để cùng hiệp sức phá vỡ mọi bức tường ngăn chận của Hà Nội, và giúp mọi người có thể thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Nếu mọi người cùng sẵn lòng, dành một chút thì giờ tối thiểu tham gia những nỗ lực nói trên, không bao lâu Ngày 30 tháng 4 vĩnh viễn sẽ là ngày quật khởi đáng nhớ.
Đoàn Hùng
Ngày 28/4/2011

Địa ngục Việt Nam

Địa ngục Việt Nam

Phóng Viên Không Biên Giới


JTD phỏng dịch
24 tháng 4 2011
Trường hợp Phạm Minh Hoàng là điển hình. Một trang blog, dăm ba bài viết về đa nguyên chính trị, về vấn đề ô nhiễm: đủ bị coi là tội phạm chống Nhà Nước Việt Nam.
Việt Nam là một thiên đường đối với du khách ngoại quốc. Chính là địa ngục đối với những người ly khai và những ký giả muốn hoàn toàn độc lập khi làm việc. Chẳng cần là ký giả cũng có thể nếm trải thời gian lâu dài trong các nhà tù Việt Nam.
Phạm Minh Hoàng chẳng có vẻ gì là một blogger vô kỷ cương hay vô trách nhiệm, khi ông ta nhân danh sự trong sáng tuyệt đối đưa lên mạng những thông tin về các vấn đề quốc gia. Đây là một người năm nay 55 tuổi, là một người cha trong gia đình, là giáo sư toán của Trường Đại Học Bách Khoa Sài Gòn. Ông là công dân Pháp, đã sinh sống 20 năm tại Pháp trước khi quyết định định cư tại Việt Nam vào đầu thập niên 2000. Từ tháng 8 năm 2010 đến nay, ông đang ở tù. Chín tháng giam cầm; tạm giam để điều tra. Thực tế, chính quyền có thể giam giữ tới 12 tháng bất cứ ai có mắc mớ với luật pháp trước khi mở phiên tòa xét xử.
Nửa giờ xét xử, 20 năm tù
Thực ra người ta không thể trách cứ ông điều gì to tát. Dù sao thì trên quan điểm của chúng tôi, chúng tôi ngạc nhiên và lấy làm buồn khi thấy cái điều bình thường dưới vòm trời những nền dân chú cổ điển của chúng tôi lại biến thành một tội ác không thể tha thứ được ở nơi khác. Một trang blog, một số bài viết về đa nguyên chính trị, về dân chủ, về sự ô nhiễm do việc khai thác quặng mỏ bô-xít trên vùng Cao Nguyên. Nhưng ở Việt Nam, điều này đủ khiến ông trở thành tội phạm cấp Nhà Nước.
Một phiên toà sẽ được mở ra trong những tuần lễ tới để phán quyết về những cáo buộc về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Ông Phạm Minh Hoàng có cơ bị nhiều năm tù, bỏ lại bà vợ và hai đứa con, cô đơn và không lợi tức, trong cơn hoảng loạn.
Người ta trông đợi nhiều hơn nữa từ chính quyền Pháp để giải cứu một trong những công dân của mình ra khỏi bước hiểm nghèo. Đúng là các biến cố trong những tháng gần đây tại Trung Đông đã thu hút sự chú ý và năng lực của chính quyền các nước và Pháp cũng thấy bị bận rộn trên hai trận tuyến Libye và Côte d’Ivoire. Nhưng, xin lỗi, cũng không thể viện cớ này, nhất là từ ban đầu, Bộ Ngoại Giao Pháp đã chỉ muốn can thiệp tối thiểu vào nội vụ. Ký Giả Không Biên Giới (RSF) đã tham gia một cuộc xuống đường do thân nhân (ông Hoàng) tổ chức trước Quốc Hội hôm thứ tư 13/4, để kêu gọi chính quyền Pháp thúc đẩy hồ sơ này.
Gia nhập được WTO năm 2007, Việt Nam tỏ ra là học trò giỏi trong giao thương quốc tế, là đối tác kinh tế lý tưởng của các cường quốc, nhưng Việt Nam vẫn không làm gì trên phương diện cai trị nhân đạo và tôn trọng nhân quyền. Từ mấy năm gần đây, ít có những quốc gia dám lên tiếng mạnh mẽ chống lại sự độc tài của đảng cộng sản và chất vấn về những sai trái độc đoán của chế độ. Ít người nhắc nhở cho họ về những vi phạm đối với chính bản Hiến Pháp của họ; các điều 50 và 69 xác quyết sự tôn trọng các quyền căn bản, trong đó có quyền hội họp, quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Ít ai tố giác những vụ vi phạm đối với một nền công lý công minh, những vụ xét xử chớp nhoáng, lạm dụng những cáo trạng xâm phạm an ninh quốc gia, không đếm xỉa đến quyền biện hộ và quyền tham khảo hồ sơ của các luật sư. Nửa giờ xét xử, không có luật sư và chày vồ chánh án nện xuống: 20 năm tù!
Sợ hãi Hoa Lài
18 nhà ly khai hay những người bảo vệ nhân quyền năng nổ trên mạng hiện đang nằm sau chấn song nhà tù Việt Nam; 3 phóng viên khác cũng cùng chung số phận. Đại hội toàn quốc của đảng CSVN tại Hà Nội hồi tháng Giêng là thời điểm chế độ tỏ ra cứng rắn hơn đối với mọi phê bình chỉ trích. Nhưng chính thực là những biến động ở Trung Đông đã tạo nên phản ứng nghi ngờ và co cụm của bộ máy Nhà Nước.
Cuộc Cách Mạng Hoa Lài chưa hết gây làn sóng dư chấn tới tận Á Châu, tới Trung Quốc và đặc biệt tới Việt Nam, là các nước luôn bị ám ảnh bởi sự ổn định chính trị, luôn cấm cửa về chủ thuyết đối với những chỉ trích và tranh luận tương phản. Nhân dân Ả Rập đã nêu lên một tấm gương hy vọng, chứng minh rằng mọi chuyện đều có thể đạt được, những năm dài toàn trị có thể bị quét sạch trong vài tuần lễ, một cuộc nổi dậy của nhân dân có thể thắng được độc tài, báo giới quốc tế có thể rọi đèn cho những người đối kháng, lột trần những bất công và những lạm dụng.
Những phong trào ủng hộ dân chủ đang đặt nhà cầm quyền một số nước trong tình trạng bất an nên đã có những phản ứng đáng tiếc là đàn áp mù quáng. Hơn 30 nhà ly khai hiện đang bị bắt giam biệt tích tại Trung Quốc, tách xa gia đình, thân nhân, cô lập với nhân quần xã hội, mà nhà cầm quyền Trung Quốc cũng chẳng thèm thông tin về số phận của họ. Người khổng lồ chân đất sét? Có thể… Trung Quốc đang run sợ, và thằng em út Việt Nam thường cóp nhặt Bắc Kinh như khuôn mẫu để điều khiển đất nước, quản lý việc công và đàn áp, cũng đang run lên với nó.
Gilles Lordet
Giám Đốc Thông Tin
Ký Giả Không Biên Giới
Ký Giả Không Biên Giới
"Không có một nền báo chí tự do, không có một cuộc đấu tranh nào được biết đến. Tại một số quốc gia, một ký giả có thể ngồi tù nhiều năm chỉ vì một chữ hay tấm ảnh. Bởi vì bỏ tù hay giết hại một ký giả, là loại đi một nhân chứng chủ yếu và đe dọa quyền được thông tin của mọi người. Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF), được xây dựng năm 1985, hoạt động hàng ngày cho quyền tự do báo chí."
Nguồn: www.slate.fr/tribune/37135/rsf-vietnam

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

CÙNG 80 TRIỆU ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI VÀ 3 TRIỆU ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI HƯỚNG VỀ


CÙNG 80 TRIỆU ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI VÀ 3 TRIỆU ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI HƯỚNG VỀ

CƠ HỘI ĐỊNH MỆNH CHO VIỆT NAM NHÂN NGÀY 4 THÁNG 4:
NGÀY KHAI TỬ CỦA ĐẢNG CSVN
 Trần Đông Đức viết :“ Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ định vào ngày 24/3 (trùng với hôm Hà Nội bị động đất) trở thành phiên tòa lịch sử mà chánh án và bồi thẩm, đại diện cho nền bạo chính này bị lật ngược tư thế trước mặt nhân dân.
Việc dời ngày sang 4/4 chẳng qua là một chiến lược câu giờ để bộ công an tìm cách đối phó với quần chúng.
Định mệnh lại rơi vào ngày 4/4
Nhưng do quyết định trong lúc thất thần cho nên bộ công an đã quên mất việc dời sang ngày (4/4) chính là ngày trùng với vận hội lịch sử vô cùng quan trọng.
Đúng là đại sự trời sắp, thời điểm này của 85 về trước, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 24/3/1926. Và đúng vào ngày 4/4/1926, lễ quốc tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh được tuyên bố hình thành, biến tang lễ trở thành cuộc vận động xuống đường vĩ đại với 60,000 – 100,000 người dân Sài Gòn tham dự.
Cảnh Quốc Tang nhà Cách mạng Phan Châu Trinh ở Sài Gòn vào ngày 4/4/1926

Vậy là kể từ lúc cụ Phan Chu Trinh tạ thế đến lúc lễ quốc tang do nhân dân Nam Kỳ phát khởi vừa đúng ngay thời điểm di dời phiên tòa Cù Huy Hà Vũ (24/3 – 4/4). Thật đúng là điềm “Song Tứ Vi Bát, Tiền Hung Hậu Cát”.
Với sự cổ vũ nhiệt tình cho tinh thần Cù Huy Hà Vũ của thời nay, nhân dân Việt khắp mọi miền sẽ biến ngày 4/4/2011 thành một dàn đồng ca hợp xướng Nam Bắc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả lại tự do và nhân phẩm không những cho Cù Huy Hà Vũ mà còn những người Việt Nam vì có chính kiến khác biệt mà lâm vào chốn lao tù” (*)
Tập đoàn CSVN truy tố Luật sư Cù Huy Hà Vũ  với “tội” Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ trong trại tạm giam Hà Nội, Tiến sĩ Vũ đã  yêu cầu các luật sư của ông chuyển đến trang thông tin điện tử Bauxite ViệtNam và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trong nước và nước ngoài, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khẳng định lại lời khai của mình như sau:
-Một là, mọi người Việt Nam chỉ có một  tổ quốc  là Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội không phải là Tổ Quốc cuả người Việt Nam.!
Thực vậy, “Tổ  Quốc” có nghĩa “Quốc gia do Tổ tiên tạo lập” trong khi “ Chủ nghĩa xã hội “ là học thuyết chính trị, dĩ nhiên không phải là “Quốc gia”, càng không thể là Quốc gia do các Vua Hùng tạo lập. Do đó,  nói” Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” hay “ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” là đánh tráo khái niệm, xuyên tạc bản chất của Tổ Quốc.
Chính trên quan điểm” Việt Nam là Tổ Quốc duy nhất của mọi ngươòi Việt Nam”. mà ngày 30 /8/2010 tôi đã gửi Quốc hội Việt Nam Kiến nghị lấy “ Việt Nam” là quốc hiệu để thực hiện hoà giải dân tộc nhằm đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam trong nước và ngoài nước, bất luận chính kiến trong nổ lực chung xây dựng và bảo vệ Việt Nam ngang tầm thời đại.
Hai là, Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lảnh thổ, giàu mạnh công bằng và văn minh.
Thực vậy , dân chủ đồng nghĩa với chung sống của những quan điểm khác biệt và do đó dân chủ đồng nhất với thể chế đa đảng. Có dân chủ đa đảng thì các mục tiêu” Toàn vẹn lảnh thổ”, giàu mạnh,” công bằng “ và “văn minh” tất yếu sẽ đạt được. Nói cách khác có Dân chủ có Đa đảng thì sẽ có tất cả.
Ba là, liên minh quân sự với Hoa kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc giữ vững  chủ quyền lảnh thổ quốc gia, đặc biệt trong việc bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ và thu hồi toàn vẹn lảnh thổ của Việt Nam bị nươóc ngoài xâm lược ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và  quần đảoTrường Sa. Những quan điểm trên tôi quyết giữ vững trong bất cứ hoàn cảnh nào vì lợi ích tối cao của Tổ Quốc Việt Nam, của toàn thể Dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Tôi cũng cậy toàn thể đồng bào chuyển đến các cá nhân, tổ chức đã quan tâm và ủng hộ tôi trong cuộc đấu tranh vì Công lý, Dân chủ ở Việt Nam lời chúc tốt đẹp nhất của tôi nhân đầu Năm Mới của Thập kỷ Thứ Hai, Thiên niên kỷ thứ ba.
Tổ Quốc Việt Nam hay là chết!
Cù Huy Hà Vũ
Đây là vụ án đặc biệt chưa từng thấy ở Việt Nam, báo hiệu những đợt sóng thần từ 80 triệu người dân trong nước và 3 triệu người Việt ở nước ngoài sẽ đập vào đầu của tập đoàn bộ chính trị ác ôn. Thực vậy gần 5 tháng Luật sư Cù Huy Hà Vũ ở trong tù tạm giam, khắp nơi từ Bắc chí Nam ở trong nước và Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng dữ dội.
Cộng đồng Quốc tế từ Luật sư đoàn bang Ontario, Canada gửi thỉnh nguyện thư lên Thủ tướng Canada  can thiệp với Thủ tướng và chính phủ Việt Nam đòi trả tự do vô điều kiện cho TS Cù Huy Hà Vũ.  Giám đốc  Lewis Gordon,Trung tâm Bảo vệ Môi trường thế giới( EDLC) thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc ngược đãi ông Cù Huy Hà Vũ bằng cách phóng thích ông ngay và xoá bỏ vô điều kiện mọi cáo buộc chống lại ông. Luật sư Nguyễn Xuân Phước Texas, đưa vụ khiếu nại ra Hội Đồng Liên hiệp Quốc. Đài Á châu Tự do. Phóng Viên Không Biên Giới. Trang Tin luận NaUy , Nhà báo Phạm Trần Hoa kỳ đã viết thư đòi tham gia hầu toà.
Ở trong nước bảy trăm tờ báo của Nhà nước áp đảo dư luận tưởng đánh gục LS Vũ và người vợ trung trinh, nhưng lương tri của 80 triệu người đã đứng về phía anh.  Nhiều lẳng hoa đã thường xuyên gửi tới tấp đến văn phòng LS Vũ, với những dòng chữ ” Tổ Quốc và Nhân dân bên cạnh Anh Chị”. Tất cả những người Dân Oan, bị cướp đất cướp nhà. Dân giáo Xứ Cồn Dầu, Nữ Vương Công lý… Rất nhiều bậc trí thức , văn nghệ sĩ đã lên tiếng đứng về phía chính nghĩa và lòng yêu nước vô vàn của anh. Trong năm tháng qua tất cả những tin tức xoay quanh vụ án của TS Luật Cù Huy Hà Vũ liên tục cập nhật trên nhiều tờ báo mạng. Ngay từ lúc bị bắt đến nay những bài viết từ trong đến ngoài nước liên tục xuất hiện để bênh vực anh. Rất nhiều người dân trong nước, là đảng viên, quan chức đã gọi điện gửi thư, đơn, đến văn phòng CHHV để xin đươọc bênh vực anh, khẳng định anh vô tội hoàn toàn. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vị tướng lảo thành có tên tuổi trong đảng CS đã bật mí dư luận bằng lời phát biểu:” “Những băn khoăn, những ưu tư của Vũ cũng là những băn khoăn và ưu tư của mọi người. Mọi người đều nghĩ, còn Vũ thì đã nói ra được những điều đó. Vũ không nói thì người khác cũng nói. Vì đó là những điều hiện thời mọi người lo lắng cho đất nước” Các vị lảo thành trong đảng CS đã nói. Thật khó mà lường trước được những gì có thể xãy ra.
Đảng CSVN đã biết: Cuộc nổi dậy tại Libya nổ ra từ Benghazi hôm 15/2/2011, nhưng ít người biết được cuộc cách mạng của người dân Libya vùng lên đòi lật đổ chế độ Kadhafi lại khởi phát từ vụ cảnh sát bắt giam Fathi Tirbil, một luật sư quả cảm luôn đứng về phía người dân oan, đòi công lý và sự thật. Đặc phái viên của báo Le Monde tại Libya đã trở lại với vị luật sư, người đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người dân Libya. Le Monde gọi ông là ” người làm nên muà Xuân Libya”.
 Ngày 4 tháng Tư , nếu CSVN xử tù Tiến sĩ Luật sư Cù Huy Hà Vũ, thì đó là ngày Cơ hội định mệnh cho ViệtNam vì toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước đang sôi sục đợi chờ. Ngọn lửa thiêng của dân tộc Việt Nam rực cháy sẽ đốt tan chế độ phi nhân bán nước.
Việt Nam đã có những ngày lịch sữ:
►Ngày 17.6.1930 ngày Nguyễn Thái Học.
►Ngày 24/3- 4/4 Ngày của nhà Chí sĩ Phan Châu Trinh.
►Ngày 4/4/2011 Ngày của Cù Huy Hà Vũ. Ngày khẳng định quyền con người, quyền tự do dân chủ của tám mươi triệu dân Việt Nam.
Cộng đồng Quốc Tế hướng về Anh.
Đồng bào từ tất cả mọi nẻo đường đất nước rần rật kéo về phía toà án tại Hà nội bên cạnh Luật sư Vũ để phẩm gía con người trỗi dậy mạnh mẽ.
Cùng hô to câu nói của anh vọng từ trại giam:
Tổ Quốc Việt Nam hay là chết
Nhóm Yễm Trợ Dân chủ Oregon. Cùng tất cả  Đồng bào hải ngoại đang hướng về Anh.
Tập Đoàn CSVN là tay sai của Trung Cộng. Toà án Trung Cộng  xét xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ là xét xử cả Dân tộc ViệtNam.
Tiến sĩ Luật sư Cù Huy Hà Vũ là người hùng của Dân tộc.
Ngọn lửa cách mạng đã bùng lên.
Tổ Quốc Việt Nam muôn năm.
Thánh lễ Thứ Bảy cầu nguyện cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và cho Công Lý Sự Thật tại Giáo xứ Thái Hà
Hôm nay, thứ bảy 02/4/2011, tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà – Hà Nội thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam thánh lễ cầu nguyện cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và cho Công Lý Sự Thật.  Thánh lễ do Cha Chánh xứ Vũ Khởi Phụng chủ lễ với sự tham dự của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, chị Cù Thị Xuân Bích – vợ và em gái của Ts Vũ, các nhân viên văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ, cùng với hơn 3 ngàn giáo dân.
Sau thánh lễ Linh mục Vũ Khởi Phụng đã nói rằng vì đất nước còn nhiều bất công, bạo lực, vì bình an cho những người đang bị chính quyền giam giữ và theo ý nguyện gia đình anh CHHV, giáo xứ Thái Hà đã hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho anh vũ được bình an và được xét xử công bằng trong phiên tòa tới đây.
Buổi lễ cầu nguyện đã diễn ra trang nghiêm, cảm động và tinh thần bà con rất mạnh mẽ trước sự bất công mà gia đình Ls Cù Huy Hà Vũ phải chịu đựng.
Ngay sau buổi lễ, 2 công an mặc sắc phục đi cùng dân phòng đã xộc thẳng vào nhà thờ để kiểm tra hộ khẩu. Tuy nhiên, người phụ trách nhà thờ đã bình thản, lịch sự tiếp và đối chiếu sổ sách nhân khẩu, giải quyết mọi chuyện một cách êm thắm.
Cùng lúc, tại nhà thờ Hàm Long, địa phân Hà Nội, các giáo dân cũng tổ chức thắp nến cầu nguyện cho Ls Cù Huy Hà Vũ và Công Lý Sự Thật.
Tại Vạn Phúc, hàng trăm sinh viên Công Giáo cũng đã tổ chức thắp nến cầu nguyện cho gia đình anh chị  Luật sư Cù Huy Hà Vũ.
(Xin click vào link bên trên để xem "Video Công an xộc vào “kiếm chuyện” với Nhà thờ DCCT Thái Hà sau Thánh lễ cầu nguyện cho TS Cù Huy Hà Vũ")
Giáo xứ Hàm Long hiệp thông cầu nguyện cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và cho Công Lý Sự Thật
Cùng đồng hành với Thái Hà, giáo xứ Hàm Long, một giáo xứ mạnh mẽ, đầy lòng tin mến và luôn luôn bên cạnh những nơi bị đau khổ, cũng đã tiến hành một Thánh lễ, thắp nến cầu nguyện cho Ts luật Cù Huy Hà Vũ và gia đình. Cả sân nhà thờ rực sáng ánh nến và lời cầu nguyện của hơn 1000 giáo dân và đồng bào tham dự.
Trong không khí đêm se lạnh, cả ngàn ngọn nến đã rực sáng, những lời cầu nguyện cho Đất nước, cho Sự thật – Công lý và cho gia đình Ts Cù Huy Hà Vũ đã vang lên… làm xao động lòng người.
Đáp ứng lời kêu gọi của Giáo dân Cồn Dầu kêu gọi cộng đồng dân Chúa mà Ts luật Cù Huy Hà Vũ là ân nhân, song hành với giáo dân Thái Hà cũng đang thắp sáng niềm tin, mỗi người giáo dân Hàm Long đã hiệp thông  cất lời cầu nguyện.
Mỗi người một ngọn nến, mỗi người một trái tim nhân ái, đêm nay Hà Nội thắp sáng niềm tin yêu và hy vọng cho ngày mai.
Nhóm Yễm Trợ dân chủ / Oregon. Hoa Kỳ và Cộng đồng người  Việt Hải ngoại hiệp thông cầu nguyện


Ngọn lửa Monhammad Bouazizi,
Đã thổi bùng Bắc Phi.
Ngọn Lửa Phạm Thanh Sơn,
Ôi ! lặng lẽ ra đi ?

LYBIA THÚC GIỤC HỒN TA

 
TÔI SẴN SÀNG HY SINH CHO TỔ QUỐC !


Tycoon’s Project: Nimby With a French Accent



PARIS — Bernard Arnault, the man who runs LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, usually gets what he wants, including, most recently, the Italian jewelry company Bulgari, which he purchased for an estimated $5.3 billion.
Ed Alcock for The New York Times
A wall surrounds the construction site of a museum at the edge of the Bois de Boulogne. The wall has woodland images in reference to the park.
Mazen Saggar/Fondation Louis Vuitton pour la Création
A model of the museum that Bernard Arnault, who runs LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, is in a battle to build.
But a neighborhood group in Paris has put a stop to Mr. Arnault’s major vanity project — a Frank Gehry-designed museum to sit on the northern edge of the Bois de Boulogne and house Mr. Arnault’s lavish collection of contemporary art.
This being France, and Mr. Arnault being a sort of Ozymandias, he is likely to get his pyramid anyway — even if it requires Parliament to pass a special law overriding the courts.
The $143 million museum project, run by the Louis Vuitton Foundation for Creation, a legally separate entity from LVMH, would be Mr. Gehry’s second project in Paris. The first, built more than 15 years ago, sat empty for 9 years and then was turned into the Cinémathèque Française. While that building is considered tame in its urban setting, this newer one will stand out in the park, inescapable — with a bent glass roof, like an enormous 150,000-square-foot dress flowing over the simple walls beneath. Much of the art, which belongs to Mr. Arnault and LVMH, is worthy; the museum itself, being built with no public funds on concessionary land from the city of Paris, will revert to the city in 55 years.
The group that seeks to block the museum — and that received a court order on Jan. 20 annulling the museum’s 2007 building permit — is hardly representative of Paris’s huddled poor. It is a neighborhood association in a wealthy neighborhood, bordering one of the city’s loveliest parks and playgrounds.
The group, known as the Coordination for the Protection of the Bois de Boulogne and its Surroundings, has a simple argument: the park is intended for the public, the museum is next to a children’s playground, and the building itself violates the rules governing the park by blocking a paved roadway that should be open to the public. In addition, they say, the 150-foot-high building violates height requirements by cleverly using an architectural subterfuge, creating split-level mezzanines inside that are not formally “floors,” to get around a legal restriction banning buildings higher than two floors.
François Douady, 74, who heads the association, founded in 2003, has contempt for what he considers legal distortion. “The architectural study that led to the permit is a completely erroneous interpretation of the law,” he said.
The court ruling, which focused on the roadway, nonetheless annulled the building permit with the museum half-finished. All work other than that needed to stabilize and secure the site had to stop, putting the jobs of 400 workers on hold.
The park is owned by the city of Paris, and its mayor, the Socialist Bertrand Delanoë, strongly supports the project. The city appealed the court decision, but the appeal could take between one and two years.
So Mr. Arnault and Mr. Delanoë, who have deep political contacts, have instead turned to Parliament to pass a law overriding the court’s decision and giving an exemption to the museum.
Last week, the Senate passed the exemption as a sudden amendment to the second reading of a law on digital books. The Socialist Party joined with the ruling Union for a Popular Movement to support the bill. Only a small radical left group voted no, saying that the legislature should stay out of the business of the courts. The lower house, the National Assembly, is expected to approve the measure sometime in April, after its own hearings.
Culture Minister Frédéric Mitterrand approved of the action, calling the museum “of major cultural interest.”
But Mr. Douady calls the legal bypass of the court “totally scandalous,” saying that “this legislative rider rode on a horse that has absolutely nothing to do with the Louis Vuitton project.” He also complained that anyone opposed to the project was “immediately accused of being a philistine, someone who doesn’t know anything about art.”
As if to oblige Mr. Douady’s assertion, Jean Nouvel, a famous French architect and friend of Mr. Gehry recently told Journal du Dimanche that opponents “show a blind and pernicious individualism that goes against the general interest. They oppose any change for the sake of it. In their tight little suits, they want to put Paris in formaldehyde. It’s quite pathetic.”
Mr. Nouvel described Mr. Gehry as “appalled, shocked and angry,” and worried about the delay.
Paris’s deputy mayor, Anne Hidalgo, accused Mr. Douady’s group of “defending class interests, a collection of special interests against the public interest,” apparently represented by Mr. Arnault’s museum. But Mr. Douady, continuing the theme of class warfare, accused the Socialist mayor of being in bed with big capital. “City Hall is very close to the great captains of industry,” he said.
Jean-Paul Claverie, an adviser to Mr. Arnault for 20 years, said the museum was intended to help construct a corporate identity for a diverse group of luxury companies, tied together by art and artisanship, especially that of France. “The idea is to create a solidarity with the world of culture and art,” he said, waving his hand, “the art of French life and culture, especially the art of our century.”
There is a soupçon of competitive pride in this story. Mr. Arnault has always had a rivalry with François Pinault, who owns another French luxury conglomerate, including the auction house Christie’s. At one time, Mr. Pinault wanted to build a museum just outside Paris for his own extraordinary collection, but gave up in 2005 in the face of bureaucratic hurdles. So Mr. Pinault took his museum to Venice instead.

Everest Without the Crowds (page 2 of 2)

Everest Without the Crowds (page 2of 2)
(Page 2 of 2)


Our acclimatization efforts paid off the next day. As we climbed through alpine meadows and past frozen glacial lakes that groaned and popped as the ice shifted, the altitude seemed less onerous than it had been the day before. At the top of Kongma La, we looked out at the Khumbu glacier, far below us, a tongue of rubble-strewn ice that flows down the valley from base camp and the slopes of Everest at a rate of a few feet per day.
We had been warned that the base camp isn’t much to look at: a pile of rocks whipped by an omnipresent wind. When we arrived two days later, we found that it lived down to its billing. And worse, it doesn’t offer a view of Everest’s peak.
Having ticked it off our list, we hurried back down the valley to resume our circuit. We slept that night in the village of Gorak Shep, at 17,000 feet the highest sleeping spot of the trip.
Our next destination was the Gokyo Valley, which we reached two days later after crossing the glacier-topped second pass, Cho La. Nestled between a glacier and a sacred lake, the village of Gokyo offers access to the clearest, least obstructed views of Everest in the entire region. From the peak of nearby Gokyo Ri, we could trace two well-known routes: the north face, where the mountaineer George Mallory perished (when asked by a New York Times reporter why he wanted to climb Everest, he famously replied, “Because it’s there”), and the southeast ridge, where Edmund Hillary and Tenzing Norgay triumphed.
We spent three nights in Gokyo , chatting each evening with our host, a gregarious Sherpa woman. The village had long been a summer grazing station, inhabited for only a few months a year. But she and most of the other families in the area had given up yak-herding. “Too many cheap yaks from China,” she said.
A Scottish couple was also staying at the lodge, as they hiked the Three Passes in the opposite direction. Their seasoned Sherpa guide regaled us with stories of expeditions on Everest, whose summit he had reached, and Manaslu, another giant peak, where he’d lost several fingers to frostbite. The young Scotsman warned us about the Tibetan traders we would meet on the other side of the final pass, Renjo La, one of whom had pestered him insistently to trade his hiking boots for a chunk of turquoise.
As it turned out, we were very glad to see our first trader the next afternoon. After realizing that we’d taken a wrong turn on the way down from Renjo La, we’d reoriented and were heading south (we hoped) along the Bhote River (we hoped) toward the town of Thame. The trader, a weathered herdsman with a deeply lined face, turquoise studs in his ears and hair wound into a single braid, was heading in the opposite direction with a train of about a dozen yaks, steering them with a constant, monotonous whistle like a badly tuned radio.
“Thame?” we asked, pointing.
He stared at us, perhaps wondering what we were doing so close to the Tibet border. After an uncomfortably long silence, he finally nodded his head. Then, with a loud “Tshuh!” aimed at his yaks, he was gone.
We made it to Thame that night, and found ourselves at the nexus of old and new Sherpa life. Tibetan traders with hundreds of those “cheap yaks” we had been told about were camped on the outskirts of town, carrying low-quality Chinese-made goods like socks and rice-cookers, a far cry from the salt, wool and grain that had flowed up and down this valley for centuries. Our host was the doctor at a nearby regional hospital, the first Sherpa to get medical training. His next-door neighbor was a guide who holds the record for the most successful trips to Everest’s summit, at 20.
We had just two days of hiking left, the second of which would be back on the main trail, so we decided to stay for one last day and explore the hills around Thame. After breakfasting on tsampa, a roasted barley porridge that was a staple of the early Everest expeditions (and much more palatable than salt-butter tea, another Sherpa staple), we headed up the ridge for the short climb to Thame Gompa, a 17th-century monastery carved into the side of a cliff that overlooked the town.
Below us, another river joined the Bhote, and together they tumbled down a valley that opened up to reveal the minor peaks we’d marveled over at the start of our trip, almost three weeks earlier. Since then, we’d become accustomed to an ever-changing backdrop of fluted ridges and sheer slopes, punctuated by some of the world’s most distinctive peaks: Makalu, Ama Dablam, Cho Oyu.
We paused to lock the scene into our memories, as we contemplated our impending departure. Ridge after ridge of rock and snow separated us from the bustling crowds on the main base camp trail. Everest’s peak was also hidden, but its spell remained palpable: we knew, as Mallory had before embarking on his doomed expedition, that it was there.
IF YOU GO
The peak seasons for Everest treks are March to May and September to November, though it’s possible to go at any time of year. Most treks begin in Lukla, a short flight from Katmandu ($109 one way). Standard itineraries for the Three Passes trek allow 16 to 20 days from Lukla, and it’s possible to do just one or two of the passes for a shorter trip.
There are hundreds of trekking agencies in Katmandu that can arrange guides, porters and other details; ask if your guide knows the Three Passes route. Himalayan Glacier Trekking (977-1-4411387; himalayanglacier.com) offers Three Passes packages for $1,950 a person, including meals and accommodation, starting in Katmandu. You can pay less or considerably more depending on the level of service.
It’s possible to trek on your own, as we did. The route is well described in the Lonely Planet guidebook “Trekking in the Nepal Himalaya” and in Jamie McGuinness’s richly detailed “Trekking in the Everest Region,” and maps are available in Katmandu. Our total costs in Nepal, including food, accommodation, internal transport and permits, came to less than $1,000 a person.