2012-01-17
Qua Sớ Táo Quân của Ban Việt Ngữ Đài ACTD nhân dịp sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, quý Thần Táo trình tấu Ngọc Hoàng lắm cảnh nhiễu nhương ở trần thế VN, và chắc chắn không quên “biến cố Tiên Lãng”.Thần “Táo Anh” tâu rằng:
Cướp đất cướp đai
Cướp đầm, cướp của
Tiên Lãng một thủa
Bão biển xoá cào
Người dựng đê bao
Ngăn làn sóng dữ
Bao năm công sức
Một khắc trắng tay
Bởi luật đất đai
Làm giàu (cho) quyền thế
Blogger Trần Trương cũng trích dẫn mấy vần thơ:
Ôi, Hải Phòng thành phố tai ương
Ta đau xót vì quan Tiên Lãng
để viết bài tựa đề “Dân tiến bộ hơn quan”, lưu ý rằng “vụ cưỡng chế đất của nông dân bằng những quyết định sai trái của chủ tịch huyện Tiên lãng, Hải Phòng, vẫn đang nóng lên từng ngày trong dư luận xã hội.
Khi viết bài “Lý lẽ của một tên cường hào mới”, tác giả Lương Kháu Lão “bỗng nhớ lời răn dạy của cha ông xưa” rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
với đoạn mở đầu như sau:
Ấy vậy mà từ khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hơn ba chục năm, hòa đồng cùng thế giới bước vào thế kỉ thứ 21 đầy hứng khởi, nhân dân Việt Nam từng tự hào là “anh hùng trong đấu tranh và xây dựng”, là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, là “tấm gương cho các dân tộc bị áp bức và bóc lột noi theo” đã xuất hiện nguy cơ trở lại thời kỳ bị phong kiến đế quốc đô hộ cách đây hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm."
"Là người đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, tôi thấy mình đau đớn và bất lực trước đôi mắt thất thần của các cụ già cả đời cống hiến cho cách mạng, những người mẹ Việt Nam có chồng, con là liệt sỹ, trước những đứa trẻ vừa khóc vừa nhặt sách vở vương vãi, trước những người đàn ông lặng lẽ ngồi nhìn cảnh đổ nát với đôi mắt đỏ đục, trước những người đàn bà vật vã khóc than."
Nhưng rồi tác giả phẫn nộ:
"Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình. Đã lặng người đi khi đứng trước cảnh tan cửa nát nhà của nhiều gia đình có công với cách mạng, có cống hiến cho chế độ và kẻ mang danh đi cướp ngày đó chính là lực lượng bảo vệ nhân dân.…
Tôi cũng đã từng nghe những câu quát nạt, và chứng kiến thái độ thật hung hãn của lực lượng tham gia cưỡng chế. Và tôi tự đặt ra câu hỏi, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ như thế, những con người đó nghĩ gì? Có giây phút nào họ thấy trăn trở trước những đau đớn, mất mát kia không? Có lẽ họ chỉ còn cái xác nói được tiếng người…
Nhân dân đã trao quyền lực vào tay quân đội và công an, với niềm tin là lực lượng này sẽ hoàn thành sứ mạng với dân tộc, đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành, không phải để chứng kiến lực lượng này quay ngược mũi súng vào nhân dân như hôm nay."
Qua bài “Biện pháp hại dân”, nhà văn Nguyễn Quang Lập “gầm lên” vì càng thấy rõ những biện pháp bất chấp pháp lý và đạo lý của quan quân Tiên Lãng hành hạ vợ con, em dâu anh Đoàn Văn Vươn, vừa xích, đánh đập họ khi dẫn đi dọc đường, “đi đến đâu là đánh đến đấy”, “chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy”, như chính chị Nguyễn Thị Thương – vợ anh Vươn – kể lại:
"Họ đánh rất là đau. Họ dùng những gậy sắt họ đánh vào chân, vào đầu, vào bụng. Họ thúc vào bụng. Em kêu là đang có bầu thế nhưng mà họ vẫn cứ đánh. Họ đánh ở ngoài đường, trước tất cả mọi người chứng kiến".
Nhà văn Nguyễn Quang Lập trích dẫn lời GS Ngô Bảo Châu cho rằng “ Muốn làm mất thể diện của chính quyền thì cũng không thể làm tốt hơn mấy ông này”, và khẳng định rằng “ Các biện pháp hại dân của quan quân ông Chủ tịch huyện còn tàn bạo hơn các biện pháp hại dân thời ‘Tắt đèn’ của Ngô Tất Tố và ‘Bước đường cùng’ của Nguyễn Công Hoan”.
Qua bài “Vì sao súng nổ ở Cống Rộc”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết sau khi đọc kỹ đơn của anh Đoàn Văn Vươn kêu cứu đến Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cùng những văn bản, quyết định của Toà án NDTP Hải Phòng, của UBND huyện Tiên Lãng, tác giả mới thấy được “âm mưu, sự tráo trở cũng như sự lộng hành của bọn cường hào ác bá mới tại đây”. J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết:
"Cũng qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi đau đớn, bức xúc và tinh thần của người dân chân chất nơi đây đã từng tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại. Và như một cô gái trọn tình chung thủy, khi bị phụ tình và tráo trở trắng trợn đã bị dồn đến bước đường cùng liều lĩnh."
"Sự bất ổn của hệ thống làm người dân phản kháng chứ không phải sự phản kháng của họ gây bất ổn cho xã hội. Vụ Đoàn Văn Vươn rồi sẽ là vụ án kinh điển trong lịch sử đương đại khi các nhà viết sử muốn làm một luận chứng về sự sụp đổ của một nhà nước vốn đi lên bằng những vụ việc tương tự như những năm đầu của thế kỷ 20.
Đó là mặt trái và cũng là hậu quả của luật sở hữu đất đai. Riêng về việc tuân thủ luật pháp của các công bộc nhà nước thì sao, đặc biệt là các tòa án Nhân dân các cấp? Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng."
Vẫn theo tác giả, “Tiếng súng Đoàn Văn Vươn là sự bùng nổ của mâu thuẫn đang chứa chất ở nhiều nơi trong xã hội ta hôm nay, mâu thuẫn giữa người nông dân lao động sáng tạo trên mảnh đất mồ hôi xương máu của họ với hệ thống quyền lực nhân danh Nhà nước quản lý mảnh đất đó”. Tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét:
"Những người nổ súng vào quyền lực Nhà nước sẽ bị pháp luật Nhà nước xét xử. Nhưng tiếng súng phản kháng quyền lực Nhà nước chỉ là cái ngọn. Cái gốc là luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất của chính họ. Cái gốc là sự tha hóa, sự xa dân đến mức đối lập lợi ích với dân, sự lợi dụng quyền đại diện Nhà nước quản lý đất đai nhưng ứng xử với đất đai không vì lợi ích Nhà nước, không vì lợi ích toàn dân mà chỉ vì lợi ích của cá nhân và phe nhóm.
Sự tha hóa của quan chức đại diện Nhà nước quản lý đất đai đã xuất hiện ở mọi miền đất nước tạo nên dòng người dân mất đất cầm đơn đi khiếu kiện nối dài trong thời gian. Nhưng sự tha hóa của quan chức trong quản lý đất đai như được dung túng. Chưa có nỗi oan khuất mất đất đai của dân nào được giải quyết thỏa đáng, chưa có sự tha hóa nào của quan chức trong quản lý đất đai được nghiêm trị và sự tha hóa cứ lan rộng, kéo dài."
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý tới “Bom nổ, lỗi hệ thống và chỉnh đảng”, nhận xét rằng “Ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng phát động đợt chỉnh đốn trong toàn Đảng từ trên cao xuống đến cơ sở vì sự sống còn của Đảng thì quả bom Đoàn Văn Vươn phát nổ làm rúng động dư luận”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích:
"Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơ quan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới, đang nhanh chóng sinh sôi ra từ những lỗ hổng của cơ chế.
Trong trường hợp này là lỗ hổng của cơ chế về quản lý đất đai. Sự không rõ ràng về quyền sỡ hữu đất đai đã làm cho các cấp chính quyền địa phương vận dụng một cách tùy tiện vào việc quản lý, giao và thu hồi đất. Từ đó kích thích sự phát triển lòng tham của một số vị quan chức, đẩy dần họ vào vòng tay của một nhóm lợi ích để rồi họ tự diễn biến thành một tầng lớp cường hào mới. Hệ quả: Người nông dân bị tước đoạt đất đai một cách tàn nhẫn."
Câu hỏi được nêu lên là “Liệu có chỉnh đốn được không khi cỗ máy được vận hành bởi một hệ thống có lỗi luôn chạy theo hướng đẩy họ vào chỗ sai lầm?”.
Blogger Trần An Lộc cảnh báo rằng “Nếu một nông dân Đoàn Văn Vươn bị lãnh án tử hình, chung thân hay 5, 10 năm gì đó... thì thú thật, đó là lời cảnh báo rằng giòng sinh mạng của dân tộc đã tuyệt sinh”.
Nhân sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, Thanh Quang xin chúc quý vị cùng người thân, bằng hữu vạn sự an khang.
Cướp đất cướp đai
Cướp đầm, cướp của
Tiên Lãng một thủa
Bão biển xoá cào
Người dựng đê bao
Ngăn làn sóng dữ
Bao năm công sức
Một khắc trắng tay
Bởi luật đất đai
Làm giàu (cho) quyền thế
Blogger Trần Trương cũng trích dẫn mấy vần thơ:
Ôi, Hải Phòng thành phố tai ương
Ta đau xót vì quan Tiên Lãng
để viết bài tựa đề “Dân tiến bộ hơn quan”, lưu ý rằng “vụ cưỡng chế đất của nông dân bằng những quyết định sai trái của chủ tịch huyện Tiên lãng, Hải Phòng, vẫn đang nóng lên từng ngày trong dư luận xã hội.
Khi viết bài “Lý lẽ của một tên cường hào mới”, tác giả Lương Kháu Lão “bỗng nhớ lời răn dạy của cha ông xưa” rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
với đoạn mở đầu như sau:
Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổiđời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình."Rất nhiều người chúng ta, trong đó có các bạn trẻ, các thế hệ học sinh chỉ được biết sơ sơ khái niệm “địa chủ cường hào ác bá”qua sách vở, qua phim ảnh. Tôi sinh ra trong thế kỷ 20 cũng chỉ biết như vậy thôi. Đại loại đó là thành phần giai cấp “ngồi mát ăn bát vàng, tước đoạt ruộng đất của nông dân bằng mọi thủ đoạn đen tối và tàn ác, đẩy họ vào hoàn cảnh bần cùng…” vì thế Đảng Lao động Việt Nam trước đây tức Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay phát động quần chúng “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” rồi “tiến hành cách mạng thổ địa, tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến” khiến bao nhiêu người chết oan trong cải cách ruộng đất…
Blogger Mẹ Nấm
Ấy vậy mà từ khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hơn ba chục năm, hòa đồng cùng thế giới bước vào thế kỉ thứ 21 đầy hứng khởi, nhân dân Việt Nam từng tự hào là “anh hùng trong đấu tranh và xây dựng”, là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, là “tấm gương cho các dân tộc bị áp bức và bóc lột noi theo” đã xuất hiện nguy cơ trở lại thời kỳ bị phong kiến đế quốc đô hộ cách đây hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm."
Người dân đã quá bất mãn...
Blogger Mẹ Nấm không khỏi liên tưởng tới trường hợp chị Dậu ở thế kỷ 21 khi nhìn “cảnh cùng quẫn của gia đình anh Vươn – nạn nhân chính của biến cố Tiên Lãng. Theo blogger Mẹ Nấm thì người nông dân đương nhiên phản ứng khi họ bị cướp mất cái ăn, cái mặc, dù phản ứng đó theo kiểu “một mạng đổi một hay nhiều mạng”. Blogger Mẹ Nấm không khỏi xót xa:"Là người đã chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế, tôi thấy mình đau đớn và bất lực trước đôi mắt thất thần của các cụ già cả đời cống hiến cho cách mạng, những người mẹ Việt Nam có chồng, con là liệt sỹ, trước những đứa trẻ vừa khóc vừa nhặt sách vở vương vãi, trước những người đàn ông lặng lẽ ngồi nhìn cảnh đổ nát với đôi mắt đỏ đục, trước những người đàn bà vật vã khóc than."
Nhưng rồi tác giả phẫn nộ:
"Tôi thấy phẫn nộ khi phải chứng kiến cảnh các anh công an tuổi đời còn rất trẻ, hùng hổ xô đẩy, lôi kéo những cụ già đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình. Đã lặng người đi khi đứng trước cảnh tan cửa nát nhà của nhiều gia đình có công với cách mạng, có cống hiến cho chế độ và kẻ mang danh đi cướp ngày đó chính là lực lượng bảo vệ nhân dân.…
Tôi cũng đã từng nghe những câu quát nạt, và chứng kiến thái độ thật hung hãn của lực lượng tham gia cưỡng chế. Và tôi tự đặt ra câu hỏi, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ như thế, những con người đó nghĩ gì? Có giây phút nào họ thấy trăn trở trước những đau đớn, mất mát kia không? Có lẽ họ chỉ còn cái xác nói được tiếng người…
Nhân dân đã trao quyền lực vào tay quân đội và công an, với niềm tin là lực lượng này sẽ hoàn thành sứ mạng với dân tộc, đảm bảo kỷ cương trật tự xã hội, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của ngành, không phải để chứng kiến lực lượng này quay ngược mũi súng vào nhân dân như hôm nay."
Qua bài “Biện pháp hại dân”, nhà văn Nguyễn Quang Lập “gầm lên” vì càng thấy rõ những biện pháp bất chấp pháp lý và đạo lý của quan quân Tiên Lãng hành hạ vợ con, em dâu anh Đoàn Văn Vươn, vừa xích, đánh đập họ khi dẫn đi dọc đường, “đi đến đâu là đánh đến đấy”, “chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy”, như chính chị Nguyễn Thị Thương – vợ anh Vươn – kể lại:
"Họ đánh rất là đau. Họ dùng những gậy sắt họ đánh vào chân, vào đầu, vào bụng. Họ thúc vào bụng. Em kêu là đang có bầu thế nhưng mà họ vẫn cứ đánh. Họ đánh ở ngoài đường, trước tất cả mọi người chứng kiến".
Nhà văn Nguyễn Quang Lập trích dẫn lời GS Ngô Bảo Châu cho rằng “ Muốn làm mất thể diện của chính quyền thì cũng không thể làm tốt hơn mấy ông này”, và khẳng định rằng “ Các biện pháp hại dân của quan quân ông Chủ tịch huyện còn tàn bạo hơn các biện pháp hại dân thời ‘Tắt đèn’ của Ngô Tất Tố và ‘Bước đường cùng’ của Nguyễn Công Hoan”.
Qua bài “Vì sao súng nổ ở Cống Rộc”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết sau khi đọc kỹ đơn của anh Đoàn Văn Vươn kêu cứu đến Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cùng những văn bản, quyết định của Toà án NDTP Hải Phòng, của UBND huyện Tiên Lãng, tác giả mới thấy được “âm mưu, sự tráo trở cũng như sự lộng hành của bọn cường hào ác bá mới tại đây”. J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết:
"Cũng qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi đau đớn, bức xúc và tinh thần của người dân chân chất nơi đây đã từng tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại. Và như một cô gái trọn tình chung thủy, khi bị phụ tình và tráo trở trắng trợn đã bị dồn đến bước đường cùng liều lĩnh."
Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng.Theo blogger Cánh Cò, một khi người dân bị đẩy vào bước đường cùng để phải chống lại lực lượng cưỡng chế thì đó là lúc giới cầm quyền phải xem xét lại hệ thống của chính mình. Blogger Cánh Cò nhận xét:
Blogger Cánh Cò
"Sự bất ổn của hệ thống làm người dân phản kháng chứ không phải sự phản kháng của họ gây bất ổn cho xã hội. Vụ Đoàn Văn Vươn rồi sẽ là vụ án kinh điển trong lịch sử đương đại khi các nhà viết sử muốn làm một luận chứng về sự sụp đổ của một nhà nước vốn đi lên bằng những vụ việc tương tự như những năm đầu của thế kỷ 20.
Đó là mặt trái và cũng là hậu quả của luật sở hữu đất đai. Riêng về việc tuân thủ luật pháp của các công bộc nhà nước thì sao, đặc biệt là các tòa án Nhân dân các cấp? Người dân thực sự không thể nào hiểu được tại sao Tòa án Nhân dân lại che chở và bênh vực cho cán bộ, công an thay vì bênh vực lẽ phải, bênh vực người dân thấp cổ bé họng."
... dẫn đến bùng nổ
Qua bài “Âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn”, tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét rằng dù không cầm súng bắn, nhưng Đoàn Văn Vươn không những tiêu biểu cho ý chí lấn biển, mở mang bờ cõi, mở mang đất sống cho gia đình, cho quê hương, đất nước, mà còn tiêu biểu cho ý chí phản kháng hành động giới cầm quyền thu hồi, cưỡng chiếm, cướp trắng thành quả hàng chục năm trời lao động bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của người dân.Vẫn theo tác giả, “Tiếng súng Đoàn Văn Vươn là sự bùng nổ của mâu thuẫn đang chứa chất ở nhiều nơi trong xã hội ta hôm nay, mâu thuẫn giữa người nông dân lao động sáng tạo trên mảnh đất mồ hôi xương máu của họ với hệ thống quyền lực nhân danh Nhà nước quản lý mảnh đất đó”. Tác giả Phạm Đình Trọng nhận xét:
"Những người nổ súng vào quyền lực Nhà nước sẽ bị pháp luật Nhà nước xét xử. Nhưng tiếng súng phản kháng quyền lực Nhà nước chỉ là cái ngọn. Cái gốc là luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất của chính họ. Cái gốc là sự tha hóa, sự xa dân đến mức đối lập lợi ích với dân, sự lợi dụng quyền đại diện Nhà nước quản lý đất đai nhưng ứng xử với đất đai không vì lợi ích Nhà nước, không vì lợi ích toàn dân mà chỉ vì lợi ích của cá nhân và phe nhóm.
Sự tha hóa của quan chức đại diện Nhà nước quản lý đất đai đã xuất hiện ở mọi miền đất nước tạo nên dòng người dân mất đất cầm đơn đi khiếu kiện nối dài trong thời gian. Nhưng sự tha hóa của quan chức trong quản lý đất đai như được dung túng. Chưa có nỗi oan khuất mất đất đai của dân nào được giải quyết thỏa đáng, chưa có sự tha hóa nào của quan chức trong quản lý đất đai được nghiêm trị và sự tha hóa cứ lan rộng, kéo dài."
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý tới “Bom nổ, lỗi hệ thống và chỉnh đảng”, nhận xét rằng “Ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng phát động đợt chỉnh đốn trong toàn Đảng từ trên cao xuống đến cơ sở vì sự sống còn của Đảng thì quả bom Đoàn Văn Vươn phát nổ làm rúng động dư luận”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích:
"Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơ quan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới, đang nhanh chóng sinh sôi ra từ những lỗ hổng của cơ chế.
Trong trường hợp này là lỗ hổng của cơ chế về quản lý đất đai. Sự không rõ ràng về quyền sỡ hữu đất đai đã làm cho các cấp chính quyền địa phương vận dụng một cách tùy tiện vào việc quản lý, giao và thu hồi đất. Từ đó kích thích sự phát triển lòng tham của một số vị quan chức, đẩy dần họ vào vòng tay của một nhóm lợi ích để rồi họ tự diễn biến thành một tầng lớp cường hào mới. Hệ quả: Người nông dân bị tước đoạt đất đai một cách tàn nhẫn."
Quả bom ấy là sự phản ứng tuyệt vọng của một người nông dân chân chất hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng bởi những sai lầm của hàng loạt cơquan chức năng cộng với lòng tham của bọn cường hào mới...Tác giả trích dẫn lời nhà báo Huy Đức cho rằng nếu VN công nhận quyền sở hữu đất đai, thì một cách công khai, nỗ lực lấn biển của gia đình anh Đoàn Văn Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà ông cha ta đã áp dụng tự ngàn xưa để con cháu VN ngày nay hưởng được dải giang sơn gấm vóc từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Và nếu như người dân Việt hiện có được quyền sở hữu đất đai, thì giới cầm quyền không thể “hành chính hoá các giao dịch dân sự liên quan đất đai”, tạo điều kiện cho các đại gia “thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ không mua được”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Câu hỏi được nêu lên là “Liệu có chỉnh đốn được không khi cỗ máy được vận hành bởi một hệ thống có lỗi luôn chạy theo hướng đẩy họ vào chỗ sai lầm?”.
Blogger Trần An Lộc cảnh báo rằng “Nếu một nông dân Đoàn Văn Vươn bị lãnh án tử hình, chung thân hay 5, 10 năm gì đó... thì thú thật, đó là lời cảnh báo rằng giòng sinh mạng của dân tộc đã tuyệt sinh”.
Nhân sắp bước sang Tân Niên Nhâm Thìn, Thanh Quang xin chúc quý vị cùng người thân, bằng hữu vạn sự an khang.